10 hiểm họa sức khỏe quốc tế 2019, trong đó có phong trào Anti-Vaccine

Phong trào chống VaccineAnti-Vax được Tổ Chức Y Tế Thế Giới liệt vào top 10 hiểm họa sức khỏe quốc tế trong năm 2019.

Dưới đây là 10 tóm tắt vấn đề quan trọng nhất WHO và các bên liên quan nhắm đến trong năm 2019:

Ô Nhiễm Môi Trường

WHO cho rằng ô nhiễm không khí là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng từ môi trường lớn nhất trong năm 2019, với 9/10 người thở trong bầu không khí ô nhiễm mỗi ngày. Hít thở không khí ô nhiễm có thể dẫn đến đột quỵ, các bệnh về phổi và ung thư. Biến đổi khí hậu cũng được ước tính là sẽ gây ra hơn 250000 cái chết mỗi năm từ 2030 đến 2050 vì sốt rét, suy dinh dưỡng và sốc nhiệt.

Bệnh không truyền nhiễm chết người

Ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch,…. gây ra 70% số ca tử vong mỗi năm với những nguyên do lớn nhất là từ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn và hoạt động,….

Bùng phát đại dịch cúm toàn cầu

WHO cảnh báo rằng một đại dịch cúm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nên họ đã liên kết với 150 Viện Bệnh Lý Học hàng đầu thế giới để theo dõi sát sao các chủng bệnh cúm để có thể lên kế hoạch phòng ngừa hợp lý nếu dịch xảy ra.

Cơ sở hạ tầng tồi tàn

Những cuộc khủng hoảng chính trị lớn. các thảm họa tự nhiên và dịch vụ y tế tồi tàn lạc hậu đã khiến cho hơn 1,6 tỉ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế cơ bản.

Kháng thuốc kháng sinh

Sự đề kháng với kháng sinh khi vi khuẩn thay đổi vì thế kháng sinh không còn tác dụng ở những người cần chúng để điều trị nhiễm trùng và hiện nay là một mối đe dọa lớn đối với y tế công cộng. Nếu điều này tiếp diễn thì có thể chỉ trong vài năm tới các loại kháng sinh sẽ không thể dùng để chữa rất nhiều bệnh, cũng khiến cho việc phẫu thuật và hóa trị trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Kháng sinh

Ebola và những mầm bệnh nguy hiểm cao khác

Hai đợt bùng phát Ebola ở cộng hòa Dân Chủ Congo xảy ra vào năm ngoái khiến 400 người chết đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát những bệnh nguy hiểm có tính lây lan cao như Ebola, Zika, MERS-CoV, SARS và những bệnh chưa được khám phá khác.

Dịch vụ sức khỏe ban đầu yếu

Nhiều người trên thế giới không thể tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe ban đầu vì nhiều lý do khác nhau, có thể là chất lượng không đảm bảo hoặc điều kiện tài chính không cho phép. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì dịch vụ sức khỏe ban đầu nên là địa điểm mọi người nên đến đầu tiên nếu gặp các vấn đề sức khỏe.

Phong trào phòng chống Vaccine và sự gia tăng tỉ lệ không tiêm chủng

WHO đã liệt sự không nhất quyết tiêm chủng (Anti vaccine) – dù là chậm chấp nhận hay từ chối tiêm chủng – vào một trong 10 hiểm họa sức khỏe thế giới phai đối mặt trong năm 2019. Phong trào này xuất hiện ở nhiều nước tren thế giới, đặc biệt là Mĩ trong những năm gần đây. Theo Cục Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm Hoa Kì (CDC), tất cả mọi năm họ đều cố gắng hết sức để cung cấp đầy đủ tất cả mọi loại vaccine cần thiết, và nguồn cung vẫn luôn ổn định và cao trong năm 2017, nhưng tỉ lệ trẻ từ 19 đến 35 tháng tuổi không được tiêm phòng bất cứ mũi nào đã tăng gấp 4 lần từ năm 2001. Họ cũng dẫn một bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Thư Viện Khoa Học Cộng Đồng (PLOS), số tiểu bang ở Mĩ cho phép không tiêm chủng vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng tăng từ 12 lên 18 tiểu bang từ năm 2019, cụ thể là Arkansas, Arizona, Idaho, Maine, Minnesota, Bắc Dakota, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, Texas và Utah.

vaccin sởi
Tiêm vaccin sởi cho trẻ để ngừa bệnh sởi

Hai quốc gia đi đầu phong trào antivax đáng chú ý khác là Australia với 40000 trẻ không được tiêm phòng vì bố mẹ chúng từ chối, và Italy khi đạo luật mới loại bỏ tiêm phòng đủ số mũi quy định là một điều kiện bắt buộc để trẻ em được phép tới trường.
WHO cũng nhận định rằng nhân loại đã đi được những bước rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe toàn cầu, khi bệnh bại liệt đang gần như tuyệt chủng và số trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng vì các lý do sức khỏe ở năm 2016 ít hơn năm 1990 6 triệu em. Mặc cho những thành tích ấn tượng và sự nỗ lực của ngành y tế thế giới, nhân loại vẫn luôn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe toàn cầu từ những bệnh không truyền nhiễm chết người đến ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. WHO đã đưa Chương Trình Chung thứ 13 – một chương trình 5 năm với mục tiêu tạo nên một thế giới khỏe mạnh hơn bắt đầu từ năm 2019.

Dengue ( Sốt Đăng Gơ, Sốt Xuất Huyết,…)

Năm ngoái đã có 390 triệu người mắc bệnh và hơn 40% dân số thế giới sống trong vùng tiềm ẩn mối nguy cơ bùng phát.

HIV

Dù rất nhiều bước tiến lớn đã đạt được trong những năm vừa qua, số người vẫn đang chống chọi với HIV là 37 triệu người, với những nhóm như người đồng tính, hành nghề mại dâm, nghiện ma túy nằm trong diện lây nhiễm cao.

 

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.