Khuyến cáo: sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
*****
Uống thuốc có liên quan đáng kể với thời gian nằm viện ngắn hơn ở những bệnh nhân được điều trị đau đầu tại khoa cấp cứu (ED), dựa trên số liệu từ khoảng 7000 bệnh nhân.
Theo Philip Wang, Phòng khám Cleveland, Ohio, trong bài báo cáo của Đại học American College of Emergency Physicians (ACEP) 2021, đau đầu phổ biến thứ 4 trong khoa cấp cứu, chiếm khoảng 3% tổng số ca khám ED.
Nhiều loại dược liệu trị liệu được sử dụng kiểm soát cơn đau đầu, dẫn đến việc sử dụng nhiều nguồn lực.
Muốn hiểu mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc và thời gian nằm viện cấp cứu, Wang cùng các đồng nghiệp xem xét số liệu từ 7233 lượt khám của 6715 bệnh nhân tại bất kỳ khoa cấp cứu của Hệ thống Y tế Cleveland Clinic trong năm 2018 với chứng đau đầu là chẩn đoán xuất viện chính. Bệnh nhân nhập viện được loại trừ; những người được điều trị bằng opioid, thuốc chống nôn và / hoặc NSAID được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 31 tuổi, 57% là người da trắng, và khoảng 1/2 là bệnh nhân Medicaid hoặc Medicare.
Khoảng 68% bệnh nhân được dùng thuốc chống nôn, 66,8% được dùng NSAID và 9,8% được dùng opioid. Khoảng 42% bệnh nhân chỉ được điều trị bằng đường tiêm và 42% được điều trị bằng đường uống; 15% được điều trị hỗn hợp. Thời gian nằm viện cấp cứu trung bình là 202 phút.
Điều chỉnh các yếu tố như giới tính, tuổi, thu nhập, chủng tộc, tình trạng bảo hiểm, loại khoa cấp cứu và thời gian đến, điều trị bằng thuốc uống chỉ giảm 11% thời gian nằm viện so với chỉ điều trị bằng thuốc tiêm. Tuy nhiên, thời gian nằm viện của bệnh nhân được điều trị bằng đường dùng hỗn hợp dài hơn 10% so với chỉ dùng đường tiêm.
Xét nhóm thuốc, bệnh nhân được điều trị bằng opioid có thời gian lưu trú tăng 10% và những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống nôn có thời gian lưu trú tăng 14%; tuy nhiên, những bệnh nhân được điều trị bằng NSAID có thời gian nằm viện giảm 7%.
Kết quả nghiên cứu hạn chế một phần bởi thách thức trong việc cách ly những bệnh nhân có chẩn đoán đau đầu chính.
Việc kiểm soát tất cả các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến thời gian lưu trú, đó là nhà cung cấp, nguồn lực và tình hình phụ thuộc, là 1 hạn chế bổ sung.
Kết quả thấy đường dùng có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian nằm cấp cứu ở những bệnh nhân có biểu hiện đau đầu.
Tên bài:
Patients Given NSAIDs Over Antiemetics for Headaches Spend Less Time in the ED
Heidi Splete
November 01, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/961996