Lọc màng bụng ở bệnh nhân suy thận

Đặt vấn đề

Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Mặc dù các biện pháp lọc máu đã có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng tỷ lệ tử vong ở nhóm BN này vẫn cao hơn gấp 20 – 30 lần so với nhóm dân số chung cùng giới, lứa tuổi và chủng tộc. Tại Việt Nam, từ lâu hầu hết các bệnh nhân BTMGĐC được điều trị thay thế đều lựa chọn phương pháp thận nhân tạo (TNT) chu kỳ và một số ít hơn được ghép thận. Đến đầu những năm 2000, phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú (gọi tắt là lọc màng bụng – LMB) được triển khai áp dụng để điều trị thay thế thận suy tại một số bệnh viện lớn. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tương tự như BN thận nhân tạo, BN lọc màng bụng cũng có tỷ lệ tử vong rất cao với khoảng 11% tử vong mỗi năm, trong đó xấp xỉ 50% là do bệnh tim mạch và chủ yếu là các rối loạn thất trái (TT)

1. Tổng quan

1.1. Bệnh thận mạn và suy thận giai đoạn cuối

Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh thận mạn khi: hoặc là có tổn thương thận ≥ 3 tháng, hoặc là có mức lọc cầu thận (MLCT) < 60ml/p/1,73m2 kéo dài ≥ 3 tháng có kèm theo hoặc không kèm theo tổn thương thận.

1.1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn và suy thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh thận mạn khi: hoặc là có tổn thương thận ≥ 3 tháng, hoặc là có mức lọc cầu thận (MLCT) < 60ml/p/1,73m2 kéo dài ≥ 3 tháng có kèm theo hoặc không kèm theo tổn thương thận.

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh thận mạn và suy thận mạn tính

Cơ chế sinh bệnh của bệnh thận mạn được giải thích dựa trên cơ sở lý luận của thuyết Neprhron nguyên vẹn. Dù cho tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận, hay ở tổ chức ống kẽ thận thì các nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị loại trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý. Khi số lượng nephron chức năng giảm 75% thì MLCT giảm 50% so với mức bình thường và làm xuất hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Suy thận mạn tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên nhân, các đợt tiến triển nặng lên của bệnh và chế độ điều trị.

1.1.3. Điều trị bệnh thận mạn

Mục tiêu của điều trị suy thận mạn là làm dừng lại hoặc chậm tốc độ giảm mức lọc cầu thận, sau đó ngăn chặn sự phá hủy thận gây ra bởi những biến cố thêm vào, sau là duy trì dinh dưỡng và hạn chế biến chứng của suy thận mạn và hội chứng ure máu cao.

Các phương pháp có thể sử dụng để điều trị bệnh thận mạn:

  • Giảm protein niệu bằng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin
  • Kiểm soát huyết áp chăt chẽ: tình trạng giảm huyết áp (HA) tâm thu / tâm trương  <130/80 mmHg có thể làm chậm tiến triển của suy thận.
  • Chế độ ăn giảm protein
  • Điều trị tăng lipid máu
  • Điều trị thiếu máu
  • Chỉ định điều trị thay thế thận suy: Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tiến triển đến BTMGĐC và cần điều trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận

1.2. Lọc màng bụng liên tục ngoại trú

1.2.1. Đại cương về lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp lọc máu có sử dụng màng bụng của chính người bệnh như một màng lọc bán thấm để đào thải một số sản phẩm của quá trình chuyển hóa các chất, trong đó có ure, creatinin và một số chất điện giải ra ngoài cơ thể.

1.2.2. Nguyên tắc của lọc màng bụng

Lọc màng bụng là sự trao đổi chất giữa máu của mao mạch màng bụng và dịch lọc trong khoang màng bụng, sự trao đổi này diễn ra qua màng bụng. Các chất tan chuyển động theo các quy luật vật lý: khuếch tán và đối lưu; trong khi nước chuyển động dựa vào chênh lệch áp lực thẩm thấu – được tạo ra bởi các chất thẩm thấu trong dịch lọc.

1.2.3. Chỉ định, chống chỉ định của lọc màng bụng

Chỉ định trong suy thận (cấp tính và mạn tính giai đoạn cuối), suy tim ứ dịch..

Chống chỉ định tuyệt đối với viêm màng bụng có dính, màng bụng mất khả năng siêu lọc, thoát vị (cơ hoành, rốn, thành bụng) không hồi phục sau phẫu thuật. Chống chỉ định tương đối trong trường hợp viêm đại tràng, viêm ruột, rối loạn tâm thần…

1.2.4. Các phương thức lọc màng bụng

Phương thức liên tục

  • Lọc màng bụng liên tục ngoại trú
  • Lọc màng liên tục bằng máy

Phương thức ngắt quãng

  • Lọc màng bụng ngắt quãng
  • Lọc màng bụng ngắt quãng ban đêm
  • Lọc màng bụng theo kiểu thủy triều

Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành loại lọc màng bụng liên tục ngoại trú

1.2.5. Các yếu tố cần thiết của lọc màng bụng

  • Dịch lọc: Dịch lọc Glucose, Dịch Icodextrin, Dịch lọc chứa amino-acid. Hiện nay tại Việt Nam chưa phổ biến dịch Icodextrin và dịch Aminoacid do giá thành đắt.
  • Catheter
  • Màng bụng: Màng bụng là bề mặt lọc, bao gồm một tầng đơn độc các tế bào trung biểu mô phủ lên các tạng trong đó có các mạch máu và bạch mạch.

1.2.6. Biến chứng của lọc màng bụng

Biến chứng nhiễm trùng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng chân catheter và đường hầm) là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp phải rút catheter khiến bệnh nhân phải chuyển sang phương pháp TNT.

Các biến chứng không nhiễm trùng: đau khi truyền dịch vào, đau khi xả dịch ra, thoát vị, tràn dịch màng phổi, hấp thu Glucose và đái tháo đường, rối loạn lipid máu, mất protein qua dịch lọc, tăng lactate máu, rối loạn điện giải…

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.