Ngày nay, tình trạng bệnh nhân mắc hen phế quản nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung ngày càng tăng do sự tác động một phần từ môi trường. Chính vì vậy các loại thuốc điều trị các tình trạng bệnh đó đang xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều. Trong bài viết này, tapchiyhocvietnam.com sẽ giới thiệu đến độc giả thuốc Aphausar – một trong các loại thuốc điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là hen phế quản.
Thuốc Alphausar là thuốc gì?
Bên cạnh sự phát triển của dược phẩm nước ngoài, dược phẩm Việt Nam cũng đang trên đà thăng hoa, đã và đang được người dân trong nước tin dùng, trong đó có Alphausar.
Alphausar là thành quả nghiên cứu, chế tạo của công ty TNHH Dược phẩm Quang Anh và được đăng ký với số đăng ký VD-23296-15.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, mỗi viên nang mềm chứa 4200 đơn vị USP hoạt chất Alpha Chymonhư trypsin và một lượng tá dược vừa đủ, đem lại tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm và các triệu chứng do tình trạng viêm gây ra.
Alphausar được đóng gói theo hộp, mỗi hộp có thể có 2 vỉ, 3 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên.
Công dụng của thuốc Alphausar
Với hoạt chất chính là Alpha Chymotrypsin, thuốc Alphausar có công dụng chống viêm, giảm tình trạng phù nề do chấn thương hay do các nguyên nhân khác.
Thành phần của Alphausar có tác dụng gì?
Thành phần:
- Thành phần chính: Alpha Chymotrypsin. Alpha Chymotrypsin có nguồn gốc từ tụy bò, được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen.
- Tá dược đi kèm: dầu đậu nành, sáp ong, lecithin, glycerin, gelatin, titan dioxyd, methyl parahydroxybenzoate ,…
Tác dụng chính:
- Giảm tình trạng viêm, phù mô mềm do chấn thương, áp xe hoặc do loét.
- Cải thiện các cơn hen, ho có đờm ở các bệnh nhân hen, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang nhờ khả năng làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp.
Cơ chế tác dụng: Sợi tơ huyết gây nên tình trạng phù nề tại ổ viêm do nó hình thành một hàng rào xung quanh vị trí bị viêm dẫn đến tình trạng tắc các mạch máu và mạch bạch huyết. Ngoài ra, sợi tơ huyết cũng có thể hình thành cục máu đông. Enzym Alpha Chymotrypsin là một enzym thủy phân protein, tham gia vào quá trình thủy phân các sợi tơ huyết nói trên, từ đó giúp điều trị và cải thiện hiệu quả các triệu chứng do viêm gây ra.
Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú có được sử dụng Alphausar không?
Phụ nữ có thai được các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng Alphausar trong thời kỳ này vì có thể gây tác hại xấu cho thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng Alphausar, nên ngừng cho con bú nếu buộc phải sử dụng thuốc.
Chỉ định
Từ những tác dụng kể trên của Alpha chymotrypsin, thuốc Alphausar được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị phù nề sau mổ hoặc chấn thương.
- Bệnh nhân mắc hen, viêm phế quản, các bệnh phổi, viêm xoang cần làm lỏng dịch tiết ở đường hô hấp trên.
Chống chỉ định
Tuyệt đối không sử dụng Alphausar trong những trường hợp sau:
Bệnh nhân bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị giảm alpha -1 antitrypsin trong các trường hợp: phổi tắc nghẽn mạn tính, mắc hội chứng thận hư…
Cách sử dụng
Cách dùng: Uống Alphausar với lượng nước lọc vừa đủ, không dùng nước ngọt hay nước hoa quả để thay thế nước lọc vì có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Ngoài ra, Alphausar còn được sử dụng theo đường ngậm dưới lưỡi. Khi dùng thuốc theo cách này, cần để thuốc tan dần dưới lưỡi, tuyệt đối không nhai thuốc.
Liều dùng:
Đường uống: Uống 3- 4 lần/ ngày, mỗi lần 2 viên.
Đường ngậm dưới lưỡi: Ngậm 4- 6 viên/ ngày, chia làm nhiều lần trong ngày.
Tác dụng phụ
- Ở liều thường dùng, bệnh nhân có thể nhận thấy sự thay đổi màu sắc, độ rắn, mùi của phân. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ tạm thời, những dấu hiệu này sẽ biến mất khi bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc hoặc giảm liều dùng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…
- Ở liều cao có thể xảy ra phản ứng dị ứng, mẩn đỏ da.
Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào kể trên, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để được xử lý kịp thời và thay thế thuốc nếu cần thiết.
Lưu ý khi sử dụng
Để thuốc đạt được hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu tác dụng không mong muốn, các đối tượng sau vui lòng không sử dụng Alphausar:
- Bệnh nhân rối loạn đông máu kể cả di truyền lẫn không di truyền.
- Bệnh nhân sắp phẫu thuật hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
- Bệnh nhân đang dùng liệu pháp điều trị kháng đông.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày- tá tràng hoặc dị ứng protein.
Tương tác thuốc
Để tránh tình trạng tương tác thuốc làm giảm tác dụng điều trị, tăng tác dụng không mong muốn hoặc tăng độc tính của Alphausar, cần tránh phối hợp dùng chung với các thuốc sau:
- Acetylcystein- thuốc giải độc Paracetamol.
- Một số thuốc tan đờm ở phổi.
- Thuốc kháng đông (loãng máu).
- Bệnh nhân cần liệt kê với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng để được tư vấn, tránh gây tương tác trong quá trình sử dụng thuốc.
Động lực học
- Hấp thu: Alphausar được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
- Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và một lượng nhỏ qua phân.
Mua thuốc Alphausar ở đâu?
Hiện nay, Alphausar đã có mặt tại hầu hết các hiệu thuốc, phòng khám, bệnh viện trong phạm vi toàn quốc. Bạn có thể mang đơn thuốc được bạn sĩ kê Alphausar đến bất kỳ địa điểm nào kể trên để tìm mua thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thuốc qua các website của các hiệu thuốc, các trang thương mại điện tử… Dù mua thuốc theo cách nào thì bạn cũng phải tìm hiểu kỹ, lựa chọn địa điểm mua thuốc đáng tin cậy để mua được sản phẩm chính hãng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Thuốc Alphausar có giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường Alphausar được đóng gói theo nhiều loại với các mức giá khác nhau. Mỗi hộp Alphausar 2 vỉ x 10 viên đang được bán với mức giá khoảng 36.000/ hộp, tuy nhiên, mức giá này có thể có sự chênh lệch không đáng kể giữa các cơ sở phân phối thuốc. Trước khi mua thuốc, bạn nên xem lại các thông tin trên hộp thuốc, tránh mua phải thuốc kém chất lượng.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
- Quá liều: Dùng quá liều không những không giúp rút ngắn thời gian điều trị mà còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Nếu bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu bất thường, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện đã được xử lý kịp thời, tránh chủ quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Quên liều: Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân không được uống bổ sung liều đó với liều tiếp theo vì có thể dẫn tới quá liều. Cần hạn chế tối đa tình trạng quên liều, tránh gây giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.