Hướng dẫn tiêm phòng và quản lý bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus và có thể tự khỏi. Nhờ việc phát triển và sử dụng rộng rãi các loại vắc-xin phòng bệnh quai bị mà số ca bệnh đã giảm đi đáng kể.15 Tuy nhiên, bệnh quai bị có thể đang bùng phát trở lại. Trong những năm gần đây, các chủng virus quai bị lưu hành phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và Canada đều thuộc dạng genotype G.1,9 Các loại vắc-xin phòng ngừa quai bị trên thị trường hiện nay đều được sản xuất từ chủng virus Jeryl-Lynn genotype A.

Virus quai bị
Virus quai bị
  • Sau khi được tiêm, cơ thể người sẽ sản sinh ra các kháng thể trung hòa các chủng virus quai bị genotype G. Trong đó, lượng kháng thể chống lại genotype G có thể thấp hơn so với genotype A.1
  • Đã có bằng chứng cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với một chủng virus quai bị này có thể giúp chống lại những chủng virus khác.9
  • Số lượng kháng thể sẽ giảm xuống theo thời gian,1 nhưng vẫn chưa đủ chứng cứ để khẳng định mối liên quan giữa số lượng kháng thể trung hòa và khả năng đáp ứng miễn dịch.2

Tại Hoa Kỳ, đã có sự gia tăng về số ca mắc bệnh quai bị kể từ cuối năm 2015 với hơn 9.000 ca mắc quai bị được báo cáo từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017. Bảng dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi tiêm phòng và quản lý bệnh quai bị trong các đợt dịch:

Những đối tượng nên tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị

Có hai loại vắc-xin sống có chứa vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị tại Hoa Kỳ là:

  • Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (vắc-xin MMR) (M-M-R II)4
  • Vắc-xin sởi, quai bị, rubella và thủy đậu (ProQuad5

Loại 1: M-M-R-II4

Lịch tiêm chủng:20

  • Mũi thứ nhất: từ 12 đến 15 tháng tuổi.
  • Mũi thứ hai: tiêm trước khi trẻ bắt đầu đến trường, thường từ 4 đến 6 tuổi.
  • Nếu cần, mũi thứ hai có thể được tiêm ngay sau mũi thứ nhất 4 tuần (ví dụ: trước khi đi nước ngoài).

Trẻ em có thể được tiêm mũi đầu tiên khi mới 6 đến 11 tháng tuổi trước đi nước ngoài. Trong trường hợp này, khuyến cáo tiêm 3 mũi vì hiệu lực của vắc-xin có thể bị hạn chế khi tiêm mũi thứ nhất trước 12 tháng tuổi.20

  • Mũi thứ hai: có thể tiêm ngay sau mũi thứ nhất 4 tuần nhưng chỉ khuyến cáo trong độ tuổi từ 12 đến 15 tháng.20
  • Mũi thứ ba: khuyến cáo tiêm trước khi trẻ vào lớp 1, thường từ 4 đến 6 tuổi.20

Người lớn (≥19 tuổi) chưa có miễn dịch và chưa được chủng ngừa trước đó nên tiêm 1 mũi MMR.10,15,19Lịch tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 28 ngày chỉ thích hợp với các đối tượng sau:10

  • Nhân viên y tế sinh năm 1957 trở đi
  • Các đối tượng sống chung với người sống chung với người suy giảm miễn dịch
  • Du khách quốc tế
  • Bệnh nhân HIV không suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (CD4 ≥200 tế bào/mcL trong ≥6 tháng)
  • Sinh viên các trường cao đẳng, đại học

Loại 2: ProQuad5

Lịch tiêm chủng:5

  • Mũi thứ nhất: 12 đến 15 tháng tuổi, nhưng cũng có thể tiêm cho trẻ 12 tuổi.
  • Mũi thứ hai: tiêm trước khi trẻ vào lớp 1, thường từ 4 đến 6 tuổi.
    • Đảm bảo cách ít nhất 1 tháng nếu trẻ đã tiêm 1 mũi vắc-xin sởi trước đó (ví dụ: MMR).
    • Đảm bảo cách ít nhất 3 tháng nếu trẻ đã tiêm 1 mũi vắc-xin thủy đậu trước đó (ví dụ: Varivax).
  • Chỉ dùng cho trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi chưa được tiêm phòng sởi, quai bị, rubella hoặc thủy đậu và chưa từng nhiễm các loại virus gây ra các bệnh trên. Vì nguy cơ sốt cao và co giật kéo dài từ 5 đến 12 ngày sau chủng ngừa có thể cao hơn so với khi dùng riêng lẻ M-M-R II và Varivax.

Bệnh nhân dị ứng với trứng có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị không?

Thành phần virus quai bị trong vắc-xin được nuôi cấy trong tế bào phôi gà con và gà mái.2

Dị ứng trứng KHÔNG chống chỉ định sử dụng vắc-xin MMR vì:2,3

  • Nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng do dị ứng trứng là cực kì thấp.2,3
  • Hầu hết các phản ứng dị ứng nghiêm trọng không phải do kháng nguyên của trứng gây ra mà là các thành phần khác của vắc-xin.2,3

Không cần làm thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da (skin testing) trước khi tiêm vắc-xin quai bị cho các bệnh nhân bị dị ứng với trứng.2

Những đối tượng KHÔNG nên tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị?

Những đối tượng sau đây không nên tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị:2

  • Bệnh nhân có tiền sử phản vệ với neomycin.
    • Viêm da tiếp xúc với neomycin không phải là chống chỉ định của vắc-xin quai bị.2
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin.2
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch2
  • Phụ nữ mang thai:2
    • Theo CDC, phụ nữ nên tránh mang thai trong vòng ít nhất 28 ngày (với MMR) hoặc 1 tháng (với ProQuad) sau tiêm vắc-xin, do nguy cơ trên lý thuyết đối với các dị tật thai nhi (khoảng thời gian khuyến cáo trên nhãn sản phẩm là 3 tháng).2,4,5,14
    • Cả 2 loại vắc xin trên đều an toàn khi tiêm cho các đối tượng sống chung với phụ nữ mang thai.2,14

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị là gì?

Nhiều trẻ chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng khi mắc bệnh quai bị.8

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị bao gồm: khó nhai, giảm ngon miệng, sưng các tuyến nước bọt ở phía trước cổ, mệt mỏi, khó chịu, sốt, nhức đầu, đau cơ và viêm (sưng) tuyến mang tai (ở trên mặt, phía trước tai).1,8,15

bệnh quai bị
Sưng tuyến nước bọt ở bệnh nhân quai bị

Những biến chứng liên quan đến bệnh quai bị là gì?

Các biến chứng thường ít xảy ra hơn ở trên những ở những người đã được tiêm phòng 2 mũi vắc-xin phòng bệnh quai bị so với những người chưa từng được tiêm vắc-xin này.1

Các biến chứng thường hiếm gặp (tỷ lệ <1% trong các đợt bùng phát gần đây, trừ các trường hợp đặc biệt khác), có thể là:

  • Viêm não1,16
  • Giảm thính lực 15,16
  • Viêm tuyến vú (chiếm tới 1% trong các đợt bùng phát gần đây)16
  • Viêm màng não 1,15,16
  • Viêm buồng trứng (chiếm tới 1% trong các đợt bùng phát gần đây)16
  • Viêm tinh hoàn (viêm một hoặc cả hai tinh hoàn với tỷ lệ mắc là 10% ở thanh thiếu niên và người trưởng thành])1,8,16
    • Có thể làm suy giảm khả năng sinh sản (hiếm gặp) do số lượng tinh trùng được sản xuất ít hơn bình thường.6,7
  • Viêm tụy16

Bệnh nhân cần được nhập viện khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, cơ thể mất nước hoặc có các biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm tụy.

Nên quản lý bệnh nhân quai bị như thế nào?

Bệnh nhân có thể là nguồn truyền nhiễm trong khoảng một tuần.11

  • Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc gần với người khác (để tránh lây truyền bệnh quai bị) cho đến khi hết sốt.11,12

Chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị vì vậy chỉ tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng.

  • Bệnh nhân có thể dùng paracetamol hoặc các NSAID để giảm đau và hạ sốt.11,12
  • Có thể chườm nóng hoặc lạnh lên các vị trí bị sưng hoặc đau.11,12
  • Khuyên bệnh nhân tránh đồ ăn có vị chua vì chúng có thể làm tăng tiết nước bọt và đau nặng hơn.11
  • Bệnh nhân cũng cần tránh các loại thực phẩm phải nhai kỹ.11,12
    • Khuyên bệnh nhân ăn súp hoặc thực phẩm mềm (ví dụ: khoai tây nghiền, cháo yến mạch, trứng khuấy).11,12
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước để duy trì thể tích dịch trong cơ thể.11,12

Đợt bùng phát của bệnh quai bị là gì?

Đợt bùng phát được định nghĩa là khi xuất hiện từ ba ca bệnh trở lên trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm.1

Bệnh quai bị có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trọng năm và thường xuất hiện trong các cộng đồng dân cư hoặc những nơi có sự tiếp xúc gần (ví dụ: trường học, khu cắm trại, cơ sở y tế, nhóm dân cư có chung không gian sinh hoạt). Trong đó, thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát quai bị nhất.1,17

Từ cuối năm 2015, số đợt bùng phát của bệnh quai bị ở Mỹ đã tăng lên đáng kể.1,17

Người dân cần liên hệ và thông báo với sở y tế gần nhất khi phát hiện một trường hợp mắc quai bị.16

Bệnh nhân đã tiêm 2 mũi vắc-xin phòng bệnh quai bị trước đó vẫn có khả năng mắc bệnh trong một đợt bùng phát.

bệnh quai bị
Bệnh nhân bị quai bị thường khó khăn khi ăn uống

Trong một đợt dịch bùng phát, nên tiêm nhắc lại vắc-xin phòng ngừa quai bị vào thời điểm nào?

Tiêm đủ 3 mũi vắc-xin (sởi, quai bị, rubella) có thể cung cấp đủ hiệu lực phòng bệnh [Chứng cứ mức độ C].1

Việc tiêm nhắc lại có thể chỉ mang lại lợi ích trong thời gian ngắn.1

  • Tiêm nhăc lại định kỳ không còn được khuyến cáo vì thời gian tạo ra đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm chưa được biết rõ.1
  • Tiêm nhắc lại không còn được chỉ định cho những bệnh nhân đã được tiêm từ ba mũi trở lên.1

Trong đợt bùng phát, các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên và được xác định là có nguy cơ mắc bệnh, đã từng tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc-xin phòng bệnh quai bị nên bổ sung thêm 1 mũi nữa (ví dụ: MMR).1,18-20

  • Nếu bệnh nhân không nhớ đã tiêm trước đó bao nhiêu mũi, có thể xem hồ sơ tiêm chủng tại địa phương.
  • Các đối tượng được khuyến cáo tiêm đủ 2 mũi vắc-xin nhưng mới chỉ tiêm mũi thứ nhất thì cần tiêm bổ sung mũi thứ hai.19,20
    • Mũi thứ hai không phải là mũi nhắc lại mà để tăng cường đáp ứng miễn dịch đối với một số ít người không đáp ứng với mũi đầu tiên.13 Mũi thứ hai có thể được tiêm ngay sau mũi thứ nhất 28 ngày.10,13,18
    • Những đối tượng này bao gồm:18,19,20
      • Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên (≥6 tháng tuổi nếu chuẩn bị đi nước ngoài)
      • Nhân viên y tế sinh năm 1957 trở về sau
      • Người sống chung với người bị suy giảm miễn dịch
      • Du khách quốc tế
      • Bệnh nhân HIV không bị suy giảm miễn dịch nặng (CD4 ≥ 200 tế bào/mcL trong ≥6 tháng)
      • Sinh viên các trường cao đẳng, đại học
  • Đối tượng được cân nhắc là “có nguy cơ” mắc bệnh trong đợt bùng phát bao gồm: những người sống hoặc thường xuyên sinh hoạt trong môi trường đông đúc như trường học và khu cắm trại.10,25,18-20

Tài liệu tham khảo

  1. CDC. Morbidity and Mortality Weekly Report (MMWR). Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices for use of a third dose of mumps virus-containing vaccine in persons at increased risk for mumps during an outbreak. January 12, 2018. (Truy cập 1/2/2018).
  2. CDC. Morbidity and Mortality Weekly Report. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). January 14, 2013. (Truy cập 1/2/2018)
  3. Patja A, Makinen-Kiljunen S, Davidkin I, et al. Allergic reactions to measles-mumps-rubella vaccination. Pediatrics 2001;107:e27.
  4. Product information for M-M-R II. Merck & Co. Whitehouse Station, NJ 08889. May 2017.
  5. Product information for ProQuad. Merck & Co. Whitehouse Station, NJ 08889. May 2017.
  6. Davis NF, McGuire BB, Mahon JA, et al. The increasing incidence of mumps orchitis: a comprehensive review. BJU Int 2010;105:1060-5.
  7. Johns Hopkins Medicine. Health library: male infertility. (Truy cập 1/2/2018).
  8. Johns Hopkins Medicine. Health library: mumps in adults. (Truy cập 1/2/2018).
  9. Guidelines for the prevention and control of mumps outbreaks in Canada (archived). June 17, 2009. (Truy cập 1/2/2018).
  10. CDC. Vaccines and preventable diseases: routine measles, mumps, and rubella vaccination. Updated January 11, 2018. (Truy cập 1/2/2018).
  11. Mayo clinic. Mumps. August 12, 2015. (Truy cập 4/2/2018).
  12. NHS choices. Mumps. July 8, 2015. (Truy cập 4/2/2018).
  13. Immunization action coalition. Ask the experts: measles, mumps, and rubella. Updated February 1, 2018. (Truy cập 4/2/2018).
  14. CDC. Guideline for vaccinating pregnant women. August 2016. (Truy cập 6/2/2018).
  15. HHS. Vaccines.gov. Mumps. January 2018. (Truy cập 6/2/2018).
  16. CDC. Mumps: for healthcare providers. Updated February 2, 2018. (Truy cập 6/2/2018).
  17. CDC. Mumps cases and outbreaks. Updated January 9, 2018. (Truy cập 6/2/2018).
  18. CDC. MMWR. Advisory Committee on Immunization Practices recommended immunization schedule for adults aged 19 years or older – United States, 2018. February 6, 2018. (Truy cập 8/2/2018).
  19. CDC. Recommended immunization schedule for adults aged 19 years or older, United States, 2018. Updated February 6, 2018. (Truy cập 8/2/2018).
  20. 20. CDC. Recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger, United States, 2018. Updated February 6, 2018. (Truy cập 8/2/2018).

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.