Chứng mất trí nhớ tạm thời là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách khắc phục

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng mất trí nhớ tạm thời trong cuộc đời. Rất nhiều trong số họ đã lo lắng, hoảng sợ vì tình trạng bệnh của mình. Vậy thực chất chứng mất trí nhớ tạm thời là bệnh gì? Liệu đây có phải một căn bệnh đáng lo ngại? tapchiyhocvietnam.com sẽ đưa tới cho bạn đọc các thông tin về bệnh này qua bài viết dưới đây.

Mất trí nhớ tạm thời là bệnh gì?

Mất trí nhớ tạm thời là tình trạng người bệnh đột nhiên mất trí nhớ mà không xuất phát từ bất kỳ một vấn đề thần kinh nào.

Tuy người bệnh khi đó vẫn có thể nhớ được mình là ai và vẫn nhận ra những người mà họ biết rõ; nhưng họ không thể nhớ lại các sự kiện vừa mới diễn ra, ghi nhớ các sự kiện mới hay lặp đi lặp lại một câu hỏi vì quên mất câu trả lời vừa mới nhận được.

Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó trí nhớ sẽ quay trở lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người trẻ thường diễn ra do ba nguyên nhân chủ yếu: do tai nạn, sử dụng rượu bia và mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy.

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Sau khi gặp tai nạn tác động lên não, bệnh nhân sẽ bị chấn thương sọ não ở một trong bốn loại: tụ máu não, giập não, nứt sọ và chấn động não.

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn là hậu quả do chấn động não – thể nhẹ nhất của chấn thương sọ não – gây nên. Có hai dạng mất trí nhớ tạm thời do chấn động não hay gặp:

  • Mất trí nhớ ngược chiều: bệnh nhân mất một phần hoặc mất toàn bộ ký ức trước khi chấn thương xảy ra.
  • Mất trí nhớ thuận chiều: bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hình thành các ký ức mới trong khoảng thời gian ngắn, dẫn đến những khoảng trống trong ký ức sau khi bị tai nạn.

Một số dấu hiệu điển hình của mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn:

  • Bệnh nhân mất trí nhớ đột ngột, không nhớ được một số sự kiện đã từng xảy ra, dù vẫn còn khả năng nhận thức bình thường (vẫn gọi tên được các đồ vật quen thuộc, đọc được các chỉ dẫn đơn giản)
  • Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, …, thường tự đặt ra các câu hỏi như: “Tôi đang làm gì?”, “Đây là đâu?”, …

Mất trí nhớ tạm thời sau khi uống rượu

Người say rượu thường bị mất trí nhớ theo một trong hai dạng:

  • Mất trí nhớ từng phần (còn được gọi là “mất tập trung”): người say rượu không thể nhớ lại được các sự kiện trong những khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên nếu họ được gợi nhắc lại thì họ vẫn có thể khôi phục ký ức về chúng.
  • Mất trí nhớ toàn bộ: người say mất hoàn toàn ký ức về các sự kiện trong những khoảng thời gian dài hơn, kể cả khi được gợi nhắc họ cũng không thể nhớ lại được.
sử dụng rượu bia quá mức có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn
Sử dụng rượu bia quá mức có thể ảnh hưởng tới trí nhớ của bạn

Nguyên nhân:

Vùng đồi hải mã – một vùng não ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành trí nhớ – đã xảy ra sự rối loạn hoá học và sinh lý học thần kinh.

Cồn trong rượu đã làm nhiễu loạn truyền tải glutamate (chất mang tín hiệu giữa các tế bào thần kinh) trong vùng đồi hải mã, khiến các cảm thụ quan không còn hoạt động đúng chức năng nữa.

Quá trình nào kích thích các tế bào thần kinh sản sinh steroid, chất này ngăn cản các cảm thụ quan liên lạc với nhau một cách thích hợp, dẫn đến phá huỷ điện thế hoá dài hạn giữa các synap – quá trình cần thiết để ghi nhớ các sự kiện.

Cách phòng tránh

  • Ăn thật nhiều để no, bởi nếu chúng ta say xỉn với một cái dạ dày trống rỗng thì nồng độ cồn trong máu sẽ tăng nhanh hơn một cách đáng kể.
  • Uống ít hơn và uống chậm hơn. Việc dung nạp quá nhanh một lượng lớn cồn vào máu là thủ phạm chính khiến cho người say mất trí nhớ tạm thời sau đó.
  • Phụ nữ có tỷ lệ mất trí nhớ tạm thời do say xỉn cao hơn đàn ông do lượng cồn trong máu của họ tăng nhanh hơn, họ có ít enzyme phân giải rượu trong dạ dày hơn và trong cơ thể có ít nước để phân tán cồn hơn.

Mất trí nhớ tạm thời sau khi ngủ dậy

Sự suy giảm chất lượng giấc ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn tới mất trí nhớ tạm thời thuận chiều. Trong giấc ngủ, điện thế hoạt động của các neuron được chuẩn hoá nhờ quá trình suy yếu có chọn lọc của các synap.

Sự suy giảm chất lượng giấc ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn tới mất trí nhớ tạm thời thuận chiều
Sự suy giảm chất lượng giấc ngủ cũng là một nguyên nhân dẫn tới mất trí nhớ tạm thời thuận chiều

Điều này tạo ra không gian trong não, cho phép não ghi lại các ký ức mới trong thời gian tỉnh táo. Một giấc ngủ không được đảm bảo sẽ dẫn làm ảnh hưởng tới sự dẻo dai của synap (khả năng hưng thịnh hoặc suy yếu của hoạt động synap), ảnh hưởng tới quá trình ghi nhớ của con người.

Một số nguyên nhân khác

Bệnh mất trí nhớ tạm thời còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân:

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc an thần, giãn cơ, chống trầm cảm, giảm đau hậu phẫu, kháng sinh histamin, …
  • Căng thẳng thần kinh và lo âu: những yếu tố này làm giảm độ tập trung, giảm khả năng học hỏi và ghi nhớ.
  • Chế độ ăn uống kém: chứng mất trí nhớ tạm thời có thể đến từ việc không nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động não bộ như omega-3, omega-6, DHA, Phosphatidylserine, sắt, …
  • Do môi trường sống ô nhiễm và lười rèn luyện thân thể.

Triệu chứng mất trí nhớ tạm thời

Bệnh nhân bị mất trí nhớ tạm thời sẽ có các triệu chứng đặc trưng:

  • Đột ngột mất trí nhớ, mặc dù vẫn nhớ được các đặc điểm danh tính cá nhân như tên, tuổi, nơi ở, …
  • Vẫn có nhận thức ở mức cơ bản, chẳng hạn như vẫn có thể gọi tên các đồ vật quen thuộc hay vẫn tuân thủ theo các chỉ dẫn đơn giản.
Một số triệu chứng của mất trí nhớ tạm thời
Một số triệu chứng của mất trí nhớ tạm thời

Triệu chứng và bệnh sử để chẩn đoán dựa trên:

  • Thời gian bị mất trí nhớ tạm thời không quá 24 giờ, đồng thời trí nhớ có dầu hiệu khôi phục dần dần.
  • Không có dấu hiệu co giật và bệnh sử mắc bệnh động kinh hoạt động.

Phương pháp chẩn đoán

Thăm khám sức khoẻ

Khi gặp hiện tượng mất trí nhớ tạm thời, bệnh nhân cần thăm khám sức khoẻ thần kinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra các phản xạ, trương lực cơ, sức cơ, các chức năng cảm giác, tư thế, dáng đi, phối hợp và thăng bằng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đặt một số câu hỏi để kiểm tra khả năng tư duy, phán xét và trí nhớ của người bệnh.

Xét nghiệm não – chẩn đoán hình ảnh

Tiếp theo, bệnh nhân sẽ trải qua các xét nghiệm phát hiện các bất thường trong hoạt động điện lưu và lưu thông máu não. Các xét nghiệm kéo dài trong khoảng hai giờ, bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết lát cắt ngang của não bằng việc sử dụng từ trường và sóng vô tuyến, từ đó kết hợp thành hình ảnh não ba chiều để quan sát được từ nhiều góc độ.
  • Điện não đồ (EEG): Kỹ thuật này nhằm xác định xem liệu bệnh nhân có bị bệnh động kinh hay không. Người mắc bệnh động kinh thường có những thay đổi trong sóng não, các thay đổi này được thiết bị EEG ghi lại thông qua các điện cực gắn vào da đầu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật cho thấy những bất thường trong cấu trúc não (mạch máu hẹp hoặc giãn quá mức, vỡ mạch máu, đột quỵ xảy ra trong quá khứ, …). Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị X-quang để thu được nhiều hình ảnh não từ nhiều góc độ và ghép chúng lại để có hình ảnh cắt ngang não và sọ.

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời có nguy hiểm không?

Hội chứng mất trí nhớ tạm thời là tình trạng hiếm gặp, dường như không gây bất cứ thiệt hại nào và khó tái phát.

Phương pháp khắc phục hiện tượng mất trí nhớ tạm thời hiệu quả

Không có liệu pháp chữa trị nào cho hội chứng mất trí nhớ tạm thời. Bệnh nhân sẽ tự khôi phục trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, để khắc phục chứng mất trí nhớ tạm thời một cách hiệu quả, bệnh nhân cần:

Tuy tình trạng mất trí nhớ tạm thời tự khôi phục trong vòng 24 giờ nhưng bệnh nhân vẫn cần xây dụng cho mình lối sống lành mạnh
Tuy tình trạng mất trí nhớ tạm thời tự khôi phục trong vòng 24 giờ nhưng bệnh nhân vẫn cần xây dụng cho mình lối sống lành mạnh
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Hạn chế tối đa sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích có hại đến sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, …
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tránh tình trạng stress kéo dài.
  • Thể dục thể thao thường xuyên

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.