Theo nghiên cứu mới đây nêu lên chấn thương sọ não (TBI), dù là loại nhẹ, cũng có thể dẫn đến chứng động kinh sau chấn thương (PTE) lên đến 1 năm sau khi chấn thương đầu.
Kết quả từ 1 nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu, đa trung tâm ghi nhận 2,7% trong số gần 1500 người tham gia có bệnh TBI được báo cáo cũng có PTE và những bệnh nhân này có kết quả xấu hơn đáng kể so với những người không có PTE.
Theo đồng điều tra viên Giáo sư Ramon Diaz-Arrastia, MD, PhD, Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng TBI, Đại học Pennsylvania, Philadelphia, các phát hiện được báo cáo trực tuyến ngày 29/12 trên JAMA Network Open.
Co giật có thể gặp sau khi TBI, thường gặp nhất là sau chấn thương não nặng, chẳng hạn như dẫn đến hôn mê hoặc chảy máu trong não hoặc cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, 1số bệnh nhân có chấn thương não nhẹ hơn cũng có nguy cơ có bệnh động kinh cao hơn.
Dựa trên số liệu từ cơ sở số liệu lớn, đa trung tâm của chấn thương não (TRACK-TBI).
Những người tham gia với TBI, được định nghĩa là thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) từ 3-15, đến trung tâm chấn thương cấp I trong vòng 24 giờ sau khi chấn thương đầu cần được đánh giá bằng chụp CT.
Nghiên cứu gồm những bệnh nhân có TBI tương đối nhẹ (điểm GCS, 13-15), đây là 1 tính năng mới của nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu trước đây PTE tập trung vào TBI từ trung bình đến nặng.
Các nhà nghiên cứu cũng gồm 2 nhóm đối chứng phù hợp giới tính và tuổi tác. Nhóm kiểm soát chấn thương chỉnh hình (OTC) gồm những bệnh nhân chấn thương riêng rẽ ở các chi, xương chậu và / hoặc xương sườn.
Phân tích gồm 1885 người tham gia (tuổi trung bình, 41,3 tuổi; 65,8% nam giới). Trong số này, 1493 người có TBI, 182 người thuộc nhóm OTC và 210 người trong nhóm bạn bè.
Khi theo dõi 6 và 12 tháng, các nhà điều tra quản lý Bảng câu hỏi sàng lọc bệnh động kinh (ESQ), được phát triển bởi Viện Quốc gia rối loạn thần kinh và đột quỵ (NINDS).
Những người tham gia được hỏi việc trải qua các cử động mất kiểm soát, những thay đổi không giải thích được trong trạng thái tinh thần, và các cơn co giật hoặc cơn bất thường lặp đi lặp lại, và liệu họ có được biết mình có ộng kinh hay co giật hay không. Nếu họ trả lời có bất kỳ câu hỏi trong số những câu hỏi này, họ sẽ được khám sàng lọc cấp độ thứ 2, hỏi các cơn co giật.
Bệnh nhân được coi là có PTE nếu họ trả lời chắc chắn với bất kỳ hạng mục sàng lọc cấp độ, có co giật 7 ngày sau chấn thương và được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.
Kết quả chính là tỷ lệ chẩn đoán PTE dương tính. Sau 12 tháng, 2,7% những người có bệnh TBI được chẩn đoán PTE so với không ai trong số các nhóm chứng.
Tỷ lệ này phù hợp với các tài liệu trước đây.
Trong số những người có TBI và PTE, 12,2% có điểm GCS từ 3-8 (nặng), 5,3% có điểm 9-12 (trung bình) và 0,9% có điểm 13-15 (nhẹ).
Nguy cơ đối với PTE càng cao khi chấn thương đầu càng nặng, và trong số những người có xuất huyết trên phim chụp CT đầu. Ở những bệnh nhân TBI nhẹ, xuất huyết có liên quan đến nguy cơ phát triển PTE gấp 2-3 lần.
Các kết quả mới nêu lên tầm soát PTE bằng NINDS-ESQ nên được thực hiện thường xuyên như 1 cuộc theo dõi tất cả các chấn thương não.
Tài liệu tham khảo
Post-traumatic Epilepsy Common Even After ‘Mild’ TBI
Pauline Anderson
December 30, 2021