Năm 1950, tại Bệnh viện Sea View của Đảo Staten, 1 nhóm bệnh nhân bệnh lao giai đoạn cuối được sử dụng 1 loại kháng sinh mới gọi là isoniazid, thuốc này gây 1 số tác dụng phụ không mong muốn. Các bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, kích thích tinh thần và cải thiện giấc ngủ, và bắt đầu giao tiếp xã hội với hoạt bát hơn. Sau đó, các bác sĩ bắt đầu kê đơn isoniazid như 1 loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên.
Việc thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột trong trường hợp này là thông qua thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu mối liên hệ giữa thức ăn và các rối loạn tâm thần mới thực sự phát huy tác dụng. Năm 2004, 1 nghiên cứu mang tính bước ngoặt ghi nhận những con chuột gây thiếu hệ vi sinh vật có phản ứng căng thẳng quá mức. Tuy nhiên, các tác động được đảo ngược nếu những con chuột được ăn 1 chủng vi khuẩn Bifidobacterium Infantis, 1 loại lợi khuẩn. Điều này làm dấy lên mối quan tâm học thuật, và hàng nghìn bài báo nghiên cứu theo sau.
Theo Tiến sĩ Stephen Ilardi, Đại học Kansas, tập trung vào căn nguyên và điều trị trầm cảm, lĩnh vực chế phẩm sinh học và rối loạn tâm thần, vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết đến.
Hồ sơ hệ vi sinh vật đường ruột trong rối loạn sức khỏe tâm thần,
Con người chúng ta có khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn cư trú trong ruột. Một số trong số này là vi khuẩn cổ, 1 số nấm, 1 số động vật nguyên sinh và cả vi rút, nhưng hầu hết là vi khuẩn. Những thứ như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật khác biệt đáng kể so với hệ vi sinh vật điển hình, các bác sĩ và nhà nghiên cứu mô tả đó là chứng loạn khuẩn hoặc mất cân bằng. Các nghiên cứu phát hiện có rối loạn hệ vi sinh vật với bệnh nhân trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
Allan Young, MBChB, Đại học King’s College London, Vương quốc Anh, hệ vi sinh vật đường ruột thực sự là 1 yếu tố quan trọng trong 1 số chứng rối loạn tâm thần. Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột dường như có sự khác biệt giữa bệnh nhân tâm thần và người khỏe mạnh. Ví dụ, trong bệnh trầm cảm, 1 đánh giá gần đây 9 nghiên cứu thấy sự gia tăng mức độ Streptococcus và Oscillibacter và sự phong phú thấp của Lactobacillus và Coprococcus, trong số những người khác. Trong khi đó, trong rối loạn lo âu tổng quát, dường như có sự gia tăng vi khuẩn Fusobacteria và Escherichia / Shigella.
Các vi khuẩn trong ruột có thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh vào máu và ảnh hưởng đến chức năng não. Chúng có thể giải phóng các hormone vào máu và lại truyền vào não.
Một con đường đặc biệt quan trọng chạy qua dây thần kinh phế vị, dây thần kinh dài nhất xuất hiện trực tiếp từ não, kết nối nó với ruột. Một con đường khác là con đường miễn dịch. Vi khuẩn đường ruột có thể tương tác với các tế bào miễn dịch và giảm sản xuất cytokine, do đó có thể làm giảm viêm toàn thân. Quá trình viêm có liên quan đến cả trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Hơn nữa, vi khuẩn đường ruột có thể điều chỉnh sự biểu hiện của 1 loại protein gọi là BDNF, yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não giúp phát triển và tồn tại các tế bào thần kinh trong não.
Thay đổi của Probiotics đối với các tình trạng khác nhau,
Khi các con đường mà rối loạn sinh học đường ruột có thể ảnh hưởng đến các rối loạn tâm thần ngày càng rõ ràng, bước hợp lý tiếp theo là cố gắng tác động đến thành phần của hệ vi sinh vật để ngăn ngừa và điều trị trầm cảm, lo âu hoặc tâm thần phân liệt.
Viktoriya Nikolova, MRes, MSc, King’s College London, tác dụng của probiotics vi sinh vật sống, khi được tiêu thụ với lượng vừa đủ, mang lại lợi ích sức khỏe, đến nay là mạnh nhất đối với bệnh trầm cảm. Trong phân tích tổng hợp năm 2021 với 7 thử nghiệm, men vi sinh có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm chỉ sau 8 tuần. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học chỉ hoạt động khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm được cấp duyệt. Một phân tích tổng hợp khác, vào năm 2018, probiotic, khi so sánh với giả dược, cải thiện tâm trạng ở những người có các triệu chứng trầm cảm (ở đây, không cần điều trị chống trầm cảm).
Tiến sĩ Roumen Milev, MD, Đại học Queen, Kingston, Canada, cùng đồng tác giả nêu lên men vi sinh nên được sử dụng đồng thời với điều trị chống trầm cảm.
Một trong những thử nghiệm mù đôi và có đối chứng với giả dược lớn hơn thấy việc bổ sung Lactobacillus plantarum giúp giảm căng thẳng và lo lắng, trong khi mức cytokine tiền viêm giảm xuống.
Bằng chứng hiệu quả của chế phẩm sinh học trong bệnh tâm thần phân liệt còn hạn chế. Một đánh giá năm 2019 kết luận men vi sinh có thể tạo sự khác biệt trong bệnh tâm thần phân liệt.
Hiện tại, khi xem xét các bằng chứng nghiên cứu hạn chế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo 1 cách an toàn hơn là cố gắng cải thiện sức khỏe đường ruột thông qua tiêu thụ thực phẩm lên men có chứa probiotic tự nhiên, chẳng hạn như miso, kefir hoặc dưa cải bắp. Ngoài ra, bạn có thể tiếp cận với prebiotics, chẳng hạn như thực phẩm có chứa chất xơ (prebiotics tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột có lợi). Điều này có thể là 1 cách nhẹ nhàng hơn cải thiện sức khỏe đường ruột hơn là uống 1 viên thuốc.
Tên bài:
The Role of Probiotics in Mental Health
Marta Zaraska
September 15, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/958764