Các dược phẩm về đường tiêu hóa ngày càng được chú trọng vì liên quan rất lớn đến nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Một trong số đó thì Gastrolium trở thành thuốc điều trị rất hiệu quả.
Sau đây, Tạp chí Y Học Việt Nam xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về Gastrolium.
1, Thuốc Gastrolium là thuốc gì?
Gastrolium là một trong những thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa đặc biệt là điều trị các bệnh do tăng tiết dịch vị acid gây ra. Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thuốc được sản xuất ra bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim- Việt Nam, Gastrolium nhanh chóng chiếm lĩnh trên thị trường với dạng bào chế bột pha hỗn dịch uống.
SĐK lưu hành: VD-29831-18
Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói*3g
Thành phần: Mỗi gói 3g chứa Attapulgite mormoiron hoạt hóa 2500 mg, nhôm hydroxyd; magnesi carbonat tương đương 500mg cùng với các tá dược bao gồm aspartam, vanillin, cao cam thảo, aerosil, talc vừa đủ được bột pha hỗn dịch uống.
Thuốc được kê đơn và người bệnh sử dụng cần có sự cho phép của bác sĩ.
2, Công dụng và chỉ định của Gastrolium
Thuốc có công dụng bảo vệ đường tiêu hóa bằng cách lành các tổn thương, tăng cường chức năng bảo vệ và giảm thiểu các nguy cơ.
Chỉ định:
Gastrolium được chỉ định chủ yếu trong các bệnh về đường tiêu hóa như
- Loét dạ dày tá tràng, ợ chua, ợ nóng.
- Các triệu chứng hồi lưu dạ dày thực quản.
- Bệnh tăng tiết dịch vị gây tình trạng khó tiêu, làm kéo dài thời gian lưu thức ăn của dạ dày.
- Các bệnh như thoát vị hoành, đau thượng vị,….
3, Thành phần Nhôm hydroxyd và Magnesi Carbonate của thuốc Gastrolium có tác dụng gì?
Thuốc gồm các thành phần như sau:
- Attapulgite Mormoiron hoạt hóa là một chất được dùng để hấp phụ trong tình trạng ỉa chảy, có khả năng bao phủ mạnh từ đó bảo vệ niêm mạc ruột theo cơ chế tạo thành một lớp màng đồng đều trên toàn bộ bề mặt niêm mạc. Ngoài ra nó còn có tác dụng nhanh chóng đào thải các độc tố giúp cơ thể nhanh chóng đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa nhanh chóng.
- Nhôm hydroxyd và magnesi carbonate là các chất có tính kiềm hay còn gọi là các chất antacid, khi vào trong dạ dày thì lượng acid ở trong dạ dày được trung hòa nhanh chóng làm hàm lượng của chúng giảm. Từ đó các cơn đau được cải thiện, góp phần bảo vệ ổ loét tránh nặng lên.
Khi phối hợp với hai thành phần trên cùng các tá dược vừa đủ, Gastrolium có tác dụng hình thành một lớp màng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, hấp phụ các chất độc và nhanh chóng đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Đồng thời, sự kết hợp đó làm trung hòa acid dịch vị trong dạ dày gây các chứng ợ hơi, ợ chua, hồi lưu dạ dày.Từ đó làm các vết loét nhanh chóng được điều trị, làm giảm các triệu chứng trong các bệnh về đường tiêu hóa nói chung và về dạ dày nói riêng. Ngoài ra thì thuốc còn có tác dụng cầm máu tại chỗ do hoạt hóa yếu tố đông máu V và VII trong con đường đông máu.
4, Cách sử dụng Gastrolium
Cách dùng:
- Với dạng bào chế là bột pha hỗn dịch uống, khi sử dụng thì người bệnh có thể pha cùng với nửa ly nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội.
- Thuốc Gastrolium uống trước hay sau ăn? Có thể dùng trước, sau bữa ăn hoặc có thể sử dụng ngay khi bệnh nhân có triệu chứng đau tái phát bởi tăng tiết acid dịch vị.
Liều lượng: Thay đổi tùy theo đối tượng sử dụng thuốc
- Người lớn: Pha một gói với nửa ly nước, sử dụng từ 2-4 gói/ ngày
- Trẻ em: Pha ½ gói với nửa ly nước, sử dụng 3-4 lần/ ngày tùy theo độ tuổi
5, Gastrolium có giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường Việt Nam thì hiện nay bạn có thể mua tại các nhà thuốc trên các tỉnh thành khắp cả nước.
Gastrolium được bán với giá dao động 65.000 đồng/hộp và có thể chênh lệch nhau nhỏ ở các nơi khác nhau. Để đảm bảo thì bạn nên mua tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP và đến tận nơi để nhận được sự tư vấn của các dược sĩ.
6, Chống chỉ định
Thuốc được chống chỉ định đối với bất kỳ bệnh nhân nào mẫn cảm với từng thành phần của thuốc cùng các tá dược.
- Bệnh nhân mắc các chứng suy gan, suy thận.
- Bệnh nhân chẩn đoán hẹp đường tiêu hóa
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
Nếu trong các trường hợp buộc phải sử dụng thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và cần thêm sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
7, Tác dụng phụ của Gastrolium
Trong thành phần của thuốc có chứa nhôm vì vậy khi sử dụng trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng táo bón hoặc giảm hàm lượng photpho trong cơ thể.
Ngoài ra các antacid khi làm giảm lượng acid trong dịch vị có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, các triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên tình trạng này ít gặp hơn do trong thành phần của gastrolium còn có Attapulgite Mormoiron khắc phục .
Lượng acid giảm làm lượng thức ăn trong dạ dày giảm hấp thu có thể gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp dung nạp thuốc không đầy đủ thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là các biểu hiện dị ứng.
Vì vậy khi sử dụng thuốc thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ về tác dụng phụ trong quá trình sử dụng để nhận diện và phòng tránh. Đồng thời khi gặp một trong các triệu chứng trên thì nên nhanh chóng báo cáo với bác sĩ điều trị để tìm ra hướng giải quyết kịp thời.
8, Lưu ý khi sử dụng
Khi bắt đầu sử dụng thuốc thì cần cung cấp đầy đủ các thông tin về dị ứng với các thành phần của thuốc, hay tiền sử dị ứng với các thuốc( nếu có). Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về các thuốc đang sử dụng, bệnh đang mắc cho bác sĩ để tránh sự tương tác thuốc hay các tác dụng không mong muốn để từ đó chẩn đoán chính xác và kê thuốc một cách hợp lý.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tuân thủ đầy đủ liều lượng, không tự ý thay đổi liều và chế độ dùng thuốc. Gastrolium là một thuốc kê đơn vì vậy cần có sự cho phép sử dụng của bác sĩ thì mới được uống mà không tự ý lấy bên ngoài.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú : Gastrolium được khuyến cáo không nên sử dụng vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và các tế bào biểu mô của tuyến vú vì vậy sẽ ảnh hưởng nhỏ đến thai nhi và em bé khi mẹ sử dụng thuốc.
- Đối với người già: Do sức đề kháng giảm, khả năng dung nạp kém và cơ chế điều hòa cân bằng nội môi giảm nên rất dễ nhạy cảm với các thành phần và tác dụng chính của thuốc vì vậy cần thận trọng và điều chỉnh liều lượng hợp lý.
- Đối với trẻ em trên 12 tuổi thì cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
9, Dược động học
Hấp thu: thuốc không bị hấp thu qua đường ruột.
Thải trừ: thuốc được thải ra qua phân dưới dạng còn hoạt tính.
10, Cách xử trí quá liều và quên liều
Quá liều: Tính đến hiện tại thì trường hợp quá liều rất ít xảy ra thường gặp ở các bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, phát ban,….Khi xảy ra thì nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời
Quên liều: Uống sớm nhất có thể khi quên còn nếu không kịp thì có thể bỏ đi liều đấy và uống liều tiếp theo như bình thường chứ không uống bù nhiều liều cùng lúc sẽ gây ra tình trạng quá liều nguy hiểm hơn.
11, Tương tác thuốc
Các trường hợp tương tác thuốc khi Gastrolium sử dụng cùng các thuốc khác có thể làm giảm tác dụng hoặc tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ thể cũng như các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ trước khi kê thuốc. Trong đó một số tương tác thuốc điển hình như là:
- Không sử dụng chung Gastrolium với các thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào hàm lượng acid ở trong dịch vị như ciprofloxacin, dapsone, tetracycline,….vì thuốc làm giảm lượng acid trong dạ dày từ đó làm giảm khả năng hấp thụ của các thuốc này.
- Do khả năng tạo phức nên thuốc còn làm giảm hấp thụ làm ảnh hướng đến tác dụng của một số kháng sinh, hormone, muối citrate. Trong các trường hợp buộc phải dùng cả thì nên tách riêng ra các thuốc này dùng trước 1h hoặc ít nhất là sau 2h khi sử dụng gastrolium.
- Khi dùng thuốc cần phối hợp chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để tăng khả năng điều trị của thuốc, đồng thời không sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây mất tác dụng của thuốc.
Mọi thắc mắc của người bệnh về thuốc cũng như cách sử dụng và liều lượng có thể tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn/ dược sĩ khi sử dụng thuốc.
Tham khảo thêm các nhóm thuốc đường tiêu hóa khác:
Thuốc Reprat 40mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bidisubtilis là thuốc gì, có tốt không? Cách dùng, giá bao nhiêu?