Các nhà khoa học tạo miếng dán vắc xin không sử dụng kim tiêm.

Hầu hết các loại vắc xin được tiêm bằng kim tiêm dưới da. Nhưng các mũi tiêm không nhất thiết phải là cách hiệu quả nhất giúp cung cấp vắc xin. Các nhà khoa học thử nghiệm các miếng dán microneedle đưa vắc-xin vào lớp ngoài cùng của da 1 cách không đau bằng hàng chục mũi kim cực nhỏ được bọc trong dung dịch vắc-xin.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy phương pháp in 3D giúp tùy chỉnh các hình dạng microneedle trong các miếng dán đối với các mầm bệnh khác nhau, chẳng hạn như cúm, sởi, viêm gan hoặc COVID-19. Trong các thử nghiệm sử dụng trên chuột, các miếng dán dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh hơn và lâu hơn so với các mũi tiêm truyền thống dưới da. Nhóm nghiên cứu mô tả những phát hiện trong Proceedings of the National Academy of Sciences.

Nghiên cứu trước đây thấy tiêm vắc-xin vào da có thể gây phản ứng miễn dịch mạnh hơn vì da có nồng độ tế bào miễn dịch cao. Tuy nhiên, các mũi tiêm có thể gây đau đớn và yêu cầu các nhà cung cấp y tế có tay nghề cao.

Microneedles đưa vắc xin vào da 1 cách dễ dàng mà không cần bác sĩ lâm sàng được đào tạo. Trên thực tế, người tiêu dùng có thể tự tiêm vắc-xin cho chính họ.

Những chiếc kim, làm bằng kim loại, silicon hoặc nhựa, rất nhỏ nên chúng chỉ đâm thủng lớp da cứng ngoài cùng. Triển vọng tiêm chủng không đau mà không cần kim tiêm dưới da có thể làm giảm bớt lo lắng ở những người sợ kim tiêm.

Các nhà khoa học cũng có thể bảo quản các miếng dán khô sau khi phủ dung dịch vắc-xin, vì vậy không cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc-xin và các miếng dán có thể không cần bảo quản lạnh. Nghiên cứu mới nhất này thấy các miếng dán tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với các mũi tiêm tiêu chuẩn, cung cấp liều lượng nhỏ hơn so với các phương pháp phân phối vắc xin truyền thống và có thể ít tác dụng phụ hơn.

Các phương pháp tạo miếng dán microneedle trước đây thường sử dụng khuôn, nhưng cách tiếp cận đó hạn chế khả năng tùy chỉnh miếng dán đối với các bệnh khác nhau. Lặp đi lặp lại việc sử dụng cùng 1 khuôn cũng có thể làm cùn các kim nhỏ.

Đối với các bản in 3D, Cassie Caudill tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill cùng các đồng nghiệp sử dụng 1 kỹ thuật in kiểm soát tốt hơn và tính nhất quán trong hình dạng của các microneedles. Các nhà điều tra sử dụng 2 mẫu chuẩn: 1 hình kim tự tháp mảnh mai giống với các phiên bản trước và 1 hình có rãnh răng cưa giống hình cây thông.

Diện tích bề mặt tăng lên từ các rãnh cho phép các nhà nghiên cứu bổ sung thêm 36% thành phần gây phản ứng miễn dịch, so với việc chỉ sử dụng hình kim tự tháp, nhưng vẫn ít hơn so với tiêm chủng thông thường. Chỉ 1 cm x 1 cm, mỗi miếng dán chứa 100 microneedles chỉ dài hơn 1 mm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ở chuột, miếng dán tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với miếng dán thông thường, mặc dù có chứa 1một liều lượng thành phần vắc-xin nhỏ hơn nhiều.

Tên bài:
Scientists Use 3D Printing to Create Injection-Free Vaccine Patch
Tara Haelle
October 06, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/960381

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.