Nồng độ cholesterol toàn phần của người mẹ ở giai đoạn giữa thai kỳ có thể liên quan đến việc con sinh đủ tháng nhỏ so với tuổi thai (SGA) và lớn so với tuổi thai (LGA), theo 1 nghiên cứu thuần tập của Nhật Bản nêu lên.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra số liệu trên 37.449 phụ nữ không có bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp sinh đủ tháng. Nhìn chung, 2.638 (7,0%) trẻ nhỏ so với tuổi thai, và 3.709 (9,9%) lớn so với tuổi thai.
Mỗi 1 sự giảm độ lệch chuẩn trong tổng lượng cholesterol của mẹ có liên quan tuyến tính với SGA ở con (tỷ lệ chênh lệch 1,20).
Mỗi sự gia tăng độ lệch chuẩn trong tổng số cholesterol của mẹ có liên quan tuyến tính với con của LGA (tỷ lệ chênh lệch 1,13).
Tác giả chính của nghiên cứu Kayo Kaneko và Yuki Ito, Trường Cao học Đại học Thành phố Nagoya, theo dõi mức cholesterol toàn phần của người mẹ trong giai đoạn giữa thai kỳ sẽ đủ mức xứng đáng phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao đối với SGA và LGA.
Trong nghiên cứu, tuổi thai trung bình khi phụ nữ làm xét nghiệm cholesterol toàn phần trong máu là 22,7 tuần.
Nhóm nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, mức cholesterol toàn phần của người mẹ ảnh hưởng đến nguy cơ SGA và LGA ở con cái độc lập với 1 số yếu tố tiềm ẩn được đánh giá trong nghiên cứu, gồm BMI trước khi mang thai và tăng cân trong thai kỳ.
Các yếu tố nguy cơ chính của SGA là BMI trước khi mang thai và / hoặc tăng cân khi mang thai thấp hơn, và nguy cơ LGA tăng lên do bệnh tiểu đường thai kỳ và mức đường huyết cao hơn.
Nghiên cứu nêu lên mức cholesterol toàn phần của người mẹ giảm hoặc tăng, tình trạng đó có thể là dấu hiệu sớm của nguy cơ SGA hoặc LGA, ngay cả với BMI bình thường trước khi mang thai, tăng cân khi mang thai và mức đường huyết.
Cholesterol thấp trong thời kỳ mang thai có thể thấy sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Tiêu thụ chế độ ăn nhiều chất béo trong thời kỳ mang thai có liên quan đến các kết quả tiêu cực của sức khỏe gồm phát triển mô mỡ bất thường.
Các nhà nghiên cứu cũng không có số liệu của cấu hình chất béo trung tính và lipid, gồm mức độ cholesterol và axit béo lipoprotein mật độ thấp và cao.
Tăng cholesterol trong máu ở người mẹ và các tình trạng rối loạn chuyển hóa khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và tiểu đường loại 2, và các bệnh lý khác được lập trình trong quá trình phát triển của thai nhi.
Phương pháp tiếp cận lâm sàng hứa hẹn hơn chắc chắn là điều trị tình trạng rối loạn chuyển hóa tiềm ẩn ở các bà mẹ.
Tên bài:
Maternal Cholesterol Tied to Both Small and Large for Gestational Age Term Births
By Lisa Rapaport
September 23, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/959285