Thuốc Spalaxin là gì?
Thuốc Spalaxin là thuốc có tác dụng lên đường tiêu hóa có tác dụng chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Thuốc có thành phần chính là Alverin citrat được đóng gói dưới dạng viên nén trong hộp 3 vỉ * 10 viên nén. Spalaxin được sản xuất bởi công ty S.P.M – Việt Nam và được cấp số đăng ký: VD-1367-06.
Công dụng của Spalaxin
Thuốc Spalaxin có tác dụng chủ yếu lên cơ trơn tại đường tiêu hóa bằng cách chẹn kênh Calci, ức chế thụ thể Serotonin, giảm tính nhạy cảm của ruột từ đó giúp chống co thắt cơ trơn. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng lên cơ trơn của tử cung. Làm giảm nhẹ triệu chứng trong các trường hợp đau trong hội chứng ruột kích thích, đau do co thắt đường mật.
Thành phần của thuốc Spalaxin
- Spalaxin có thành phần chính là Alverin Citrate.
- Alverin citrat có tác dụng chẹn kênh Calci, ức chế thụ thể Serotonin trên thành tế bào cơ trơn ở đường ruột và tử cung làm giảm co thắt cơ.
Chỉ định
- Giảm đau ở các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, đau quặn thận, đau do co thắt đường mật.
- Giảm mất máu do thống kinh nguyên phát.
Cách sử dụng
- Liều dùng của thuốc tùy thuộc vào bệnh lý và triệu chứng hiện tại của bệnh nhân.
- Liều trung bình dành cho người lớn là 40-80 mg * 1-3 lần/ngày.
Thuốc Spalaxin có dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú không?
Do những nghiên cứu về tác động của thuốc với phụ nữ mang thai và đang cho con bú có ảnh hưởng đến thai nhi nên những đối tượng này được khuyên không sử dụng Spalaxin.
Thuốc Spalaxin có giá bao nhiêu?
Theo như tapchiyhocvietnam.com đã tham khảo thuốc Spalaxin có giá khoảng 21.000 đồng / hộp 3 vỉ * 10 viên.
Thuốc Spalaxin có thể mua ở đâu?
Thuốc hiện nay đã được bày bán tại hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc và vật tư y tế trên toàn quốc.
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân đang có tình trạng tắc ruột hoặc liệt ruột.
- Người bị huyết áp thấp.
- Bệnh nhân có cơn đau chưa rõ nguyên nhân.
- Không dùng cho đối tượng trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Người làm nghề lái xe đường dài hoặc làm việc trên cao.
Tác dụng phụ của thuốc Spalaxin
- Sưng nề, nổi mày đay, ngứa ngoài da.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn.
- Có thể gây dị ứng: Nổi mẩn, mệt mỏi, nôn, buồn nôn.
- Đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp.
Nếu có những triệu chứng trên nên lập tức dừng thuốc và tới gặp bác sĩ điều trị để có được xử trí chính xác và kịp thời nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Cẩn trọng khi dùng thuốc Spalaxin ở những bệnh nhân hạ huyết áp, có tiền sử nôn mửa, tuổi trên 40, mệt mỏi, chán ăn hay sụt cân. Bệnh nhân đang có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường hay khó tiểu. Cần lưu ý sử dụng thuốc ở những bệnh nhân không dung nạp được galactose do di truyền hay rối loạn chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trong thuốc có bột mì nên không sử dụng ở những bệnh nhân bị dị ứng với bột mì.
Dược động học
Spalaxin sau khi được hấp thụ ở đường tiêu hóa và cụ thể là ruột non, thuốc chuyển dạng hoạt động và gây ra tác dụng dược lý. Thuốc được vận chuyển trong máu chủ yếu bằng albumin và đạt nồng độ đỉnh ở huyết thanh sau 1-1.5 tiếng. Sau đó, hoạt chất không còn hoạt tính sẽ được chuyển tới thận và thải ra ngoài chủ yếu dưới dạng nước tiểu.
Tương tác thuốc
Chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của Spalaxin khi dùng kèm với các thuốc khác nên bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ điều trị biết các loại thuốc đang dùng tại thời điểm hiện tại để thầy thuốc có lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng của bệnh nhân.
Cần tránh sử dụng thuốc với rượu, bia hay các đồ uống lên men.
Xử lý quá liều, quên thuốc
Quá liều: có triệu chứng giống như ngộ độc atropin bao gồm: Giãn đồng tử, thở nhanh, sốt cao, kích thích hệ thần kinh trung ương (hoang tưởng, mê sảng, đôi khi là co giật). Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn tới tử vong. Xử trí bao gồm rửa dạ dày (nên uống than hoạt trước khi rửa) và nâng cao huyết áp.
Tham khảo thêm về thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa:
Thuốc Albis Tablets: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán