ĐỘNG VẬT VÀ NHỮNG VẾT CẮN

ĐỘNG VẬT VÀ NHỮNG VẾT CẮN

Biên tập: Phạm Phước Thịnh – SV Dược năm 4 – ĐH Hutech.

Ước tính mỗi năm có khoảng 4,5 triệu trường hợp chó cắn và khoảng 800 000 trường hợp cần phải can thiệp y tế. Năm 2008, những vết do động vật cắn dẫn đến khoảng 316.000 lượt khám tại khoa cấp cứu. Vết chó cắn và mèo cắn là 2 loại chiếm phần lớn các vết thương do vết cắn của động vật có vú gặp phải trong khoa cấp cứu.[1][2][3]

Vết thương do chó cắn gây ra thường có dạng nát vì chúng có răng tròn và bộ hàm khỏe. Một con chó trưởng thành có thể tạo ra lực cắn khoảng 14 kg/cm2 (200 psi), với một số con chó lớn có thể tạo ra lực cắn khoảng 37kg/cm2 (450 psi). Áp lực cực lớn như vậy có thể làm hỏng các cấu trúc sâu như xương, mạch, gân, cơ và dây thần kinh…

Mối quan tâm chính ở tất cả các vết thương do động vật cắn là sự nhiễm khuẩn, hiếm hơn là nhiễm vi rút. Vết thương do mèo cắn thì có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào các mô sâu. Nhiễm trùng do mèo cắn thường tiến triển nhanh hơn so với nhiễm trùng do chó cắn vì vết thương do mèo cắn có lỗ thủng nhỏ dẫn đến khó xử lý hơn.[1]

Đối với vết cắn của chó, có ít nhất 64 loài vi khuẩn được tìm thấy trong nước bọt của chúng. Khi nạn nhân bị cắn, bước đầu sẽ gây nhiễm trùng tại chỗ hoặc viêm mô tế bào, nặng hơn sẽ gây ra nhiễm trùng huyết và dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng khác gồm: nhiễm trùng Pasteurella multocida, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm bao gân, áp xe, viêm phổi, viêm nội tâm mạc… Đặc biệt, một trong những bệnh lý rất phổ biến liên quan đến nhiễm khuẩn do vết cắn của chó mèo là bệnh dại – một bệnh lý có tỷ lệ gây tử vong rất cao, khi đã lên cơn dại tỉ lệ tử vong gần như 100%.[4]

1. Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp bị động vật tấn công là do sự khiêu khích, ví dụ làm phiền chúng khi chúng đang ăn. Nhưng có những trường hợp chúng vẫn có thể tấn công dù không có sự khiêu khích.
Hàng năm, các trường hợp tử vong liên quan đến chó cắn tại Hoa Kỳ dao động từ 20-35% và tỷ lệ tử vong tại bệnh viện là 0,5%.[3]

Các yếu tố góp phần vào những trường hợp tử vong khi bị động vật tấn công gồm:

  • Không có người hỗ trợ kịp thời.
  • Nạn nhân tiếp xúc với động vật, thú cưng lạ.
  • Chủ sở hữu đối xử không tốt với con vật (đánh đập, hành hạ…).
  • Tình trạng sức khỏe của nạn nhân tại thời điểm bị động vật tấn công.
  • Động vật không được xem là thú cưng an toàn (những loài cần phải được nuôi tránh xa môi trường sống của con người).

2. Cấp cứu tại nhà [4]

Khi bị chó mèo cắn cắn dù là chó mèo lành hay chó mèo dại cũng cần phải xử trí theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh vết thương

Cần tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, trong trường hợp vết cắn ở chân thì nên dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn. Điều này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.

Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, sử nước ấm càng tốt. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine. Tuyệt đối không cố gắng nặn máu hoặc chà sát vết thương để tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

Bước 2: Băng bó vết thương

Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu đồng thời tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Sau khi thực hiện sơ cấp cứu tại chỗ, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị và tiêm phòng. Ở nạn nhân bị chó cắn, nạn nhân cần tiêm vắc xin phòng dại ngay sau bị cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.

Bên cạnh đó, để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó mèo cắn, người bệnh KHÔNG NÊN làm những điều sau:

  • Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương.
  • Không chữa dại bằng thuốc dân gian truyền miệng.
  • Không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày (tức là cần vệ sinh cơ thể hàng ngày).

3. Phòng ngừa [4][5]

Nhà có vật nuôi như chó, mèo … thì chủ cần chủ động bảo vệ tiêm chủng cho chúng.

Không nên cho động vật hay thú cưng chạy rong bên ngoài để hạn chế tối đa các trường hợp tấn công.

Cần đeo rọ mõm khi đưa thú cưng đến gần nơi có dân cư. Mặc khác, nhằm để hạn chế sự lây lan mầm bệnh.

Thực hiện tiêm vắc xin dại cho vật nuôi.

Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó hoặc mèo đi lạc.

Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo…

Tránh sử dụng các vật nuôi hoặc các giống loài không an toàn làm thú cưng (động vật hoang dã, những loài có bản tính hung hăng…).

Nguồn và tài liệu tham khảo

[1] Medscape. Animal Bites in Emergency Medicine Treatment & Management. Truy cập: 2/1/2022

[2] Dog bite prevention. Truy cập: 2/1/2022

[3] Emergency Department Visits and Inpatient Stays Involving Dog Bites. Truy câp: 2/1/2022

[4] Bệnh dại: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả. Truy cập: 2/1/2022

[5] Bệnh dại. Truy cập: 2/1/2022

[6] Bites and Injuries Inflicted by Wild and Domestic Animals. Truy cập 2/1/2022

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.