Tỷ lệ chứng rụng tóc từng vùng đối với trẻ em (AA) ở Hoa Kỳ đã tăng gấp 2 lần trong thập kỷ qua và ảnh hưởng không cân đối đến phụ nữ và trẻ em gốc Tây Ban Nha, theo kết quả từ nghiên cứu lớn nhất đến nay.
Rụng tóc từng mảng là nguyên nhân tương đối phổ biến gây chứng rụng tóc không liên tục đối với trẻ em.
Các mô tả dịch tễ học của chứng rụng tóc từng vùng trên người trưởng thành có giới hạn và ước tính tổng thể thay đổi từ 0,2% đến 2%.
Tỷ lệ bệnh và sự phổ biến của AA ở trẻ em theo thời gian, và theo độ tuổi, chủng tộc / dân tộc và giới tính, theo McKenzie cùng các đồng nghiệp tiến hành 1 nghiên cứu thuần tập hồi cứu từ năm 2009 đến năm 2020 bằng cách sử dụng PEDSnet, 1 mạng lưới gồm 7 tổ chức y tế nhi khoa Hoa Kỳ với cơ sở số liệu hơn 6,5 triệu trẻ em.
Nghiên cứu gồm trẻ em dưới 18 tuổi.
Trong số 5.409.919 trẻ em được đưa vào nghiên cứu, 5.801 trẻ em có bệnh AA, với tỷ lệ chung là 0,11%.
Tỷ lệ bệnh tăng gấp 2 từ 0,04% trong năm 2009 lên 0,08% vào năm 2019.
Giảm vào năm 2020, kết quả của đại dịch COVID-19 đối với việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tỷ lệ bệnh AA đạt đỉnh điểm vào lúc 9 tuổi và cao hơn ở nữ so với nam (tương ứng là 0,12% so với 0,09%).
Tỷ lệ này cao nhất ở trẻ em gốc Tây Ban Nha (0,23%), tiếp theo là trẻ em châu Á (0,17%), trẻ em da đen (0,12%) và trẻ em da trắng (0,08%).
Nhóm thuần tập gồm 2.896.241 trẻ em. Trong số này, 2.398 người AA từ năm 2009-2020, với tỷ lệ bệnh tổng thể là 13,6 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân năm.
Tỷ lệ AA theo độ tuổi và đạt cao nhất vào lúc trẻ 6 tuổi. Tỷ lệ ở bệnh nhân nữ cao hơn 22,8% so với bệnh nhân nam.
Tỷ lệ bệnh cao nhất ở người gốc Tây Ban Nha (31,5 / 100.000 người-năm), tiếp theo là người châu Á (23,1 / 100.000 người-năm), người da đen (17,0 / 100.000 người-năm) và người da trắng (8,8 / 100.000).
Nam giới ít có khả năng được chẩn đoán bệnh AA hơn so với nữ giới (tỷ lệ chênh lệch đã điều chỉnh, 0,80; P <0,001).
Theo chủng tộc / dân tộc thấy tỷ lệ trẻ em có nguồn gốc thiểu số tăng lên đáng kể khi so sánh với trẻ em da trắng.
Trẻ em gốc Tây Ban Nha có nguy cơ chứng AA cao nhất (aOR, 3,07), tiếp theo là trẻ em châu Á (aOR, 2,02) và trẻ em da đen (aOR, 1,73) (P <0,001).
Bệnh nhân viêm da dị ứng, bệnh tuyến giáp, bệnh vẩy nến, bệnh bạch biến và bệnh tam nhiễm thể 21 trước khi được chẩn đoán AA đều có nguy cơ phát triển bệnh AA cao hơn đáng kể so với những người không có những chẩn đoán đó.
Tỷ lệ lưu hành đã tăng đều đặn, với mức tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua, phản ánh các rối loạn tự miễn dịch khác.
Trẻ em xác định là gốc Tây Ban Nha, châu Á và da đen có tỷ lệ chứng rụng tóc từng mảng cao hơn đáng kể so với những trẻ xác định là người da trắng.
Các nỗ lực nên tập trung vào việc tăng cường giáo dục và nhận thức về AA trong các cộng đồng và các bác sĩ nhi khoa cộng đồng chẩn đoán chính xác sớm.
Tên bài:
Pediatric Alopecia Areata in the US Has Increased Twofold Since 2009, Study Finds
Doug Brunk
July 16, 2021
Medscape.com