Thuốc Levothyrox: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, SĐK, Giá bán

Thuốc Levothyrox là thuốc gì?

Thuốc Levothyrox là thuốc nằm trong nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố. Thuốc Levothyrox có tác dụng trong quá trình điều trị một số bệnh có liên quan đến tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, ung thư giáp, suy giáp và một số bệnh khác.

Thuốc được đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam với số đăng ký là: VN-17749-14.

Nhà sản xuất: Công ty Merck KGaA của Đức.

Thành phần chính và hàm lượng của thuốc Levothyrox:

  • Mỗi viên thuốc Levothyrox 50mcg có chứa hàm lượng Levothyroxin natri là 50mcg.
  • Mỗi viên thuốc Levothyrox 100mcg có chứa hàm lượng Levothyroxin natri là 100mcg
  • Ngoài ra thuốc còn có thêm Natri croscarmellose, Lactose monohydrate, tinh bột ngô, gelatin, magnesi stearat vừa đủ một viên.
Hình ảnh hộp thuốc Levothyrox 50mcg
Hình ảnh hộp thuốc Levothyrox 50mcg

Thuốc Levothyrox được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp chứa 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc.

Đặc tính dược lực học và dược động học

Dược lực học

Levothyroxin có tác dụng giống như một hormone tự nhiên bên trong cơ thể chủ yếu do tuyến giáp bài tiết ra. Levothyroxin được chuyển hóa tạo thành T3 ở các cơ quan ngoại vi và giống như các nội tiết tố khác, Levothyroxin sẽ phát huy tác dụng của nó khi ở thụ thể T3.

Cơ thể không có khả năng phân biệt được đâu là levothyroxin nội sinh và ngoại sinh.

Dược động học

Hấp thu: Levothyroxin khi sử dụng theo đường uống sẽ được hấp thu hầu như hoàn toàn tại đoạn trên của ruột non. Tùy theo từng công thức được bào chế mà hàm lượng Levothyroxin được hấp thu vào cơ thể có thế lên tới 80%.

Phân bố: tmax của levothyroxin vào khoảng 5-6 giờ. Sau khi uống, tác dụng của Levothyroxin sẽ khởi phát sau 3 đến 5 ngày. Levothyroxin có khả năng liên kết với protein có chức năng vận chuyển chuyên biệt rất cao, lên đến khoảng 99.97%. Sự kết nối các hormon protein này không cùng hóa trị nên hormone gắn kết có trong huyết tương rất nhanh chóng và liên tục thực hiện trao đổi với các hormon tự do. Thể tích phân bố của levothyroxin vào khoảng 10-12 lít.

Do khả năng liên kết với protein cao nên thẩm phân máu hay lọc máu sẽ không tác động lên levothyroxin.

Chuyển hóa và thải trừ: Thời gian bán thải trung bình của levothyroxin là 7 ngày. Trong bệnh cường giáp, thời gian bán thải sẽ ngắn hơn, vào khoảng 3 – 4 ngày và dài hơn trong bệnh suy giáp khoảng 9 – 10 ngày. Trong gan có chứa 1/3 tổng toàn bộ levothyroxin bên ngoài tuyến giáp mà chúng đã nhanh chóng trao đổi với levothyroxin có trong huyết thanh. Các hormon tuyến giáp chủ yếu do gan, não, thận, và cơ chuyển hóa. Các sản phẩm chuyển hóa của levothyroxin sẽ được bài trừ thông qua đường nước tiểu và phân ra bên ngoài. Độ thanh thải của levothyroxin là 1,2 lít huyết tương mỗi ngày.

Thuốc Levothyrox có tác dụng gì?

Với hoạt chất duy nhất là levothyroxin thì tác dụng của thuốc levothyrox sẽ do hoạt chất này quyết định. Levothyroxin có tác dụng giống như một loại hormone do tuyến giáp của cơ thể bài tiết ra. Có vai trò trong quá trình điều trị các bệnh như bướu giáp đơn thuần, ung thư giáp, suy giáp, bệnh cường giáp.

Hình ảnh hộp thuốc Levothyrox 100mcg
Hình ảnh hộp thuốc Levothyrox 100mcg

Chỉ định

Thuốc Levothyrox được sử dụng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân mắc bệnh bướu giáp lành tính có tính đơn thuần.
  • Dự phòng tái phát sau phẫu thuật bệnh bướu giáp đơn thuần.
  • Thay thế trong điều trị bệnh suy giáp.
  • Điều trị ức chế trong bệnh ung thư giáp.
  • Phối hợp điều trị với các thuốc kháng giáp trong quá trình điều trị bệnh cường giáp.
  • Riêng đối với viên Levothyrox 100mcg còn dùng để chẩn đoán trong việc xét nghiệm bệnh ức chế tuyến giáp.

Cách sử dụng thuốc Levothyrox

Cách dùng: Uống thuốc với nước lọc. Sử dụng đơn liều khi bụng đói vào buổi sáng, 30 phút trước bữa ăn sáng, với nửa cốc nước.

Trẻ em sử dụng toàn bộ liều trong một lần ít nhất 30 phút trước bữa ăn đầu tiên của ngày. Hòa tan thuốc trong nước để tạo thành hỗn dịch, uống ngay sau khi hòa tan, sau khi uống thì uống thêm nhiều nước hơn.

Liều dùng: Liều ban đầu và sự thay đổi liều dùng ở từng bệnh nhân có thể khác nhau dựa vào tuổi, sự xuất hiện của các bệnh, khả năng phát huy tác dụng của thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc và nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu. Có thể sau khi bắt đầu trị liệu bằng levothyroxine 1-3 tuần hoặc thay đổi liều dùng thì mới có hiệu quả điều trị.

Liều dùng khuyến nghị sử dụng hàng ngày cho các chỉ định:

Đối với chỉ định điều trị bệnh bướu giáp lành tính đơn thuần: 75-200mcg/ngày

Đối với chỉ định dự phòng điều trị tái phát sau phẫu thuật trong bệnh bướu giáp đơn thuần: 75-200mcg/ngày.

Đối với chỉ định thay thế điều trị ở người lớn bị suy giáp

  • Liều ban đầu: 25–50 mcg/ngày
  • Liều dùng duy trì: 100-200mcg/ngày.

Đối với chỉ định thay thế điều trị bệnh suy giáp trên trẻ em

  • Liều ban đầu: 12,5-50mcg/ngày
  • Liều dùng duy trì: 100-150 mcg/m2 diện tích da bề mặt cơ thể

Đối với chỉ định điều trị ức chế ở bệnh ung thư giáp: 150-300mcg/ngày.

Đối với chỉ định phối hợp điều trị với các thuốc kháng giáp trong phác đồ điều trị bệnh cường giáp: 50-100mcg/ngày.

Đối với chỉ định dùng trong xét nghiệm chẩn đoán ức chế tuyến giáp chỉ dùng cho viên Levothyrox 100mcg:

  • 2 tuần trước khi tiến hành xét nghiệm sử dụng 200mcg/ngày.
  • Liều dùng hàng ngày có thể sử dụng trong 1 lần mỗi ngày.
Thuốc Levothyrox xuất xứ từ Đức
Thuốc Levothyrox xuất xứ từ Đức

Chống chỉ định

Không được sử dụng Levothyrox đối với các trường hợp:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy tuyến yên hoặc suy tuyến thượng thận chưa được điều trị.
  • Bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp chưa được điều trị.
  • Không sử dụng Levothyrox để điều trị cho những trường hợp mắc nhồi máu cơ tim cấp, viêm toàn tim hay viêm cơ tim cấp.
  • Không sử dụng phối hợp điều trị levothyroxin với các tác nhân kháng giáp cho phụ nữ đang trong thai kỳ mắc bệnh cường giáp.

Tác dụng phụ của thuốc Levothyrox

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Khi vượt khả năng dung nạp levothyroxin natri của cơ thể hoặc dùng quá liều, các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể diễn ra, đặc biệt là đối với trường hợp tăng liều dùng quá nhanh khi mới bắt đầu tiến hành điều trị như chứng loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đau ngực, đau đầu, đánh trống ngực, cơ yếu và bị chuột rút, sốt, nôn, tiêu chảy, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bệnh u não giả, run rẩy, người bồn chồn, mất ngủ, tăng khả năng tiết mồ hôi, sụt cân.
  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của Levothyrox, có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên đường hô hấp và da. Đã có các báo cáo liên quan đến một số trường hợp bệnh nhân bị phù mạch.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Levothyrox

Trong quá trình sử dụng thuốc Levothyrox, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

  • Phải loại bỏ hoặc điều trị các bệnh và tình trạng như suy mạch vành, chứng đau thắt ngực, tiểu động mạch xơ cứng, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp tự chủ, suy tuyến yên hay tuyến thượng thận trước khi tiến hành điều trị hoặc tiến hành các xét nghiệm về ức chế tuyến giáp.
  • Khi tiến hành điều trị bằng levothyroxin trên bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng rối loạn tâm thần, nên bắt đầu ở liều thấp và dần tăng liều một cách từ từ, nên theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng. Nếu xảy ra các dấu hiệu của chứng rối loạn tâm thần, thì cân nhắc hiệu chỉnh liều dùng của levothyroxin.
  • Cần tránh để diễn ra tình trạng levothyroxin trong huyết thanh vượt qua mức sinh lý đối với trường hợp phụ nữ mãn kinh và người có nguy cơ loãng xương bị mắc suy giáp, chức năng tuyến giáp phải được kiểm tra chặt chẽ.
  • Không nên sử dụng levothyroxin trong bệnh cường giáp, trừ khi sử dụng chung với các thuốc kháng giáp trong quá trình điều trị cường giáp.
  • Hormon tuyến giáp không sử dụng để giảm cân. Liều dùng ở mức sinh lý không có tác dụng giảm cân ở những bệnh nhân có tuyến giáp bình thường. Liều dùng vượt mức sinh lý có thể gây các phản ứng không mong muốn và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thuốc Levothyrox có chứa thành phần lactose, vì thế không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân không có khả năng dung nạp galactose mang tính di truyền, người thiếu men chuyển hóa lactose hoặc khả hấp thu glucose-galactose kém.
  • Thận trọng khi dùng thuốc đối với bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân đang tiến hành điều trị với thuốc chống đông máu.
Thuốc Levothyrox điều trị ung thư giáp
Thuốc Levothyrox điều trị ung thư giáp

Tương tác của thuốc Levothyrox với các thuốc khác

Thuốc Levothyrox có thể xảy ra tương tác với các thuốc như:

  • Thuốc tiểu đường: kiểm tra đường huyết thường xuyên vì Levothyroxin có thể gây giảm tác dụng của các thuốc tiểu đường.
  • Dẫn xuất Coumarin:  kiểm tra các chỉ số đông máu thường xuyên vì tác dụng của các thuốc chống đông máu có thể tăng do levothyroxin làm tăng sự giải phóng các thuốc chống đông ra khỏi protein trong huyết tương.
  • Chất ức chế Protease như indinavir,ritonavir, lopinavir có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của levothyroxin.
  • Phenytoin có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của levothyroxin do làm tăng giải phóng levothyroxin ra khỏi protein tương và làm tăng quá trình chuyển hóa levothyroxin ở gan.
  • Colestipol, Cholestyramine sẽ ức chế quá trình hấp thu của levothyroxin natri.
  • Các thuốc có chứa sắt, nhôm, canxi cacbonat có thể làm giảm khả năng tác dụng của levothyroxin.
  • Furosemid ở liều cao, Salicylat, clofibrate, dicumarol có thể làm giải phóng levothyroxin natri ra khỏi protein huyết thanh.
  • Orlistat: khi sử dụng cùng lúc với Orlistat thì bệnh nhân có thể bị suy giáp và/hoặc giảm khả năng kiểm soát suy giáp.
  • Sevelamer có thể làm giảm sự hấp thu của levothyroxin.
  • Các thuốc ức chế tyrosine kinase có thể gây ra giảm tác dụng của levothyroxin.
  • Glucocorticoid, các chất gây ức chế hệ thần kinh giao cảm, propylthiouracil, amiodarone và các chất cản quang chứa i-ốt cũng gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Các thuốc gây hiện tượng cảm ứng enzym như carbamazepin, barbiturate có thể dẫn tới tăng chuyển hóa, đào thải ở gan của levothyroxin.
  • Estrogen có thể làm tăng nhu cầu của levothyroxin.

Ảnh hưởng của thuốc Levothyrox lên phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ trong thai kỳ: Chưa nhận thấy tác dụng lên bào thai khi phụ nữ mang thai sử dụng hormon giáp. Vẫn tiếp tục điều trị cho phụ nữ mang thai bị suy tuyến giáp vì ở thai kỳ, có thể tăng nhu cầu của levothyroxin. Cần hiệu chỉnh liều dùng theo cách kiểm tra nồng độ hormone TSH trong máu định kỳ.

Phụ nữ cho con bú hormon tuyến giáp được bài xuất vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Dù không gây ra tác hại trên trẻ bú mẹ và không gây ra khối u nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng: tim đập nhanh, lo lắng, băn khoăn, tăng vận động. Quá liều levothyroxin có thể gây ra cường giáp và dẫn đến một số triệu chứng như rối loạn tâm thần thể cấp tính. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột tử do tim ở những bệnh nhân sử dụng lạm dụng levothyroxin trong thời gian nhiều năm.

Điều trị bằng biện pháp tinh lọc huyết tương có thể áp dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng liều rất cao.

Thuốc Levothyrox bào chế dạng viên nén
Thuốc Levothyrox bào chế dạng viên nén

Thuốc Levothyrox có giá bao nhiêu?

Thuốc Levothyrox 50mcg có giá khoảng 40.000 VND/ hộp, 70.000 VND với Levothyrox 100mcg.

Mức giá bán bên trên chỉ có tính chất tham khảo.

Thuốc Levothyrox mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?

Thuốc Levothyrox hiện được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc. Trước khi mua bạn nên kiểm tra kỹ bao bì, tem mác của hộp thuốc để có được những hộp thuốc chất lượng nhất.

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.