Mỗi khi thời tiết thay đổi, những vấn đề liên quan đến dấu hiệu dị ứng, viêm da, đau nhức xương khớp,… luôn khiến con người ám ảnh, khó chịu. Sau đây, tapchiyhocvietnam.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin chi tiết và công dụng của thuốc Lisanolona, đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam và các nước lân cận trên thế giới.
1, Thuốc Lisanolona là gì?
Thuốc Lisanolona – một trong những loại thuộc nhóm thuốc có bản chất từ hormon, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu, dị ứng hoặc xương khớp.
Thuốc Lisanolona là sản phẩm nghiên cứu và sản xuất tại công ty Laboratorio Italiano Biochimico Farmaceutico Lisapharma S.p.A. của Ý. Thuốc được sản xuất dựa trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại, công nghệ đạt chuẩn GMP, hiện nay đang được nhập khẩu về Việt Nam.
Số đăng ký: VN-13766-11.
Thành phần chính của thuốc bao gồm:
- Triamcinolone acetonide với hàm lượng 80mg.
- Một vài tá dược khác vừa đủ.
Dạng bào chế: Thuốc Lisanolona được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm.
Quy cách đóng gói: Một hộp gồm 5 ống tiêm x 2ml.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
2, Công dụng của thuốc Lisanolona
Thuốc Lisanolona được khuyên dùng nhờ tác dụng ngăn chặn sự khuếch tán các hoạt chất dẫn đến viêm, ức chế hệ miễn dịch, dị ứng. Trong thuốc không bao gồm thành phần corticoid với khả năng cân bằng chất khoáng. Vì thế, thuốc Lisanolona thường được dùng chữa trị với các bệnh nhân suy tuyến thượng thận mà không kết hợp thêm với các loại thuốc khác.
Đặc biệt, công dụng nổi bật hơn của Lisanolona là chấm dứt tình trạng viêm xương khớp, viêm da cơ địa, hội chứng Steven Johnson, dấu hiệu viêm sau khi phẫu thuật răng, bệnh phù mạch, suy tim xung huyết.
Ngoài ra, thuốc còn có công dụng làm tăng khả năng tái hấp thu muối và nước, đẩy nhanh quá trình đào thải kali. Nhờ đó, thuốc Lisanolona thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, chống viêm, tăng cường miễn dịch hiệu quả.
3, Thành phần của thuốc có tác dụng gì?
Triamcinolone acetonide là một glucocorticoid – thành phần chính có trong thuốc. Triamcinolone acetonide có khả năng gây ức chế quá trình bài tiết hormon ACTH từ tuyến yên, nếu dùng liều lượng cao hoặc dùng toàn thân sẽ có ích trong điều trị bệnh suy vỏ thượng thận thứ phát.
4, Chỉ định
Thuốc Lisanolona được chỉ định khuyên dùng trong một số trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân bị viêm khớp, thấp khớp, viêm cột sống, viêm bao hoạt dịch.
- Người lớn thường xuyên có triệu chứng chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng do thời tiết.
- Người mắc bệnh liên quan đến da liễu: sẹo lồi lâu năm, liken phẳng, hội chứng Steven Johnson, Hội chứng Hamman – Rich,…
- Người bị viêm da cơ địa toàn thân, biểu hiện phù mạch và phù nề tay chân.
- Bệnh nhân có triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh Lupus phát ban đỏ, Herpes quanh mắt, viêm mí mắt.
- Khi sử dụng kết hợp thuốc Lisanolona với nhóm thuốc lợi tiểu sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh nhân bị xơ gan, suy thận, suy tim do xung huyết hoặc ngăn cản các phản ứng gây viêm nhiễm sau khi tiểu phẫu vùng răng miệng.
5, Cách sử dụng thuốc Lisanolona
Liều dùng
Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Chính vì thế, sử dụng Lisanolona cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Liều dùng toàn thân: Tiêm bắp 1 ống X 2ml vào sâu bên trong cơ vùng mông.
- Liều dùng tại chỗ: Tiêm thuốc với liều lượng ¼ ống tiêm 2ml (Tương đương 20mg) trên những vùng xuất hiện tổn thương nhỏ; Liều lượng ½ – 1 ống tiêm 2ml (Tương đương 40 – 80mg) mỗi ngày với tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cần tránh tiêm vào những vết thương hở, nhiễm trùng hoặc vùng da bị viêm bao hoạt dịch.
- Thời gian sử dụng thuốc Lisanolona nên có lặp lại trong một quá trình nhất định từ 7 đến 35 ngày.
Chú ý trong thời gian dùng thuốc Lisanolona, tránh lạm dụng hoặc tư ý điều chỉnh liều lượng được kê đơn. Nếu phát hiện bất kỳ phản ứng lạ nào như đông máu hoặc ống thuốc tiêm không đảm bảo chất lượng, ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.
Cách dùng
- Thuốc Lisanolona dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp. Trước khi thực hiện, y tá cần sát trùng vị trí tiêm với cồn 70 độ, tay đã sát khuẩn sạch sẽ và đeo găng tay y tế trong thời gian tiêm thuốc cho bệnh nhân.
- Thông thường, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc ở 2 vị trí là bắp tay và mông.
- Cần lắc đều ống thuốc tiêm để các hoạt chất dễ dàng được đồng nhất. Lưu ý, nên tiêm ngay sau khi mở nắp để tránh hỗn dịch thuốc bị kết tủa hoặc tạo bọt khí và cặn trong ống tiêm.
- Khi tiến hành tiêm cơ tại vùng mông, nên dùng kim có chiều dài phù hợp, tối thiểu là 4cm. Đối với một số bệnh nhân béo phì có thể dùng kim dài hơn so với người bình thường.
- Cần thay đổi các vị trí tiêm khác nhau sau mỗi lần tiêm.
6, Thuốc Lisanolona có dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
Thuốc Lisanolona được xếp vào một trong những đối tượng có ảnh hưởng xấu trong thời kỳ mang thai. Theo đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên động vật và chứng minh liều lượng trong thuốc ít có khả năng gây tình trạng dị tật, quái thai đối với thai nhi. Chính vì thế, phụ nữ đang mang thai điều trị với thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa điều trị và sự theo dõi, đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Trong trường hợp thuốc phát huy công dụng và lợi ích nhiều hơn rủi ro, nguy cơ mang lại mới nên sử dụng để điều trị. Chú ý sau khi trẻ được sinh ra nên thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện dấu hiệu bệnh liên quan đến suy vỏ thượng thận hoặc rối loạn các hormone.
Đối với phụ nữ đang trong thời gian cho con bú không nên sử dụng thuốc và nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng nếu phải dùng thuốc. Bởi corticosteroid khi dùng toàn thân có thể gây bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh lên đến 1%, do khả năng hấp thu một phần nhỏ trong sữa mẹ. Nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường như nôn, ngừng bú, đi ngoài hoặc quấy đêm cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
7, Thuốc Lisanolona giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường giá thành của thuốc Lisanolona từ 280.000 đồng – 300.000 đồng 1 hộp bao gồm 5 ống x 2ml. Giá của sản phẩm có thể dao động chênh lệch không đáng kể, tùy thuộc vào các cơ sở và địa điểm phân phối thuốc. Tuy nhiên, khách hàng có thể tìm hiểu và tham khảo giá của sản phẩm trên mạng internet để đưa ra quyết định chắc chắn khi mua thuốc.
8, Thuốc Lisanolona có thể mua được ở đâu?
Thuốc Lisanolona là một trong những sản phẩm được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. Vì thế, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua thuốc tại hầu hết các cơ sở thiết bị y tế, quầy thuốc địa phương. Chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một số nhà thuốc uy tín tại Hà Nội như: Nhà thuốc Pharmacity, nhà thuốc Minh Phương, nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Long Châu,… Mặt khác, khách hàng có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc của bệnh viện, nơi bệnh nhân điều trị để đảm bảo chất lượng thuốc và an toàn của bệnh nhân.
Ngoài ra, thuốc Lisanolona đã và đang có mặt trên các trang mua bán thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Tiki, Lazada, Sen Đỏ,…Tuy nhiên, đối với sản phẩm thuốc kê đơn, khách hàng nên mua trực tiếp tại các nhà thuốc, quầy thuốc tin tưởng, tránh nhầm lẫn, hàng giả hàng nhái khi vận chuyển qua mạng. Bên cạnh đó, việc mua sắm những sản phẩm liên quan đến sức khỏe có thể dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro xấu, khó xử lý.
9, Chống chỉ định
Thuốc Lisanolona được khuyến cáo không nên sử dụng điều trị đối với những trường hợp dưới đây:
- Chống chỉ định với trường hợp người bệnh bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Bệnh nhân mắc triệu chứng bệnh nấm toàn thân hoặc nhiễm siêu vi, đặc biệt với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lao.
- Bệnh nhân bị nghi ngờ đau ruột thừa cấp tính hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nồng độ kali trong máu giảm, lipid trong máu tăng cao.
- Bệnh nhân bị phù gan, phù thận giai đoạn nặng hoặc suy gan, thận hư, thận yếu.
- Bệnh nhân có biểu hiện viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính.
- Người xuất hiện dấu hiệu ưu năng, nhược năng tuyến giáp.
- Người bị suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém.
- Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn lao hoặc viêm gan do virus siêu vi.
- Một vài trường hợp khi tiêm thuốc Lisanolona theo đường tiêm bắp có dấu hiệu xuất huyết dẫn đến giảm tiểu cầu không rõ nguyên do.
10, Tác dụng phụ của thuốc Lisanolona
Cùng với hiệu quả thuốc Lisanolona mang lại, không thể tránh khỏi một số phản ứng phụ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị:
- Đối với trường hợp dùng liều tại chỗ: Dẫn đến biểu hiện teo da, da ửng đỏ như dị ứng sau khi tiêm do tác động dị hóa của protein và lipid.
- Đối với trường hợp dùng toàn thân: Gây nên những biểu hiện mẩn ngứa, phù mạch, phù cổ chân.
- Dẫn đến tình trạng thần kinh bị rối loạn, cơ thể suy nhược, mất ngủ thường xuyên.
- Tính cách thất thường, hệ miễn dịch bị suy giảm nhẹ.
- Hiếm khi gặp tình trạng co giật.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ.
- Gây tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, nồng độ lipid máu không được ổn định.
Các phản ứng phụ trên đây sẽ biến mất hoàn toàn khi ngừng sử dụng thuốc Lisanolona để điều trị. Tuy nhiên, không bao gồm toàn bộ những triệu chứng khác có thể xảy ra, tùy vào mỗi cơ thể của người bệnh. Chính vì thế, trong những trường hợp nghiêm trọng, không kiểm soát được kịp thời nên liên lạc ngay đến bệnh viện hoặc bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
11, Lưu ý khi sử dụng thuốc
Một vài điểm đáng chú ý trong thời gian dùng thuốc Lisanolona:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thuốc Lisanolona ở dạng hỗn dịch tiêm chỉ được dùng với trẻ lớn hơn 6 tuổi.
- Tránh tiêm thuốc trực tiếp vào cột sống, tĩnh mạch xung quanh vùng mắt, mũi, miệng. Đây là một số bộ phận dễ gây tai biến nhất.
- Bệnh nhân nên liệt kê và thông báo với bác sĩ điều trị về tiền sử các loại bệnh cũng như những loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược khác đang sử dụng đồng thời. Tránh làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ thường xuyên trong điều trị.
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị viêm loét tá tràng, đại tràng tiềm ẩn hoặc bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, xung huyết phổi.
- Cần phối hợp một chế độ ăn uống hợp lý, tránh sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Bởi khi dùng chung với những thực phẩm này sẽ khiến người bệnh có cảm giác say hơn và dẫn đến một số bệnh điển hình như loét dạ dày, rối loạn hệ thống tiêu hóa.
- Thuốc có thể gây nên một vài tác dụng phụ nghiêm trọng với người lớn tuổi như loãng xương, huyết áp cao, nồng độ kali trong máu thấp, tiểu đường, nhiễm trùng da. Chính vì thế, cần theo dõi bệnh nhân sát sao trong thời gian tiêm thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những nguồn lây bị nhiễm trùng như virus sởi, bệnh thủy đậu, virus cúm.
- Không được tự ý tiêm chủng vacxin hoặc làm xét nghiệm máu khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không nên chạy xe đường dài, vận hành máy móc hoặc khuân vác nặng sẽ khiến người bệnh thiếu tập trung và dễ gây buồn ngủ khi dùng thuốc.
- Không được giới thiệu người khác dùng thuốc Lisanolona nếu thấy biểu hiện bệnh tương tự. Điều này sẽ gây hậu quả xấu không xử trí kịp thời.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thích hợp (khoảng 25 độ C hoặc có thể bảo quản lạnh), tránh để hỗn dịch tiêm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Không tự ý tiêu hủy sản phẩm thuốc Lisanolona nếu thấy quá hạn hoặc sản phẩm không còn được nguyên vẹn.
- Tuyệt đối không để trẻ em cầm nhầm sản phẩm thuốc Lisanolona.
12, Dược động học
- Khả năng hấp thu: Triamcinolone acetonide được hấp thu dễ dàng thông qua hệ thống đường tiêu hoá. Ngoài ra, hoạt chất này có thể đi vào cơ thể bằng cách xông hơi, phun sương qua mũi miệng hoặc khi dùng toàn thân. Ở dạng tan, triamcinolone acetonide có tác dụng nhanh chóng khi tiêm tĩnh mạch.
- Phân bố: Triamcinolone acetonide được phân bố hoàn toàn tại các tế bào biểu mô trong cơ thể, xuất hiện nhiều ở cơ, gan, tim, phổi và thận. Thuốc có khả năng liên kết với albumin huyết tương và tham gia vào quá trình bài tiết sữa mẹ.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá qua các tế bào gan và phần nhỏ ở thận.
- Thải trừ: Thuốc Lisanolona được đào thải ra bên ngoài qua ống dẫn nước tiểu. Thời gian đào thải của thuốc từ 2 – 5 tiếng.
13, Tương tác thuốc
Tương tác thuốc xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và công dụng của thuốc. Chính vì thế, không nên chủ quan gây nên những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một số ảnh hưởng có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc điều trị:
- Đối với cyclosporin và ketoconazol khi phối hợp với triamcinolone acetonide – là thành phần chứa trong thuốc sẽ dẫn đến tăng tác dụng của thuốc.
- Đối với một số thuốc như: Thuốc Barbiturat, thuốc Rifampicin, thuốc phenytoin, thuốc tránh thai khẩn cấp làm giảm tác dụng của thuốc do khả năng hoạt tính của các enzym khi chuyển hóa tăng lên.
- Khi dùng liều cao cùng nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường dẫn đến người bệnh bị tăng đường huyết trong máu.
- Không kết hợp Lisanolona với một số thuốc điều trị tăng huyết áp. Điều này làm giảm hoặc khiến những loại thuốc này không còn tác dụng.
- Ngoài ra, thuốc chống đông máu khi dùng chung với thuốc Lisanolona gây ảnh hưởng không nhỏ đến công dụng của loại thuốc này.
- Kết hợp sử dụng với các thuốc Nsaid khiến mức độ bệnh viêm loét dạ dày và xuất huyết đường tiêu hóa xảy ra nghiêm trọng hơn.
- Trong huyết thanh, hàm lượng isoniazid cũng bị thuyên giảm đáng kể.
Như vậy, cần đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra khi điều trị với thuốc Lisanolona. Thông báo với bác sĩ về các phản ứng tương tác xảy ra nếu bạn mắc phải để được tư vấn và xử lý kịp thời.
13, Cách xử trí khi quên liều quá liều
Quên liều
- Quá trình dùng thuốc nếu quên 1 liều, hãy sử dụng càng sớm càng tốt nếu có thể. Tuy nhiên, hãy bỏ liều đã quên nếu đã đến thời gian dùng liều tiếp theo.
- Không tự ý gấp đôi hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi đã được chỉ định để tránh gây nguy cơ tăng các khả năng xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngoài ra, để khắc phục việc quên dùng thuốc, có thể ghi chú hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
- Chú ý không nên quên dùng thuốc quá 2 – 3 liều khi điều trị.
- Có thể hỏi ý kiến thêm với dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị nếu còn thắc về bất kỳ công dụng hoặc dấu hiệu nào liên quan đến thuốc trong thời gian sử dụng.
Quá liều
- Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Lisanolona quá liều.
- Hãy liên lạc tới trung tâm cấp cứu 115 hoặc bệnh viện, các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời, nếu xảy ra bất cứ biểu hiện nghiêm trọng nào.
Trên đây là những thông tin chi tiết cũng như công dụng của thuốc Lisanolona chúng tôi muốn mang lại tới độc giả. Hy vọng bài viết của tapchiyhocvietnam.com sẽ có ích với mọi người.
Xem thêm:
Thuốc Katrypsin (Alphachymotrypsin) là thuốc gì? Tác dùng, giá bán