Thuốc Bromhexin là thuốc gì? Giá bao nhiêu, có công dụng gì?

Ho có đàm, ho do viêm đường hô hấp gây tăng tiết dịch là một tình trạng phổ biến và thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này diễn ra kéo dài không chỉ gây khó chịu, mà còn gây ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày và gây mất ngủ về đêm cho người bệnh. Bài viết dưới đây của Tạp chí Y Học Việt Nam là thông tin về thuốc Bromhexin 8mg có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng do viêm đường hô hấp gây ra.

1, Thuốc Bromhexin 8mg là thuốc gì?

Thuốc Bromhexin 8mg là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc có tác dụng gây loãng đàm, giảm độ dính của chất nhầy và được dùng trong điều trị các bệnh đường hô hấp tăng tiết dịch, ho có đàm.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói dạng hộp. Mỗi hộp thuốc Bromhexin 8mg có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Thành phần có trong một viên nén Bromhexin 8mg bao gồm:

  • Hoạt chất chính: Bromhexine 8mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên nén.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc xem trên bao bì.

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Thuốc Bromhexine 8mg là thuốc gì?
Thuốc Bromhexine 8mg là thuốc gì?

2, Thuốc Bromhexin 8mg có tác dụng gì?

Thuốc Bromhexin 8mg có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng tăng tiết đàm. Thuốc cũng có khả năng làm loãng dịch nhầy, kích thích các tế bào biểu mô lông chuyển và phân huỷ chất tiết giúp kích thích ho và long đàm.

3, Thuốc Bromhexin 8mg được chỉ định trong những trường hợp nào?

Thuốc Bromhexin 8mg thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Bệnh nhân bị mắc các bệnh về đường hô hấp như tăng tiết đàm.
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm hô hấp mãn, bụi phổi, giãn phế quản.
  • Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Người cần dùng các liệu pháp giúp phân hủy chất tiết trong các bệnh phế quản phổi cấp tính và mãn tính nguyên nhân do tăng tiết chất nhầy quá mức và giảm vận chuyển chất nhầy.

4, Thành phần Bromhexine có tác dụng gì?

Thành phần chính tạo nên tác dụng điều trị trong thuốc Bromhexin 8mg là Bromhexine. Bromhexine chính là một chất dẫn chất được tổng hợp từ hoạt chất có trong dược liệu vasicine. Bromhexine làm hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ cấu trúc của các sợi mucopolysaccharid acid và thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử các mucopolysaccharide làm biến tính của các tế bào tiết chất nhày, thay đổi cấu trúc của chất nhày, làm đàm lỏng hơn. Ngoài ra, hoạt chất Bromhexine này còn có tác dụng kích thích các tế bào biểu mô lông chuyển giúp dễ tống đàm ra ngoài khi ho. Do đó, nó có tác dụng giảm ho, long đàm hiệu quả.

Bên cạnh đó, thuốc cũng có chứa một vài thành phần tá dược khác giúp tăng độ bền chắc, bóng đẹp và đảm bảo khối lượng cho viên nén.

Thành phần Bromhexine có tác dụng gì?
Thành phần Bromhexine có tác dụng gì?

5, Cách dùng và liều dùng của thuốc Bromhexine 8mg như thế nào?

Cách dùng: Thuốc Bromhexin 8mg được sử dụng theo đường uống, thuốc được khuyến cáo là nên uống sau bữa ăn.

Liều lượng: liều dùng thuốc đối với từng trường hợp là khác nhau. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Dưới đây là liều dùng cho bạn đọc tham khảo.

  • Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên, ngày uốn 3 lần sau bữa ăn.
  • Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi: mỗi lần uống nửa viên (4mg), ngày uống 3 lần.
  • Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi: mỗi lần uống nửa viên (4mg), ngày uống 2 lần.

Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều dùng thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

6, Thuốc Bromhexin 8mg có sử dụng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không?

Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sử dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi thậm chí có thể dẫn đến sinh non, thai chết lưu. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, thuốc mà bà mẹ sử dụng có khả năng đi vào sữa và gây tác dụng cho bé.

Hiện tại, chưa thấy những biến chứng hay bất thường nào khi sử dụng thuốc Bromhexine 8mg cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu chính xác về mức độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho đối tượng này. Do đó, không khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng là phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi, kiểm tra định kỳ suốt quá trình dùng thuốc.

7, Thuốc Bromhexine 8mg có giá bao nhiêu?

Thuốc Bromhexine 8mg hiện đang được bán trên thị trường với giá từ 18.000 – 25.000 vnđ một hộp thuốc gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén. Giá thuốc có thể có sự dao động nhẹ tùy từng thời điểm khác nhau và từng khu vực khác nhau do có nhiều chi phí phát sinh.

Thuốc Bromhexine 8mg có giá bao nhiêu?
Thuốc Bromhexine 8mg có giá bao nhiêu?

8, Bạn có thể mua thuốc Bromhexin 8mg ở đâu?

Thuốc Bromhexine 8mg đang được bán rộng rãi trên khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin và mua thuốc tại các website nhà thuốc uy tín để được các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ uy tín tư vấn kỹ lưỡng.

9, Tác dụng phụ

Người bệnh sử dụng thuốc Bromhexine 8mg có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: gây đau dạ dày, tăng tiết acid dịch vị, gây cảm giác buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá và khô miệng.
  • Tác dụng phụ ít gặp: gây ra một số hiện tượng như ban da, mẩn đỏ.
  • Tác dụng phụ rất hiếm gặp: gây phản ứng dị ứng, sốc phản vệ cho bệnh nhân.

Khi gặp phải bất cứ tác dụng bất thường nào nêu trên, bệnh nhân cần liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và thăm khám kịp thời, tránh trì hoãn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

10, Thuốc Bromhexin 8mg có chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Thuốc Bromhexine 8mg có chống chỉ định cho một số trường hợp như:

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Thận trọng khi dùng cho đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người bị suy giảm chức năng gan thận nặng.
  • Người dị ứng với thành phần bromhexine.

11, Dược động học

Dược động học của Bromhexin 8mg :

Hấp thu: Bromhexine được hấp thu tốt theo đường uốông. Uống thuốc sau bữa ăn làm tăng khả năng hấp thu thuốc. Thuốc có thể đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 1 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khi sử dụng qua đường uống là khoảng 20-25%.

Phân bố: Thuốc được gắn chủ yếu vào protein huyết tương, khả năng liên kết với protein huyết tương cao (khoảng 95-99%). Thể tích phân bố lớn. Bromhexine có khả năng tích lũy trong phổi nhiều hơn cả trong huyết tương.

Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chủ yếu qua gan dưới dạng không còn hoạt tính. Theo một số nghiên cứu cho thấy có ít nhất 10 chất đã qua quá trình chuyển hóa của bromhexine xuất hiện  trong huyết tương. Ngoài ra thuốc cũng có thể chuyển hoá thành dạng còn hoạt tính như ambroxol.

Thải trừ: thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không còn hoạt tính, một phần được thải trừ qua phân (khoảng 4%). Ngoài ra, thuốc còn có khả năng đi vào trong sữa mẹ và đi qua hàng rào máu não.

12, Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Bromhexin 8mg:

  • Để xa tầm tay trẻ em
  • Không sử dụng thuốc khi phát hiện viên thuốc xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nấm mốc, bở vụn.
  • Thận trọng và tránh phối hợp Bromhexin với thuốc ho do có khả năng gây ứ đọng đàm ở đường hô hấp.
  • Bromhexin có khả năng gây co thắt phế quản ở bệnh nhân bị hen phế quản hay COPD và một số người dễ mẫn cảm.
  • Thận trọng khi dùng cho người bị suy gan, thận nặng.
  • Lưu ý khi dùng cho người bị suy nhược cơ thể, yếu ớt không thể khạc đờm.
  • Thuốc có thể làm nặng thêm tính trạng loét dạ dày ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ, người phải lái xe và vận hành máy móc.
Hình ảnh của hộp thuốc Bromhexin 8mg
Hình ảnh của hộp thuốc Bromhexin 8mg

13, Tương tác của thuốc Bromhexin 8mg với thức ăn, đồ uống và với một số thuốc khác

Tương tác thuốc với thức ăn, đồ uống: Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Tương tác của thuốc Bromhexin 8mg với các thuốc khác:

  • Không nên sử dụng thuốc phối hợp với các thuốc chống ho hoặc thuốc gây tác dụng giảm tiết dịch phế quản nhóm atropin vì sẽ gây ứ đàm tại đường hô hấp.
  • Thuốc dùng phối hợp với kháng sinh làm tăng nồng độ của thuốc kháng sinh trong mô phổi và phế quản. Do đó, thuốc được dùng phối hợp với một số loại kháng sinh để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.

14, Quá liều, quên liều và cách xử trí

Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Bromhexine quá liều: Chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng thuốc Bromhexine 8mg gây quá liều. Bệnh nhân không nên tự ý uống liều cao. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc mà thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ do quá liều, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế lân cận hoặc liên hệ với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Trường hợp bệnh nhân quên liều: bệnh nhân phát hiện quên liều có thể uống ngay liều đã quên. Trong trường hợp thời điểm đó gần với thời điểm uống liều tiếp theo, bệnh nhân có thể bỏ qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo đúng liệu trình. Không nên tự ý tăng giảm liều để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Xem thêm:

Thuốc Vifazer là gì? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì?

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.