CDC chính thức chấp thuận liều thứ 3 vắc xin mRNA đối với người có suy giảm miễn dịch.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) chính thức chấp thuận liều thứ 3 vắc xin mRNA đối với người có suy giảm miễn dịch.

Hướng dẫn chi tiết đối tượng được tiêm liều thứ 3.

Khoảng 7 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ có suy giảm chức năng miễn dịch từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng do tình trạng sức khỏe họ đang sống hoặc do họ dùng thuốc kiểm soát tình trạng sức khỏe.

Những người rơi vào trường hợp này có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong cao hơn nếu lây nhiễm COVID-19, có nhiều khả năng truyền nhiễm trùng hơn. Khoảng 40% bệnh nhân tiêm vắc xin nhập viện với các trường hợp đột phá là suy giảm miễn dịch.

Khi cập nhật EUA, FDA nhấn mạnh, ngay cả sau liều thứ 3, những người suy giảm miễn dịch vẫn cần đeo khẩu trang trong nhà, cách xa xã hội và tránh đám đông. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần gũi khác nên được tiêm phòng đầy đủ bảo vệ những người dễ tổn thương này.

Thuốc tăng cường sẽ được cung cấp tới trẻ em dưới 12 tuổi tiêm vắc xin Pfizer hoặc những người từ 18 tuổi trở lên tiêm vắc xin Moderna.

Hiện tại, những người tiêm vắc xin Johnson và Johnson 1 liều vẫn chưa được phép tiêm liều thứ 2 của bất kỳ loại vắc xin.

Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng, gồm những người:
+ Tiếp nhận điều trị các khối u rắn hoặc ung thư máu
+ Dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng rắn
+Trong vòng 2 năm kể từ khi nhận liệu pháp CAR-T hoặc cấy ghép tế bào gốc
+Những người suy giảm miễn dịch nguyên phát, rối loạn di truyền hiếm gặp ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường
+ Với HIV tiến triển hoặc chưa được điều trị
+ Dùng corticosteroid liều cao (hơn 20 miligam prednisone hoặc loại tương đương mỗi ngày), chất alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, hóa trị liệu, thuốc chẹn TNF, hoặc các sinh học điều hòa miễn dịch hoặc ức chế miễn dịch khác
+ Với một số điều kiện y tế mãn tính, chẳng hạn như bệnh thận mãn tính hoặc bệnh liệt dương, sau cắt lách.
+ Tiếp nhận lọc máu

Trong cuộc thảo luận, các chuyên gia CDC làm rõ liều thứ 3 này không sử dụng đối với những người có chức năng miễn dịch suy yếu theo tuổi tác, chẳng hạn như những người cao tuổi ở các cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường.

Liều thứ 3 nên được tiêm ít nhất 28 ngày sau liều thứ 2, và lý tưởng nhất là trước khi bắt đầu điều trị ức chế miễn dịch.

Theo số liệu của CDC, khoảng 75% số người nhập viện với các trường hợp đột phá vắc xin trên 65 tuổi.
Những cân nhắc đó đang trở nên cấp thiết hơn khi biến thể Delta tiếp tục tấn công các bang và quận ít tiêm chủng hơn.

Ở Israel, vắc-xin Pfizer ngăn ngừa các triệu chứng trung bình 41% thời gian. Tại Qatar, quốc gia cũng đang sử dụng vắc-xin Moderna, Pfizer ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm trùng có triệu chứng với Delta khoảng 54% so với 85% ở Moderna.

Hiệu quả suy giảm của Pfizer có thể liên quan đến thực tế là nó sử dụng liều lượng thấp hơn Moderna. Khoảng thời gian dùng thuốc được khuyến cáo của Pfizer cũng ngắn hơn 3 tuần so với 4 tuần của Moderna. Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm được chứng minh là giúp tăng hiệu quả của vắc xin.

Số liệu mới từ phòng khám Mayo, được báo cáo trước khi đánh giá ngang hàng thấy khả năng bảo vệ của Pfizer có thể giảm nhanh hơn so với Moderna.

Vào tháng 2, 2 mũi tiêm đều có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2, nhưng vào tháng 7, chống lại Delta, hiệu quả của Pfizer giảm xuống khoảng từ 13% đến 62%, trong khi của Moderna vẫn có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm giữa 58 % và 87% thời gian.

Vào tháng 7, Pfizer có hiệu quả ngăn ngừa nhập viện do nhiễm COVID-19 từ 24% đến 94% và Moderna’s có hiệu quả ngăn ngừa nhập viện từ 33% đến 96%.
Trong số 164 triệu người được tiêm chủng đầy đủ ở Hoa Kỳ có khoảng 7000 trường hợp nhập viện và 1500 trường hợp tử vong; gần 3/4 trong số này là những người trên 65 tuổi.

Tài liệu tham khảo

CDC Officially Endorses Third Dose of mRNA Vaccines for Immunocompromised
Brenda Goodman, MS
August 13, 2021
Medscape.com

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.