Theo số liệu mới từ thử nghiệm CLASS-01 của Trung Quốc, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau phẫu thuật cắt dạ dày đoạn xa nội soi đối với ung thư dạ dày tiến triển tại chỗ ngang bằng với phẫu thuật mở.
*****
Cắt dạ dày nội soi ngày càng phát triển phổ biến ở các nước phương Đông. Nghiên cứu trước đây phát hiện phương pháp xâm lấn tối thiểu có kết quả tương tự như phương pháp cắt dạ dày mở. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều liên quan đến bệnh ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu nêu lên trong bài báo được đăng trực tuyến ngày 20 / 10 trên JAMA Surgery.
Phát hiện mới cung cấp bằng chứng thêm tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật cắt dạ dày nội soi đối với những bệnh nhân được đánh giá trước mổ có bệnh ung thư tiến triển tại chỗ, theo Guoxin Li, MD, PhD, thuộc Bệnh viện Nanfang, Đại học Y khoa Nam, Quảng Châu, Trung Quốc, cùng các đồng nghiệp viết.
Thử nghiệm CLASS-01, được thực hiện tại 14 trung tâm ở Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2014, gồm hơn 1000 bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn lâm sàng T2, T3 hoặc T4a mà không có hạch to hoặc di căn xa. Những bệnh nhân này, không ai trong số họ được điều trị bổ trợ, được chỉ định ngẫu nhiên phẫu thuật cắt dạ dày nội soi (n = 528) hoặc cắt dạ dày đoạn xa mở (n = 528) với cắt hạch D2.
Các kết quả trước đó từ thử nghiệm CLASS-01, được báo cáo vào năm 2019 trên JAMA, thấy không có sự khác biệt đáng kể khả năng sống thêm 3 năm không bệnh, tiêu chuẩn chính của nghiên cứu giữa những bệnh nhân được phẫu thuật nội soi (77%) và mổ mở (78%). Các tác giả trước đây cũng báo cáo tỷ lệ bệnh sau mổ tương tự ở nhóm mổ nội soi (15%) và mổ hở (13%).
Trong phân tích mới nhất, tỷ lệ sống sót chung là 73% ở nhóm nội soi và 76% ở nhóm mở sau 5 năm. Đối với bệnh nhân có khối u giai đoạn I, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 90% với nội soi ổ bụng và 89% với phẫu thuật mở. Đối với khối u giai đoạn II và giai đoạn III, tỷ lệ là 79% so với 85% và 59% so với 60%. Không có sự khác biệt trong số này là đáng kể sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, tình trạng hoạt động, bệnh đi kèm, kích thước khối u, đặc điểm mô học và hóa trị.
Trong thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm đầu tiên ở phương Tây so sánh giữa nội soi với cắt dạ dày mở, được báo cáo vào đầu năm nay, các nhà nghiên cứu ở Hà Lan không tìm thấy sự khác biệt đáng kể tỷ lệ tử vong tổng thể trong 1 năm, các biến chứng, tình trạng tái phát, chất lượng cuộc sống hoặc thời gian nằm viện giữa 2 các nhóm. Phương pháp nội soi có liên quan đến việc mất máu ít hơn, nhưng cũng mất nhiều thời gian hơn. Các nhà nghiên cứu Hà Lan nêu lên họ ủng hộ việc áp dụng phương pháp cắt dạ dày nội soi như 1 giải pháp thay thế an toàn trong việc cắt dạ dày mở ở các trung tâm có kinh nghiệm.
Cũng như các nhà nghiên cứu Hà Lan, Li cùng các đồng nghiệp nhấn mạnh các thủ thuật nội soi được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm tại các cơ sở chuyên môn cao, và do đó, kết quả của chúng có thể khó được khái quát hóa đối với các bác sĩ phẫu thuật được đào tạo ít chuyên sâu hơn.
Nhóm hiện đang lên kế hoạch thử nghiệm mang tên CLASS-03 kiểm tra tính an toàn của phương pháp cắt dạ dày nội soi sau liệu pháp bổ trợ tân sinh.
Tên bài:
Similar Long-term Survival With Laparoscopic, Open Gastrectomy
Frederik Joelving
October 22, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/961440.