Gần 1/2 số người nhập viện với COVID-19 có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài 1 năm sau khi xuất viện.
Các triệu chứng kéo dài phổ biến nhất là mệt mỏi và yếu cơ, 1/3 tiếp tục khó thở.
Thời điểm 12 tháng, những người sống sót sau COVID-19 gặp nhiều vấn đề hơn về khả năng vận động, đau hoặc khó chịu, lo lắng hoặc trầm cảm, và có điểm tự đánh giá về chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người không có COVID tương ứng.
Nghiên cứu được báo cáo trực tuyến ngày 26 / 8 trên tạp chí The Lancet.
Trong khi hầu hết hồi phục tốt, các vấn đề sức khỏe vẫn tiếp diễn ở 1 số bệnh nhân, đặc biệt là những người ốm nặng trong thời gian nằm viện, theo bác sĩ Bin Cao, , MD, National Center for Respiratory Medicine, China-Japan Friendship Hospital, Capital Medical University, Bắc Kinh.
Quá trình hồi phục của 1 số bệnh nhân sẽ mất hơn 1 năm và điều này cần được tính đến khi lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau đại dịch.
COVID-19 kéo dài là 1 thách thức y tế hiện đại
Các triệu chứng như mệt mỏi dai dẳng, khó thở, sương mù não và trầm cảm có thể làm suy nhược nhiều triệu người trên toàn cầu..
Các nhà nghiên cứu ghi nhận số liệu 1276 bệnh nhân COVID-19 (59 tuổi trung bình; 53% nam giới) xuất viện tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ ngày 7 / 1 đến ngày 29 /5 / 2020. Các bệnh nhân được đánh giá sau 6 và 12 tháng kể từ ngày đầu tiên có các triệu chứng COVID-19.
Nhiều triệu chứng thuyên giảm theo thời gian, bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, 49% bệnh nhân vẫn có ít nhất 1 triệu chứng trong 12 tháng sau khi bệnh cấp tính, giảm so với 68% ở thời điểm 6 tháng.
Mệt mỏi và yếu cơ là những triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất ở 52% bệnh nhân ở 6 tháng và 20% ở 12 tháng. So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mệt mỏi hoặc yếu cơ cao hơn 1,4 lần.
Bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid trong giai đoạn cấp tính của COVID-19 có nguy cơ mệt mỏi hoặc yếu cơ sau 12 tháng cao gấp 1,5 lần so với những người không dùng corticosteroid.
Với 30 bệnh nhân khó thở khi 12 tháng, nhiều hơn 1 chút so với 6 tháng (26%). Khó thở phổ biến hơn ở những bệnh nhân nặng nhất cần thở máy trong thời gian nằm viện (39%) so với những người không cần điều trị oxy (25%).
Vào lần kiểm tra 6 tháng, 349 người tham gia nghiên cứu đã trải qua các bài kiểm tra chức năng phổi và 244 bệnh nhân trong số đó đã hoàn thành bài kiểm tra tương tự sau 12 tháng.
Các thông số về khí dung và thể tích phổi của hầu hết những bệnh nhân này đều nằm trong giới hạn bình thường sau 12 tháng. Nhưng suy giảm khuếch tán phổi đã được quan sát thấy ở khoảng 20% đến 30% bệnh nhân bị bệnh vừa phải với COVID-19 và cao tới 54% ở bệnh nhân nặng.
So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ suy giảm khuếch tán phổi sau 12 tháng cao hơn gần 3 lần.
Trong số 186 bệnh nhân được chụp CT phổi bất thường lúc 6 tháng, 118 bệnh nhân được chụp CT lặp lại sau 12 tháng. Hình ảnh bất thường về hình ảnh phổi dần dần hồi phục trong quá trình theo dõi, tuy nhiên 76% bệnh nhân nặng nhất vẫn có độ mờ kính nền sau 12 tháng.
Trong số những bệnh nhân đã làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trước khi nhiễm COVID-19, phần lớn quay trở lại công việc ban đầu của họ (88%) và hầu hết trở lại mức công việc trước COVID-19 của họ (76%) trong vòng 12 tháng.
Trong số những người không quay trở lại công việc ban đầu của họ, 32% cho rằng chức năng thể chất suy giảm, 25% không muốn làm công việc trước đây của họ và 18% thất nghiệp.
Nhiều nghiên cứu khác, COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Trong nhóm thuần tập này, nhiều bệnh nhân hơn 1 chút có lo lắng hoặc trầm cảm ở 12 tháng so với 6 tháng (23% so với 26%), và tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với những người trưởng thành sống trong cộng đồng phù hợp không có COVID-19 (5%).
So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ lo lắng hoặc trầm cảm cao hơn gấp 2 lần.
Những nguyên nhân này có thể do 1 quá trình sinh học liên quan đến bản thân sự lây nhiễm vi rút hoặc phản ứng miễn dịch của cơ thể với lây nhiễm. Hoặc chúng có thể liên quan đến việc giảm tiếp xúc xã hội, cô đơn, sức khỏe thể chất không hồi phục hoặc mất việc làm liên quan đến bệnh tật.
Tên bài:
Long COVID Symptoms Can Persist for More Than 1 Year, Study Shows
Megan Brooks
August 27, 2021
Medscape.com