Thuốc Cezirnate là một thuốc kháng sinh có phổ tác dụng khá rộng. Thông tin về thuốc và các thành phần sẽ có trong bài viết dưới đây của Tạp chí Y Học Việt Nam.
1. Thuốc Cezirnate là gì
Cezirnate là một thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, hoạt động dựa bằng phương pháp giết chết các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng do các tác nhân trên.
Cezirnate được sản xuất và đăng ký với số VD-20881-14 bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25 theo tiêu chuẩn TCCS.
Thành phần chính của một viên nén là Cefuroxim (thường được bào chế dạng Cefuroxim acetyl)
Tá dược thông thường: Dioxid titan, Lactose, Dầu Parafin, Polyvidon, Aerosil, Pharmacoat 606, Natri croscarmellose, Magnesium stearat, Natri starch glycolate, Talc, PEG 6000, …
Các dạng bào chế sản phẩm:
- Viên nén Cezirnate 250mg: Mỗi viên chứa 250 mg Cezirnate (dưới dạng acetyl).
- Viên nén Cezirnate 500mg: Mỗi viên chứa 500 mg Cezirnate (dưới dạng acetyl).
- Dạng hỗn dịch: mỗi viên Cezirnate (dưới dạng acetyl) 125mg pha với một thìa cà phê (5mL) khuấy đều.
- Dạng hỗn dịch: mỗi viên Cezirnate (dưới dạng acetyl) 250mg pha với một thìa cà phê (5mL) khuấy đều.
- Dạng bột: Mỗi gói 4,22g dùng một lần chứa 125mg Cezirnate (dạng acetyl) dùng để pha vào nước pha tiêm.
2. Thành phần của Cezirnate có tác dụng gì?
Thành phần chính của Cezirnate: Cefuroxim với liều lượng 125mg, 250mg hoặc 500mg.
Dược lực:
Cefuroxim là một kháng sinh điển hình thuộc nhóm cephalosporin bán tổng hợp thế hệ 2 (phổ rộng), đặc trị cho các vi khuẩn bằng cách ức chế giai đoạn tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Cefuroxim có hiệu quả tốt trên các chủng vi khuẩn tiết ra beta lactamase như Haemophyllus Inffuenzas, Neisseria, Escherichia coli, Enterobacter, Klebsiella do bền vững dưới khả năng thủy phân của enzym beta-lactamase.
3. Công dụng của Cezirnate
Cezirnate được sử dụng với tác dụng diệt vi khuẩn, được dùng phổ biến trong các trường hợp nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và mô mềm,…
4. Chỉ định của Cezirnate 500mg, 250mg và 125mg
Có 2 dạng Cezirnate phổ biến là:
- Cezirnate acetyl: là tiền chất uống của Cezirnate, kháng hầu hết các men β-lactamase và có hoạt tính chống lại nhiều loại vi sinh vật Gram dương và Gram âm
- Muối natri Cezirnate để dùng ngoài đường tiêm: dành cho bệnh nhân có chỉ định thay đổi từ đường tiêm sang đường uống
Cả 2 dạng trên đều được dùng trong các trường hợp sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp, viêm phổi, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu điển hình như viêm bàng quang, viêm bể thận và viêm niệu đạo.
- Nhiễm trùng da và mô mềm thường gặp như viêm da mủ, mụn nhọt và chóc lở.
- Ngoài ra, thuốc còn được đặc biệt sử dụng trong viêm cổ tử cung, bệnh lậu và viêm niệu đạo cấp tính không biến chứng do lậu cầu. Điều trị bệnh Lyme sớm và phòng ngừa tiếp theo bệnh Lyme muộn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
- Thuốc tiêm: Cezirnate (dưới dạng natri) được sử dụng nhiều trong các bệnh nhiễm trùng khác bao gồm viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc. Dự phòng nhiễm trùng vùng bụng, vùng chậu sau chỉnh hình tim, phổi.
5. Cách sử dụng Cezirnate
Cách dùng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, người dùng uống cùng với nước khi sử dụng. Dùng viên Cezirnate theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn trên thuốc để biết hướng dẫn dùng thuốc chính xác.
Liều dùng
Đối với dạng viên uống: Quá trình điều trị thông thường là bảy ngày (khoảng từ 5 đến 10 ngày) tùy theo bệnh nhân và nhóm bệnh:
- Người lớn:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Uống 1 hoặc 2 viên 250mg, 12 tiếng một lần. Uống liên tục trong 10 ngày.
- Bệnh Lyme mới mắc: Uống 2 viên 250mg, 12 giờ một lần liên tục trong 20 ngày.
- Bệnh lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 4 viên 250mg (tổng 1g)
- Trẻ em:
- Đa số các loại nhiễm khuẩn thông thường: uống 1 đến 2 viên 125mg, 12 tiếng một lần.
- Sốt thương hàn: uống 2 viên 125mg, 12 tiếng một lần
- Trường hợp trẻ 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc các nhiễm khuẩn nghiêm trọng: 1 viên 250mg, 12 tiếng một lần.
Ngoài dạng uống, Cezirnate cũng được bào chế ở dạng thuốc tiêm. Người bệnh có thể tham khảo thêm một số thông tin liều dùng đối với dạng tiêm:
- Viêm phổi: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1,5 g Cezirnate natri ba lần một ngày hoặc hai lần một ngày trong 48 đến 72 giờ, tiếp theo chuyển sang dạng uống Cezirnate acetyl 500mg hai lần một ngày trong 7 đến 10 ngày.
- Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 750mg Cezirnate natri ba lần một ngày hoặc hai lần một ngày trong 48 đến 72 giờ, tiếp theo chuyển sang dạng uống Cezirnate acetyl 500 mg hai lần một ngày trong 7 đến 10 ngày.
Lưu ý: Thời gian điều trị bằng cả đường tiêm và đường uống được xác định bởi mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Cezirnate dưới dạng natri cũng có sẵn dưới dạng acetyl ester Cezirnate để uống và cũng sử dụng để chuyển dạng từ tiêm sang uống
- Không nên tiêm quá 750 mg tại một vị trí tiêm bắp.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: 30 đến 100 mg/kg/ngày chia làm 3 hoặc 4 lần. Liều 60 mg/kg/ngày là thích hợp cho hầu hết các bệnh nhiễm trùng.
- Bệnh lậu: 1,5 g một liều duy nhất (2 x 750mg tiêm cho các vị trí khác nhau, ví dụ ở mỗi mông).
- Viêm màng não: Cezirnate (dưới dạng natri) thích hợp để điều trị duy nhất đối với bệnh viêm màng não do vi khuẩn do các chủng nhạy cảm.
- Người lớn: tiêm 3 g mỗi 8 giờ.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: 150 đến 250 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 3 hoặc 4 lần
- Trẻ sơ sinh: Liều nên là 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch
- Dự phòng: Liều thông thường là 1,5 g tiêm tĩnh mạch với khởi mê cho các phẫu thuật vùng bụng, vùng chậu và chỉnh hình.Sau đó có thể được bổ sung với hai liều 750 mg tiêm bắp sau 8 đến 16 giờ.
- Suy thận: Cezirnate được thải trừ chủ yếu qua thận. Ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận rõ rệt, nên giảm liều lượng Cezirnate để bù đắp cho sự bài tiết chậm.
- Phải giảm liều tiêu chuẩn (750 mg đến 1,5 g ba lần mỗi ngày) khi nồng độ thải creatinin giảm xuống 20 mL /phút hoặc thấp hơn.
- Đối với bệnh nhân suy thận đang thẩm phân máu liên tục qua đường tĩnh mạch hoặc lọc máu thông lượng cao ở các đơn vị điều trị tích cực, liều lượng thích hợp là 750 mg x 2 lần/ngày. Đối với sự thẩm thấu thông lượng thấp, hãy làm theo liều lượng khuyến cáo khi chức năng thận bị suy giảm.
6. Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc
- Có thể uống viên Cezirnate cùng hoặc không cùng bữa ăn.
- Nuốt toàn bộ viên nén Cezirnate. Không phá vỡ, nghiền nát, hoặc nhai trước khi nuốt.
- Viên nén Cezirnate hoạt động tốt nhất nếu nó được dùng đều đặn theo chu kì mỗi ngày.
- Để bệnh nhân khỏi hoàn toàn nhiễm trùng, phải dùng viên Cezirnate trong toàn bộ quá trình điều trị và tiếp tục dùng ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy bệnh giảm nhẹ hơn trong một vài ngày.
- Nếu bệnh nhân bỏ lỡ một liều Cezirnate, hãy dùng bù liều đó càng sớm càng tốt. Nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc thông thường của bệnh nhân. Nghiêm cấm dùng 2 liều cùng một lúc.
7. Thuốc Cezirnate giá bao nhiêu?
Mỗi dạng đóng gói của Cezirnate có giá bán niêm yết khác nhau. Dưới đây là giá của Cezirnate mà Tạp chí Y Học Việt Nam tham khảo được như sau:
- Gói cezirnate 125mg: mỗi hộp chứa 10 gói x 4g bột pha có giá bán là 4,500đ/Gói
- Viên nén cezirnate 250mg: mỗi hộp chứa 2 vỉ x 5 viên có giá bán là 3,200đ/Viên
- Viên nén bao phim cezirnate 500mg: mỗi hộp chứa 2 vỉ x 5 viên có giá 6,500đ/Viên
8. Thuốc Cezirnate có thể mua ở đâu?
Cerzinate hiện có bán tại tất cả các nhà thuốc tư nhân và bệnh viện trên toàn quốc. Bạn có thể đặt mua tại Nhà thuốc online ITP Pharma để được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ tư vấn kỹ.
Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, quý khách nên chọn những nhà phân phối, hiệu thuốc uy tín tại địa phương.
9. Chống chỉ định
- Trước khi dùng thuốc, cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ hoặc người tư vấn biết nếu bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (đặc biệt là penicillin) hoặc có tiền sử bị bệnh gan, thận, tiểu đường, các vấn đề về đường ruột hoặc suy dinh dưỡng.
- Không dùng Cezirnate trong điều trị nhiễm virus như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.
- Không sử dụng trước khi thực hiện một số xét nghiệm y tế, bao gồm cả xét nghiệm glucose (đường) trong nước tiểu.
- Không dùng trong trường hợp đang dùng thuốc tránh thai vì làm giảm tác dụng tránh thai của thuốc. Chuyển sang các biện pháp tránh thai không dùng thuốc nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh.
10. Tác dụng phụ của thuốc Cezirnate
Cezirnate thường được dung nạp tốt khi sử dụng theo đường tiêm. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng cục bộ sau khi tiêm tĩnh mạch, thường xảy ra các tác dụng phụ sau:
- Phản ứng tại chỗ: Viêm tắc tĩnh mạch đã xảy ra khi tiêm tĩnh mạch
- Tiêu hóa: đặc trưng là tiêu chảy và buồn nôn. Giai đoạn khởi phát của viêm đại tràng màng giả có thể xảy ra trong hoặc sau khi điều trị kháng khuẩn.
- Phản ứng quá mẫn: phát ban, ngứa, nổi mề đay và dương tính với xét nghiệm Coombs. Một số ít xảy ra trường hợp sốc phản vệ, sốt do thuốc, ban đỏ đa dạng, viêm thận kẽ, hoại tử biểu bì nhiễm độc và mắc hội chứng Stevens-Johnson.
- Máu: Giảm hemoglobin và hematocrit, tăng bạch cầu ái toan tạm thời. Các phản ứng ít gặp hơn được thấy là giảm bạch cầu.
- Gan: Tăng tạm thời nồng độ SGOT và SGPT , phosphatase kiềm, LDH và bilirubin.
- Thận: tăng creatinin huyết thanh và / hoặc nitơ urê máu và giảm độ bài tiết creatinin.
Một số tác dụng phụ khác ít gặp hơn:
- Thần kinh: Co giật.
- Không đặc hiệu tại chỗ: Phù mạch.
- Phản ứng có hại của nhóm cephalosporin: Nôn mửa, đau bụng, viêm đại tràng, viêm âm đạo bao gồm cả nhiễm nấm Candida âm đạo, bệnh thận nhiễm độc, rối loạn chức năng gan bao gồm ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết và xuất huyết.
- Thay đổi các kết quả xét nghiệm: kéo dài thời gian hoạt hóa prothrombin, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
Lưu ý: Các trường hợp xảy ra tiêu chảy có thể là tác nhân gây ra một bệnh nhiễm trùng mới. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy ra nước hoặc có máu, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tiêu chảy khác và mang bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
11. Dược động học
Dạng uống: (viên nén, hỗn dịch)
- Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và nên uống trong bữa ăn. Sau khi vào trong cơ thể, cefuroxim acetyl bị thủy phân thành cefuroxim tại niêm mạc ruột và máu rồi đi vào tuần hoàn chung. Trong máu, lượng cefuroxim liền kết với protein huyết tương vào khoảng từ 33% đến 50%
- Phân bố: Cefuroxim ngấm vào hầu hết các mô và dịch trong cơ thể. Trong trường hợp màng não bị viêm, cefuroxim có khả năng đi qua hàng rào máu não với một lượng khá nhỏ. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng qua nhau thai và có bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ.
- Chuyển hóa: Cefuroxim không bị chuyển hóa
- Đào thải: được thải trừ qua màng lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Thời gian bán thải vào khoảng 1-2 giờ. Thuốc đạt nồng độ cao trong nước tiểu. Cefuroxim còn thải trừ với một lượng rất nhỏ qua mật.
12. Tương tác, tương kị thuốc
- Probenecid: dùng cùng hoặc ngay trước khi dùng với Cezirnate làm chậm quá trình bài tiết Cezirnate ở ống thận và tạo ra nồng độ Cezirnate trong huyết thanh cao hơn và kéo dài hơn. Tương tác thuốc này thường được sử dụng có lợi trong điều trị bệnh lậu. Nồng độ tối đa trong huyết thanh của Cezirnate và thời gian bán thải được tăng lên đến 30% khi dùng đồng thời với probenecid.
- Aminoglycoside: Nguy cơ độc tính trên thận có thể tăng lên khi dùng đồng thời aminoglycoside và cezirnate.
- Thuốc lợi tiểu: sử dụng đồng thời các thuốc lợi tiểu mạnh, bao gồm furosemide và axit ethacrynic có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận với cezirnate và có thể gây suy thận.
- Cezirnate có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn, có thể dẫn đến mang thai. Có thể sử dụng một hình thức ngừa thai khác trong trường hợp bắt buộc điều trị bằng Cezirnate.
Nhà thuốc online ITP Pharma đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần biết khi sử dụng thuốc Cezirnate. Khi sử dụng thuốc, bạn đọc nên tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị và theo dõi các tác dụng phụ nếu có xuất hiện.
Xem thêm thuốc kháng sinh: