Virus Ebola – Chẩn đoán, phòng chống và điều trị bệnh

Virus ebola là gì ? 

Bệnh nhiễm virus Ebola ở người và loài linh trưởng, trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola, do virus Ebola
gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nặng, rất dễ lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 90%. Virus Ebola được truyền từ động vật hoang dại đến người và lây lan trong cộng đồng do lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh. Bệnh nhiễm virus Ebola xuất hiện lần đầu tiên năm 1976 với hai trận dịch cùng lúc tại châu Phi, một ở Nzara, Sudan và một ở nước cộng hòa Congo (tên gọi trước đây là Zaire). Trận dịch ở Congo khởi phát từ một ngôi làng bên sông Ebola, từ đó Ebola được đặt tên cho virus gây bệnh. Trận dịch Ebola xuất hiện ở Tây Phi vào tháng 3-2014 là trận dịch lớn nhất kể từ khi phát hiện được virus Ebola, năm 1976. số ca nhiễm và tử vong tăng liên tục, virus Ebola có lẽ là virus độc hại hơn bất cứ loại virus nào khác gây bệnh ở người được biết trên trái đất.

Phân loại

Virus Ebola cùng với Marburgvirus và Cuevavirus là ba giống (genus) của họ Filoviridae (filo: mối đe dọa). Virus Ebola và Marburgvirus có độc tính cao với loài người và loài linh trưởng, gây bệnh nặng và thường dẫn đến tử vong. Virus Ebola có năm loài (species) khác nhau: Zaire ebolavirus (EBOV), Sudan ebolavirus (SUDV), Bundibugyo ebolavirus (BDBV), Tai’ Forest ebolavirus (TAFV), Reston ebolavirus (REBOV).

Trong đó, các loài EBOV, SUDV và BDBV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi. Zaire ebolavirus là nguyên nhân của trận dịch Ebola tại Tây phi năm 2014. Trái lại, hai loài TAFV và REBOV chưa từng gây dịch bệnh.

Tính chất virus

Virion của virus Ebola có hình ống hoặc đa dạng với những nhánh dài, hình chữ u, hình số 6 với đường kính 80 nm và chiều dài thay đổi từ 80 nm tới 1400 nm. Virus Ebola có màng bọc ngoài, cấu trúc bởi lớp đôi lipid, với glycoprotein (GP) tạo gai nhú trên bề mặt virus, dài 10 nm. Bộ gen virus là RNA sợi đơn cực âm, thẳng, dài khoảng 19.000 kilobases nucleotises. Bộ gen mã hóa cho các protein cấu trúc, đó là: nucleoprotein (NP), protein tạo nucleocapsid 30 (VP30), VP35 và polymerse (L) trong lõi; 2 protein đệm VP24 và VP40 nằm ờ khoảng giữa lõi và màng virus. Nucleocapsid hình xoắn ốc.

virus Ebola
Hình ảnh cấu trúc virion của virus Ebola

 

Sự nhân lên của virus Ebola

Sự nhân lên của virus Ebola cũng gồm những giai đoạn tương tự như ở các virus khác: virus xâm nhập vào tế bào ký chủ, cởi bỏ màng bọc ngoài, tổng hợp acid nucleic, tổng hợp protein của virus, lắp láp (trưởng thành), được phóng thích khỏi tế bào ký chủ và lại khởi đầu một chu kỳ mới.

Virus Ebola nhạy cảm với nhiệt độ và có thể bị bất hoạt ở nhiệt độ 60°c trong 60 phút.

Sinh bệnh học và miễn dịch học

Virus Ebola có ái tính cao và tấn công vào phần lớn các loại tế bào, mô và cơ quan của cơ thể con người. Các thực bào, tế bào tua (dendritic cell), nguyên bào sợi ở mô kẽ và tế bào nội mô là những tế bào đích của virus Ebola. Tương tự, virus Ebola tập trung ở gan, lách, phổi, thận, máu và các loại dịch thể. Virus Ebola gây tử vong với tỉ lệ cao khi có các yếu tố độc tính nặng:

 •  Glycoprotein của virus tiêu diệt tế bào nội mô, gây xuất huyết, sốc và đông máu nội mạch lan tỏa (Die – disseminated intravascular coagulation).

 •  Hai protein khác của virus ức chế sự xâm nhập và hoạt động của interferon. Tế bào lympho bị tiêu diệt, đáp ứng kháng thể không hiệu quả và hệ miễn dịch bị suy yếu.

Nếu bệnh nhân bình phục, kháng thể kháng Ebola trong huyết thanh bệnh nhân có thể được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola khác.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhiễm Ebola rất nguy hiểm còn do các triệu chứng rất đa dạng, xuất hiện nhanh chóng và có biểu hiện giống bệnh truyền nhiễm khác như bệnh sốt rét, thương hàn, kiết lỵ, cúm, … ít gây tử vong hơn bệnh Ebola.

Sau thời gian ủ bệnh 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày), các triệu chứng khởi phát đột ngột là sốt cao, ớn lạnh và đau cơ. Dấu hiệu tiếp theo liên quan đến các hệ cơ quan khác nhau: hệ và tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), hệ hô hấp (ho, đau ngực) và hệ thần kinh (nhức đầu), …. Các triệu chứng điển hình là phát ban lan tỏa, xuất huyết nội hoặc ngoại, sốc và suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhiễm virus Ebola cao bất thường so với hầu hết các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 90%. Ngay cả khi được điều trị, tỉ lệ này cũng vào khoảng 50%.

 

virus Ebola
Các triệu chứng của bệnh nhiễm virus Ebola

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Để phát hiện căn nguyên gây bệnh là virus Ebola, cần thực hiện qui trình xét nghiệm như sau:

 •  Bệnh phẩm là máu được bảo quản và chuyên chờ theo qui định an toàn với bệnh phẩm (máu) có nguy cơ lây nhiễm cao.

 •  Phương pháp xét nghiệm: có thể tiến hành các phương pháp virus học, miễn dịch học, sinh học phân tử để chẩn đoán xác định bệnh nhiễm virus Ebola.

•  Phân lập virus: phải được tiến hành tại phòng an toàn sinh học cấp 4. Nuôi cấy virus trong các dòng tế bào thích hợp như tế bào Vero hoặc tê bào khi MA-104.

•  Xét nghiệm miễn dịch: sử dụng phương pháp ELISA để phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng virus Ebola trong huyết thanh bệnh nhân ở giai đoạn bình phục hoặc phát hiện kháng nguyên khi bệnh đang diễn tiến.

•  Xét nghiệm sinh học phân tử: kỹ thuật RT-PCR phát hiện đoạn gen đặc hiệu của virus Ebola.

Dịch tễ học

Ký chủ tự nhiên của virus Ebola là loài dơi, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Ngoài ra, loài linh trưởng có thể là trung gian truyền bệnh nếu nhiễm virus Ebola từ nước bọt hoặc phân dơi.

Phương thức lây truyền: Bệnh nhiễm virus Ebola lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như máu, nước bọt, nước tiêu, chất nôn, … của người bệnh và tiếp xúc với các bề mặt thiết bị bị nhiễm virus, bao gồm chăn, nệm đã dính dịch cơ thể của bệnh nhân.

phương thức truyền của virus ebola
Phương thức lây truyền của virus Ebola

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh: Những người trong gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với người bị bệnh. Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Những người trực tiếp tiếp xúc với thi thể bệnh nhân (nhân viên lễ tang). Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật mắc bệnh (tinh tinh, vượn người, linh dương, dơi ăn quả, …) bị nhiễm bệnh hoặc chết do virus Ebola.

Trận dịch Ebola khởi phát đầu tiên ở Tây Phi vào tháng 3-2014 đã nhanh chóng lan ra các vùng lân cận và mặc dù đã tích cực, chủ động phòng ngừa nhưng vẫn xuất hiện những ca bệnh ở châu Âu và Hoa kỳ. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong một thời gian ngắn, số ca bệnh và tử vong tăng lên nhanh chóng: từ tháng 3-2014 đến ngày 17-10-2014 đã ghi nhận 9.284 ca mắc bệnh, trong đó 4.604 ca tử vong; đến những ngày đầu tháng 12- 2014: con số này đã lên tới hơn 16.000 ca mắc bệnh, trong đó có hơn 7.000 ca tử vong.

Phòng ngừa và điều trị

Phòng ngừa

Chủ yếu là ngăn chặn sự phát tán của virus từ chất tiết và máu của bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Cụ thể là tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu phải tiếp xúc với bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng phương tiện phòng chống lây nhiễm cho cá nhân: đội nón, mang khẩu trang y tế (N95), kính bảo hộ hoặc kính che mặt, găng tay, vớ, quần áo vô khuẩn.

Điều trị

Hiện chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola, một số quốc gia trên thế giới (Nga, Mỹ, Canada) đang tích cực nghiên cứu và hy vọng sẽ có vaccin phòng ngừa bệnh nhiễm virus Ebola vào giữa năm 2015.

Nguyên tắc điều trị:

  • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
  • Các ca bệnh nghi ngờ phải được khám tại bệnh viện, cách ly bệnh nhân tuyệt đối để tránh lây lan. Lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
  • Các ca bệnh đã được xác định phải được nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
  • Có thể truyền máu hoặc huyết tương của bệnh nhân nhiễm virus Ebola đã khỏi bệnh có chứa kháng thể kháng virus Ebola để điều trị.

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com/

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.