Hầu hết các loại vắc xin được tiêm bằng kim tiêm dưới da. Nhưng các mũi tiêm không nhất thiết phải là cách hiệu quả nhất giúp cung cấp vắc xin. Các nhà khoa học thử nghiệm các miếng dán microneedle đưa vắc-xin vào lớp ngoài cùng của da 1 cách không đau bằng hàng chục mũi kim cực nhỏ được bọc trong dung dịch vắc-xin.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy phương pháp in 3D giúp tùy chỉnh các hình dạng microneedle trong các miếng dán đối với các mầm bệnh khác nhau, chẳng hạn như cúm, sởi, viêm gan hoặc COVID-19. Trong các thử nghiệm sử dụng trên chuột, các miếng dán dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh hơn và lâu hơn so với các mũi tiêm truyền thống dưới da. Nhóm nghiên cứu mô tả những phát hiện trong Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nghiên cứu trước đây thấy tiêm vắc-xin vào da có thể gây phản ứng miễn dịch mạnh hơn vì da có nồng độ tế bào miễn dịch cao. Tuy nhiên, các mũi tiêm có thể gây đau đớn và yêu cầu các nhà cung cấp y tế có tay nghề cao.
Microneedles đưa vắc xin vào da 1 cách dễ dàng mà không cần bác sĩ lâm sàng được đào tạo. Trên thực tế, người tiêu dùng có thể tự tiêm vắc-xin cho chính họ.
Những chiếc kim, làm bằng kim loại, silicon hoặc nhựa, rất nhỏ nên chúng chỉ đâm thủng lớp da cứng ngoài cùng. Triển vọng tiêm chủng không đau mà không cần kim tiêm dưới da có thể làm giảm bớt lo lắng ở những người sợ kim tiêm.
Các nhà khoa học cũng có thể bảo quản các miếng dán khô sau khi phủ dung dịch vắc-xin, vì vậy không cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc-xin và các miếng dán có thể không cần bảo quản lạnh. Nghiên cứu mới nhất này thấy các miếng dán tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với các mũi tiêm tiêu chuẩn, cung cấp liều lượng nhỏ hơn so với các phương pháp phân phối vắc xin truyền thống và có thể ít tác dụng phụ hơn.
Các phương pháp tạo miếng dán microneedle trước đây thường sử dụng khuôn, nhưng cách tiếp cận đó hạn chế khả năng tùy chỉnh miếng dán đối với các bệnh khác nhau. Lặp đi lặp lại việc sử dụng cùng 1 khuôn cũng có thể làm cùn các kim nhỏ.
Đối với các bản in 3D, Cassie Caudill tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill cùng các đồng nghiệp sử dụng 1 kỹ thuật in kiểm soát tốt hơn và tính nhất quán trong hình dạng của các microneedles. Các nhà điều tra sử dụng 2 mẫu chuẩn: 1 hình kim tự tháp mảnh mai giống với các phiên bản trước và 1 hình có rãnh răng cưa giống hình cây thông.
Diện tích bề mặt tăng lên từ các rãnh cho phép các nhà nghiên cứu bổ sung thêm 36% thành phần gây phản ứng miễn dịch, so với việc chỉ sử dụng hình kim tự tháp, nhưng vẫn ít hơn so với tiêm chủng thông thường. Chỉ 1 cm x 1 cm, mỗi miếng dán chứa 100 microneedles chỉ dài hơn 1 mm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ở chuột, miếng dán tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với miếng dán thông thường, mặc dù có chứa 1một liều lượng thành phần vắc-xin nhỏ hơn nhiều.
Tên bài:
Scientists Use 3D Printing to Create Injection-Free Vaccine Patch
Tara Haelle
October 06, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/960381