Phẫu thuật cấy ghép võng mạc nhân tạo trên bệnh nhân thoái hóa điểm vàng

Phẫu thuật cấy ghép võng mạc nhân tạo trên bệnh nhân thoái hóa điểm vàng
Phẫu thuật cấy ghép võng mạc nhân tạo trên bệnh nhân thoái hóa điểm vàng

Tên bài: Two Patients With Macular Degeneration Get Artificial Retinas Anne-Gaëlle Moulun, January 21, 2022

Một phụ nữ 72 tuổi có thoái hóa điểm vàng do tuổi khô (AMD) là bệnh nhân đầu tiên được cấy ghép võng mạc nhân tạo như 1 phần của thử nghiệm lâm sàng PRIMAvera đa trung tâm, xem xét tính an toàn và hiệu quả của Hệ thống PRIMA.

Theo Laurent Kodjikian, MD, PhD, Bệnh viện Hôpital de la Croix-Rousse in Lyon Hôpital, nêu lên thị lực của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu sử dụng biểu đồ ETDRS đánh giá thị lực của bệnh nhân, vì đây là phương pháp hiện tại trong nhãn khoa. Bệnh nhân chỉ có thể đọc 9 chữ cái.

Bệnh viện nơi Kodjikian làm việc là 1 trong 6 trung tâm ở Pháp được chọn tham gia thử nghiệm lâm sàng AMD; các địa điểm nghiên cứu khác ở Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha. 38 người tham gia nghiên cứu sẽ được theo dõi trong 12 tháng sau khi cấy ghép đánh giá thị lực và các tác dụng phụ, và kết quả sẽ được theo dõi trong 3 năm. Các nhà điều tra hy vọng phát hiện này sẽ dẫn đến việc thiết bị nhận được ủy quyền gia nhập thị trường.

Hệ thống võng mạc nhân tạo PRIMA có 3 yếu tố: 1 thiết bị cấy ghép võng mạc không dây siêu nhỏ; 1 cặp kính với 1 máy ảnh và máy chiếu kỹ thuật số; và 1 bộ xử lý di động được kết nối với máy chiếu. Máy ảnh ghi lại những cảnh trực quan từ môi trường xung quanh. Bộ xử lý sử dụng các thuật toán xử lý và đơn giản hóa hình ảnh, sau đó sẽ được gửi trở lại kính. Máy chiếu kỹ thuật số sử dụng xung ánh sáng hồng ngoại chiếu hình ảnh xử lý lên các thụ thể quang điện của mô cấy võng mạc. Sau đó, các thụ thể này chuyển đổi thông tin quang học thành kích thích điện, kích thích các tế bào thần kinh của võng mạc bên trong, giúp chúng tiếp nhận thông tin và truyền thông tin qua dây thần kinh thị giác đến não. Điều này sau đó tạo nhận thức trực quan.

Việc cấy con chip, Kodjikian rạch 1 đường khá lớn, 3,5 mm và sau đó bóc tách võng mạc, tất cả trong khi nhìn qua kính hiển vi phẫu thuật.

Rất dễ bong tróc võng mạc ở 1 mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, quy trình này trở nên khó khăn hơn đối với mắt chịu ảnh hưởng bởi AMD thể khô, nơi mô võng mạc không chỉ rất mỏng và gắn chặt vào thành sau của mắt, mà còn cũng rất mong manh. Rất nhiều sai sót có thể gặp trong bước này. Bạn không thể đi quá sâu, và nếu bạn đi quá gần bề mặt, bạn sẽ có nguy cơ làm thủng võng mạc. Giống như đi trên một sợi dây rất mỏng, xung quanh sẽ có nguy hiểm và không được phép nhiều sai sót.

Sau khi con chip được đưa vào dưới võng mạc, đặt mô võng mạc trở lại vị trí cũ.

Quá trình hoạt động trong 2,5 giờ, ít hơn nhiều so với 4 đến 5 giờ mà nhà sản xuất ước tính.

Bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng trong 12 tháng giúp giúp bệnh nhân thích nghi với hệ thống. Các nhà nghiên cứu hy vọng bệnh nhân này sẽ có thể nhìn rõ hơn với thiết bị cấy ghép. Bệnh nhân có thể sẽ không đến mức có thể lái xe ô tô. Và mặc dù có thể không đọc được những cuốn tiểu thuyết in khổ nhỏ, nhưng rất có thể là bệnh nhân sẽ có thể đọc các ấn bản in khổ lớn.

Sau khi kích hoạt bộ phận giả võng mạc, bệnh nhân trải qua những ấn tượng thị giác mà bệnh nhân không thể nhìn thấy trước khi phẫu thuật. Và 1 tháng sau thủ tục, mọi thứ dường như đang đi đúng hướng. Kết quả sau phẫu thuật rất tuyệt vời. Không ghi nhận có biến chứng, con chip nằm ở vị trí hoàn hảo và thị lực không suy giảm do ca phẫu thuật. Hiện bệnh nhân bắt đầu cải thiện nhờ phục hồi chức năng.

Trong số các hệ thống võng mạc nhân tạo khác nhau hiện có, hệ thống này là phức tạp nhất vì nó có nhiều pixel nhất. Công nghệ chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển.

Vào tháng 12/2021, một cấy ghép võng mạc nhân tạo trên bệnh nhân thứ 2 được thực hiện và mất ít hơn 50 phút so với người đầu tiên. Ca cấy ghép thứ 2 cũng thành công.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.