Đây là khoảng thời gian mà các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào trong đợt thi chuyển cấp và ký thi THPT Quốc gia để xét tuyển ĐH năm 2018 với các bạn lớp 9 và lớp 12. Việc các bạn đang phải dốc sức và chịu mọi áp lực về học tập trong thi cử đã khiến các em thực sự căng thẳng tinh thần.
Các bạn học sinh đang chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng này bởi thế nên rất dễ gặp phải các chứng rối loạn tâm thần, nên việc các bạn cần phải chú ý để nhằm phát hiện sớm và chữa trị kịp thời nhất.
Rối loạn tâm thần là gì?
Chứng bệnh rối loạn tâm thần là tình trạng bất thường của tâm trí. Khi bị mắc chứng bệnh này nó sẽ khiến cho con người rối loạn tâm thần và thường khó để phân biệt được đâu là thật, đâu là không thật ở trong cuộc sống đời thường. Theo các chuyên gia cho biết chứng rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở trong lần đầu thuộc giai đoạn muộn ở tuổi thanh thiếu niên. Căn bệnh này phát triển theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của chứng rối loạn tâm thần đã được chính các nhà tâm thần học đã đưa ra những khuyến cáo trong việc hỗ trợ tâm lý và điều trị sớm hơn.
Rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên
Hiện tại rối loạn tâm thần đang chiếm tỷ lệ khoảng 3/100 người. Căn bệnh này không trừ một ai, kể cả nam giới hay nữ giới, các tầng lớp xã hội hay cả các nền văn hóa. Cứ ngỡ căn bệnh ung thư mới là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao diễn ra trong vòng 12 tháng. Nhưng người trẻ mắc các rối loạn tâm thần ở giai đoạn đầu mà không có được sự quan tâm và điều trị kịp thời giành cho căn bệnh này thì tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Theo những nghiên cứu đã chỉ ra được biết rối loạn tâm thần khiến nhiều trường hợp tự sát, đó cũng chính là nguyên nhân tử vong đứng ở trong hàng thứ 5 sau các bệnh lý tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tỷ lệ tự sát do bệnh lý tâm thần có tỷ lệ cao ở người trẻ và được chuẩn đoán rối loạn tâm thần giai đoạn đầu.
Những biểu hiện điển hình của rối loạn tâm thần như: cảm xúc thay đổi và mất niềm tin vào cuộc sống, thay đổi nhận thức, hành vi… Cũng có thực sự rất nhiều những loại bệnh lý khác đến từ rối loạn tâm thần như: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách hay rối loạn lo âu…
Những yếu tố có nguy cơ dẫn dến chứng rối loạn tâm thần như: cô lập vì cảm xúc bởi không chịu chia sẻ với ai, sử dụng quá nhiều internet, gia đình quá nghiêm khắc và kỳ vọng quá cao đến từ bậc cha mẹ, áp lực trong học tập, thiếu sự hỗ trợ, bị bắt nạt và sống xa gia đình….
Rối loạn tâm thần là căn bệnh có thể hồi phục
Giai đoạn đầu của căn bệnh rối loạn tâm thần thường thực sự rất đáng sợ, nó mang đến những phiền toái hay sự khó hiểu cho cả người mắc bệnh lẫn gia đình người thân. Nó khiến cho họ và người thân đều tỏ ra rất bối rối. Chính vì sự bối rối này mà đôi lúc đã vô tình làm tăng thêm sự đau khổ hoặc dẫn đến cái chết cho người bệnh. Nhiều gia định ngại và sợ không dám nhìn và chấp nhận căn bệnh này, hoặc lý do ngại ngùng nên không đưa con đi đến cơ sở điều trị bệnh tâm thần để khám chữa bệnh.
Căn bệnh rối loạn tâm thần theo như các nghiên cứu cho biết rằng căn bệnh này có thể hoàn toàn điều trị. Nhiều người có thể hồi phục được sau giai đoạn đầu nếu như chữa trị kịp thời và không trải qua đến một cơn bệnh tâm thần nào khác.