Tìm hiểu về virus quai bị

Sử dụng ghép gan của người còn sống đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan.

Virus quai bị là gì?

Virus quai bị là một trong những thành viên của nhóm virus Paramyxo. Quai bị là bệnh nhiễm virus cấp tính có phì đại một hoặc cả hai bên tuyến mang tai nhưng không mưng mủ. Các cơ quan khác như tụy, tinh hoàn, buồng trứng và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương. Hơn 1/3 số trường hợp nhiễm virus quai bị không có biểu hiện lâm sàng.

Tính chất virus

Hình thái – Cấu trúc

Virus quai bị hình cầu. Bộ gen RNA và nucleocapsid đối xứng xoắn. Virus có màng bọc ngoài, trên màng bọc ngoài có hai loại gai: một loại chứa cả yếu tố ngưng kết hồng cầu (H – hemagglutinin) và men neuraminidase (N), một loại có tác dụng liên kết với tế bào và gây tiêu huyết. Yếu tố ngưng kết hồng cầu có thể bị ức chế bởi huyết thanh đặc hiệu kháng quai bị và có thể sử dụng tính chất ức chế này để đánh giá đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu của người.

Virus quai bị
Hình ảnh cấu trúc virus quai bị

Sức đề kháng

Các thành phần cấu trúc của virus quai bị (hemagglutinin, hemolysin, RNA) bị hủy ở nhiệt độ 56°c trong 20 phút. Riêng kháng nguyên thử nghiệm trong da và kháng nguyên kết hợp bổ thể thì bền vững với nhiệt độ cao hơn.

Tính chất nuôi cấy – Gây bệnh thực nghiệm

Có thể phân lập virus quai bị trên tế bào thận khỉ.

Khi nuôi cấy trên tế bào phôi thai gà rồi cấy truyền qua phôi thai gà virus quai bị sẽ giảm khả năng gây bệnh cho người, đây chính là phương pháp sản xuất vaccin virus quai bị. Virus quai bị tạo tế bào khổng lồ đa nhân khi tăng trưởng trong tế bào.

Có thể dùng virus quai bị gây bệnh thực nghiệm cho khỉ bằng cách bơm virus vào ống stenon hoặc tiêm virus trực tiếp vào tuyến mang tai. Khi sẽ mắc bệnh gần giống như bệnh ờ người. Dùng kháng thể gắn huỳnh quang phát hiện được virus khu trú ở bào tương tế bào tuyến.

Tính miễn dịch

Miễn dịch kéo dài suốt đời sau một lần nhiễm duy nhất vì kháng nguyên virus quai bị chỉ có một týp và không có tính đột biến.

Kháng thể với glycoprotein HN (kháng nguyên V), glycoprotein F và protein của ucleocapsid bên trong (kháng nguyên s – kháng nguyên hòa tan hay kháng nguyên kết hợp bổ thể) xuất hiện trong huyết thanh sau nhiễm tự nhiên. Kháng thể kháng kháng nguyên s xuất hiện sớm nhất (3-7 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng) nhưng thoáng qua và thường biến mất trong vòng 6 tháng. Kháng thể kháng kháng nguyên V xuất hiện trễ hơn (khoảng 4 tuần sau khởi phát) nhưng kéo dài hàng năm.

Kháng nguyên quai bị làm thử nghiệm trong da xác định tính nhạy cảm với virus. Thử nghiệm dương tính khi xuất hiện quầng đỏ với đường kính hơn 15mm sau khi chích 24 giờ. Thử nghiệm trong da không có giá trị chắc chắn để xác định tình trạng miễn dịch của quai bị – chỉ đạt giá trị 50%.

Đáp ứng miễn dịch chống virus quai bị tạo kháng thể kháng kháng nguyên HN. Những trường hợp nhiễm không có triệu chứng lâm sàng cũng tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời. Ngoài ra còn có đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Khi nhiễm virus quai bị cơ thể mau chóng tạo ra interferon.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít khi mắc bệnh quai bị do có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang.

Sinh bệnh học và bệnh học

Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của virus quai bị. Virus lây lan trực tiếp từ người sang người qua các hạt nước bọt nhiễm virus. Đầu tiên virus nhân lên ở tế bào mũi và tế bào biểu mô hô hấp trên. Sau đó virus theo đường máu phát tán vào tuyến nước bọt và các hệ cơ quan khác. Tuyến mang tai có thể không nhiễm virus quai bị.

Thời kỳ ủ bệnh trung bình 18 ngày, thay đổi từ 7-25 ngày. Virus vào nước bọt từ một tuần trước đến một tuần sau khi có sưng tuyến nước bọt. 1/3 số cá thể nhiễm virus không có triệu chứng rõ rệt nhưng đều có khả năng gây nhiễm cho người xung quanh. Khó kiểm soát được sự lây nhiễm bệnh quai bị vì thời kỳ ủ bệnh thay đổi, virus hiện diện trong nước bọt trước khi có triệu chứng lâm sàng và có nhiều trường hợp nhiễm không triệu chứng.

Tinh hoàn và buồng trứng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là ờ lứa tuổi sau dậy thì. 20% nam giới trên 13 tuổi bị nhiễm virus quai bị có viêm tinh hoàn, thường là một bên; như vậy không phải bao giờ bệnh quai bị cũng gây biến chứng vô sinh. Do màng bao không có tính đàn hồi nên tinh hoàn viêm không sưng lên được, gây đau đớn và khó chịu. Tinh hoàn có thể bị teo do hoại tử vì bị ép, nhưng hiếm khi gây vô sinh.

Quai bị là bệnh nhiễm virus hệ thống, virus có khuynh hướng nhân lên trong các tế bào biểu mô tuyến khác nhau. Virus thường nhiễm vào thận, do đó có thể phát hiện virus trong nước tiểu bệnh nhân; virus niệu kéo dài tới 14 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Hệ thần kinh trung ương cũng thường bị nhiễm virus dù bệnh nhân có thể không bị viêm tuyến mang tai.

Lâm sàng

Thể lâm sàng bệnh quai bị phản ánh sinh bệnh học của quá trình nhiễm virus. Hơn 1/3 số trường hợp nhiễm virus quai bị không có biểu hiện lâm sàng. Thể lâm sàng chủ yếu của các trường hợp có triệu chứng là sưng tuyến nước bọt (95%).

Thời kỳ tiền triệu: bệnh nhân mệt mỏi, biếng ăn; ngay sau đó tuyến mang tai và tuyến nước bọt sưng lớn và đau. Có thể sưng một tuyến hoặc sưng trước một tuyến rồi vài ngày sau sưng tuyến khác.

Virus quai bị
Sưng tuyến nước bọt ở người mắc bệnh quai bị

Khoảng 10-15% số trường hợp viêm màng não vô trùng ờ Hoa kỳ là do virus quai bị, tỉ lệ ở nam nhiều hơn ờ nữ. Viêm não-màng não thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt 5-7 ngày. Các trường hợp viêm màng não hoặc viêm não màng não do quai bị thường bình phục không có di chứng, mặc dù đã có trường hợp điếc một bên tai. Tỉ lệ tử vong của viêm não do quai bị là 1%.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Bình thường không cần chẩn đoán phòng xét nghiệm những trường hợp quai bị điển hình. Tuy nhiên, đôi khi có thể nhầm lẫn bệnh quai bị với viêm tuyến mang tai có mủ hay sưng tuyến mang tai do nhạy cảm thuốc, do bướu, V..V… Phòng xét nghiệm còn giúp chẩn đoán những trường hợp quai bị không có viêm tuyến mang tai, đặc biệt là viêm màng não vô trùng.

Phân lập và định danh virus

Bệnh phẩm thích hợp nhất để phân lập virus là nước bọt, dịch não tủy và nước tiểu. Tốt nhất nên lấy bệnh phẩm vài ngày sau khởi bệnh. Có thể phát hiện được virus ở nước tiểu trong hai tuần sau khởi bệnh.

Thường dùng tế bào thận khỉ để phân lập virus. Sau khi lấy mẫu phải ủ ngay vi virus quai bị không bền với nhiệt. Để chẩn đoán nhanh, dùng miễn dịch huỳnh quang với kháng huyết thanh quai bị đặc hiệu phát hiện kháng nguyên virus quai bị sớm sau khi ủ trong chai nuôi cấy tế bào 2-3 ngày.

virus

Trong các hệ thống nuôi cấy kinh điển, hiện tượng hủy hoại tế bào (CPE) điển hình của virus quai bị là hình ảnh các tế bào tròn và tế bào khổng lồ, tuy nhiên không phải tất cả những lần phân lập đầu tiên đều cho hình ảnh hợp bào điển hình. Dùng thử nghiệm hấp phụ hồng cầu để chứng minh sự hiện diện của tác nhân gây hấp phụ hồng cầu vào một và hai tuần sau khi ù. Có thể xác định virus quai bị khi phân lập bằng phương pháp ức chế hấp phụ hồng cầu với kháng huyết thanh quai bị đặc hiệu.

Huyết thanh học

Phát hiện sự gia tăng kháng thể khi dùng huyết thanh kép: hiệu giá kháng thể tăng bốn lần trở lên chứng tỏ bệnh nhân mới nhiễm virus quai bị. Thường dùng thử nghiệm ELISA hoặc HI.

Phản ứng ELISA phát hiện được kháng thể quai bị đặc hiệu IgM hoặc IgG hoặc cả hai. IgM quai bị xuất hiện sớm và ít khi tồn tại quá 60 ngày. Do đó, sự xuất hiện kháng thể IgM đặc hiệu cho virus quai bị trong huyết thanh vào giai đoạn bệnh sớm rất gợi ý một tình trạng nhiễm mới xảy ra. Kháng thể khác loài do nhiễm virus á cúm không phản ứng chéo với IgM quai bị trong phản ứng ELISA.

Dịch tễ học

Bệnh quai bị gây dịch lưu hành khắp thế giới. Bệnh xảy ra quanh năm. Các trận dịch diễn ra ở nơi đông đúc vì đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát tán virus. Quai bị là bệnh nhiễm gặp chủ yếu ở trẻ em. Tần suất cao nhất ở trẻ 5-15 tuổi, nhưng dịch có thể lưu hành trong các trại lính. Ở trẻ dưới 5 tuổi, quai bị thường gây nhiễm đường hô hấp trên và không viêm tuyến mang tai.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan mạnh; hầu hết các thành viên nhạy cảm trong một gia đình sẽ lây từ một người đã nhiễm virus quai bị. Virus được truyền qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành (nước bọt hoặc nước tiểu). Thời kỳ lây nhiễm là từ 6 ngày trước đến một tuần sau khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Bệnh quai bị cần có sự tiếp xúc gần gũi hơn để truyền bệnh so với bệnh sởi hoặc varicella.

Khoảng 1/3 trường hợp nhiễm quai bị không có triệu chứng rõ ràng nhưng bệnh nhân vẫn có thể truyền virus cho người khác. Các cá thể mắc bệnh quai bị không có triệu chứng lâm sàng vẫn tạo được đáp ứng miễn dịch.

Tỉ lệ tử vong do bệnh quai bị thấp (1-3,8 /10.000 số trường hợp). Tỉ lệ viêm não do biến chứng quai bị rất thay đổi, trung bình khoảng 2,6/1.000; 1-2% số bệnh nhân viêm não bị tử vong. Hiện nay tần suất mắc bệnh quai bị và các biến chứng do quai bị giảm rõ rệt do hiệu quả của việc sử dụng vaccin virus sống.

Phòng ngừa và kiểm soát

Chích ngừa vaccin virus quai bị sống giảm độc lực là biện pháp tốt nhất để giảm tỉ lệ mắc và chết do quai bị. Biện pháp cách ly nhằm giảm sự phát tán virus trong trận dịch ít hiệu quả vì có nhiều trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng và mức độ phát tán virus cao trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

Đã sản xuất vaccin virus sống giảm độc lực từ nuôi cấy tế bào phôi gà. Vaccin tạo tình trạng nhiễm không lây lan và không có biểu hiện lâm sàng. Nên dùng vaccin cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn chưa bị viêm tuyến mang tai do quai bị.

Vaccin virus sống quai bị có thể có dạng đơn giá (chi phòng ngừa quai bị) hoặc trong dạng kết hợp với phòng ngừa bệnh rubella (MR) hoặc ngừa thêm cả bệnh sởi và bệnh rubella (MMR). Sự kết hợp vaccin virus sống tạo kháng thể với mỗi virus cho khoảng 95% số người được chích ngừa. Sau chích ngừa vaccin MMR nguy cơ gây viêm màng não vô trùng không tăng lên. Năm 1967, năm vaccin quai bị được đăng ký, ở Mỹ có khoảng 200.000 trường hợp quai bị trong số đó có 900 bệnh nhân viêm não. Năm 1997 chỉ còn 612 trường hợp mắc bệnh quai bị với bốn trường hợp viêm não.

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com

 

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.