Hầu hết chúng ta đều quan niệm rằng HDL-C là “cholesterol tốt”. Tuy nhiên, các loại thuốc làm tăng HDL-C bao gồm niacin1 và các chất ức chế protein chuyển cholesterylester2 đã không cho thấy lợi ích trên kết cục bệnh tim mạch. Đồng thời, kết quả các nghiên cứu trên nhiều quần thể cũng chỉ ra rằng những người có mức HDL-C cao có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn.
Tại sao HDL-C được xem là cholesterol “tốt”?
HDL được xem là “tốt” chủ yếu là bởi khả năng “thu dọn” cholesterol từ các đại thực bào và vận chuyển ngược chiều về gan. Ngoài ra, HDL còn có đặc tính kháng viêm3, chống huyết khối4, có thể cải thiện tình trạng rối loạn chức năng nội mô.5,6
HDL có rất nhiều các phân nhóm và không chỉ khác nhau ở tỷ trọng. Mỗi phân nhóm sẽ mang một vài loại protein trong hơn 60 loại protein khác nhau và đặc tính của mỗi loại protein này còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các thuốc làm tăng HDL-C gắn cholesterol lên các hạt có thể làm mất đi một số protein bề mặt quan trọng có tác dụng bảo vệ tim.
HDL-C máu thấp được định nghĩa là <40 mg/dL ở nam hoặc <50 mg/dL ở nữ. HDL-C có thể ở mức cao hơn đối với những người vận động nhiều, nhẹ cân và không hút thuốc lá. Hội chứng mạch vành cấp,7 đái tháo đường và tình trạng viêm toàn thân có thể làm thay đổi chức năng HDL từ một yếu tố giúp bảo vệ tim trở thành một tác nhân kích thích phản ứng viêm và quá trình oxy hóa LDL.8
Các bằng chứng ban đầu
- Một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy sử dụng gemfibrozil (thuốc làm tăng HDL-C) trên nam giới có mức HDL-C thấp làm giảm biến cố bệnh động mạch vành.9
- Năm 2006, một nghiên cứu bệnh chứng dưới nhóm cho thấy gemfibrozil tuy chỉ làm tăng nhẹ HDL-C nhưng thực tế lại làm tăng HDL toàn phần nhiều hơn, đặc biệt là các hạt HDL nhỏ (loại tương đối nghèo cholesterol).10
- Dữ liệu mới đây từ 2 nghiên cứu đoàn hệ tại Copenhagen trên 100.000 người cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng đáng kể ở nam giới có nồng độ HDL-C >97 mg/dL và ở phụ nữ có HDL-C >135 mg/dL.11
- Kết quả từ một nghiên cứu đoàn hệ lớn tại Canada trên hơn 630.000 đối tượng cho thấy nguy cơ tử vong không do tim mạch cao hơn ở nam giới có HDL-C >70 mg/dL và nữ giới có HDL-C >90 mg/dL.12
Trong nghiên cứu đoàn hệ MESA, HDL-C cho thấy có mối tương quan nghịch với bệnh động mạch vành và độ dày nội trung mạc động mạch cảnh (cIMT). Nhưng khi tiến hành phân tích trên gần 1.500 phụ nữ sau mãn kinh, HDL-C lại cho thấy có mối tương quan thuận với sự gia tăng cIMT13
Các xét nghiệm HDL-C hiện có
Xét nghiệm đánh giá khả năng đào thải cholesterol của HDL-C14 có thể giúp tiên lượng các biến cố tim mạch chính xác hơn việc dựa vào nồng độ HDL-C.15 Tuy nhiên, loại xét nghiệm này vẫn chưa có sẵn và chưa có những tiêu chuẩn quốc tế cho việc đánh giá các chức năng khác nhau của HDL-C.
Một biện pháp thay thế là tiến hành xác định kích thước của các tiểu phân nhóm (subfraction) vì các hạt HDL nhỏ, nghèo cholesterol đóng vai trò chính trong đào thải cholesterol.16
Một số chuyên gia ưu tiên lựa chọn xét nghiệm non-HDL-C vì có thể bắt được được tất cả các hạt gây xơ vữa. Tuy nhiên trên những bệnh nhân có nguy cơ nồng độ cao HDL-C bất thường (nguy cơ không rõ ràng kèm theo nồng độ HDL-C rất cao và LDL cao) thì nên tiến hành định lượng số hạt HDL.
2. Barter PJ, Caulfield M, Eriksson M, et al; ILLUMINATE Investigators. Effects of torcetrapib in patients at high risk for coronary events. N Engl J Med. 2007;357:2109-2122.
3. Barter PJ, Rye KA. Cardioprotective properties of fibrates: which fibrate, which patients, what mechanism? Circulation. 2006;113:1553-1555.
4. Mineo C, Deguchi H, Griffin JH, Shaul PW. Endothelial and antithrombotic actions of HDL. Circ Res. 2006;98:1352-1364.
5. Bisoendial RJ, Hovingh GK, Levels JH, et al. Restoration of endothelial function by increasing high-density lipoprotein in subjects with isolated low high-density lipoprotein. Circulation. 2003;107:2944-2948.
6. Mackey RH, Greenland P, Goff DC, Jr, Lloyd-Jones D, Sibley CT, Mora S. High-density lipoprotein cholesterol and particle concentrations, carotid atherosclerosis, and coronary events: MESA (multi-ethnic study of atherosclerosis). J Am Coll Cardiol. 2012;60:508-516.
7. Besler C, Heinrich K, Rohrer L, et al. Mechanisms underlying adverse effects of HDL on eNOS-activating pathways in patients with coronary artery disease. J Clin Invest. 2011;121:2693-2708.
8. Ansell BJ, Fonarow GC, Navab M, Fogelman AM. Modifying the anti-inflammatory effects of high-density lipoprotein. Curr Atheroscler Rep. 2007;9:57-63.
9. Rubins HB, Robins SJ, Collins D, et al. Gemfibrozil for the secondary prevention of coronary heart disease in men with low levels of high-density lipoprotein cholesterol. Veterans Affairs High-Density Lipoprotein Cholesterol Intervention Trial Study Group. N Engl J Med. 1999;341:410-418.
10. Otvos JD, Collins D, Freedman DS, et al. Low-density lipoprotein and high-density lipoprotein particle subclasses predict coronary events and are favorably changed by gemfibrozil therapy in the Veterans Affairs High-Density Lipoprotein Intervention Trial. Circulation. 2006;113:1556-1563.
11. Madsen CM, Varbo A, Nordestgaard BG. Extreme high high-density lipoprotein cholesterol is paradoxically associated with high mortality in men and women: two prospective cohort studies. Eur Heart J. 2017;38:2478-2486.
12. Ko DT, Alter DA, Guo H, et al. High-density lipoprotein cholesterol and cause-specific mortality in individuals without previous cardiovascular conditions: the CANHEART Study. J Am Coll Cardiol. 2016;68:2073-2083.
13. El Khoudary SR, Ceponiene I, Smmargandy S, et al. HDL (high density lipoprotein) metrics and atherosclerotic risk in women: do menopause characteristics matter? MESA. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2018 Jul 19. [Epub ahead of print]
14. Barter PJ, Rye KA. HDL cholesterol concentration or HDL function: which matters? Eur Heart J. 2017;38:2487-2489.
15. Rohatgi A, Khera A, Berry JD, et al. HDL cholesterol efflux capacity and incident cardiovascular events. N Engl J Med. 2014;371:2383-2393.
16. Rosenson RS, Brewer HB Jr, Davidson WS, et al. Cholesterol efflux and atheroprotection: advancing the concept of reverse cholesterol transport. Circulation. 2012;125:1905-1919.[/spoiler]