Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Tự chăm sóc bản thân, chăm sóc bàn chân và giáo dục vệ sinh bàn chân đúng cách rất cần thiết đối với sức khỏe của bệnh nhân ĐTĐ. Biến chứng bàn chân ĐTĐ bao gồm biến dạng ngón chân cái, nốt chai sần ở bàn chân, nhiễm nấm da, dị dạng bàn chân (bàn chân Charcot), lở loét và nhiễm khuẩn.1 Sự hiện diện của bệnh thần kinh do ĐTĐ và bệnh lý mạch máu ngoại biên cản trở việc lưu thông máu đến các chi dưới và làm trầm trọng thêm những tình trạng này, dẫn đến tăng nguy cơ loét và đoạn chi.2 Biến chứng bàn chân liên quan đến ĐTĐ có thể dẫn đến bệnh tật, tử vong, tăng chi phí điều trị và giảm chất lượng cuộc sống.2-5

Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ: một nghiên cứu ước tính rằng loét bàn chân xảy ra ở 7,7% bệnh nhân ĐTĐ so với 2,8% ở bệnh nhân không mắc ĐTĐ.6 Ngoài ra, số lượng bệnh nhân ĐTĐ chiếm hơn một nửa số trường hợp đoạn chi dưới không do chấn thương.7 Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều được thăm khám bàn chân hàng năm. Do đó, vai trò của việc phòng ngừa cần được tăng cường để giảm nguy cơ biến chứng.8

Dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc bệnh mạch máu nhỏ, bệnh thần kinh do ĐTĐ và kiểm tra bàn chân bằng nghiệm pháp cảm nhận áp lực monofilament. Ngoài ra, dược sĩ có thể thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết và giúp bệnh nhân đạt được mức đường huyết mục tiêu để giảm nguy cơ biến chứng ở bàn chân.

1. Đánh giá nguy cơ

Bác sĩ và dược sĩ nên thận trọng và tận dụng mọi cơ hội để giáo dục bệnh nhân ĐTĐ về việc vệ sinh chân đúng cách và tự chăm sóc bàn chân, bắt đầu bằng việc ý thức rằng bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị biến chứng cao nhất. Bảng 1 liệt kê các yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào loét bàn chân ĐTĐ hoặc đoạn chi do ĐTĐ; xác định những yếu tố nguy cơ này có thể làm tăng cơ hội để can thiệp giáo dục cho bệnh nhân.9

Bảng 1. Những yếu tố nguy cơ biến chứng bàn chân liên quan đến ĐTĐ
2. Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và giáo dục bệnh nhân

Với nhiều lý do làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân liên quan đến bệnh ĐTĐ, việc giáo dục cho từng bệnh nhân nên được ưu tiên và chú trọng. Dược sĩ nên nhấn mạnh tới bệnh nhân rằng việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm khả năng xảy ra các biến chứng bàn chân. Kể cả khi các biến chứng xảy ra, việc can thiệp sớm có thể làm giảm loét, đoạn chi và cac kết cục có hại khác. Bảng 2 tổng hợp các điểm cần giáo dục bệnh nhân về bệnh ĐTĐ và các biến chứng ở bàn chân.10,11

Bảng 2. Giáo dục bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ biến chứng bàn chân ĐTĐ.10,11
3. Tối ưu kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết kém liên quan tới các biến chứng (làm trầm trọng thêm tuần hoàn máu ngoại biên và tiến triển các bệnh dây thần kinh). Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của những nội dung sau đây có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng bàn chân và các biến chứng mạch máu nhỏ khác gây ra do ĐTĐ:

Tự kiểm soát đường huyết.
Tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng đường huyết.
Tuân thủ các khuyến cáo thay đổi khẩu phần ăn hoặc chế độ ăn giảm cân.
4. Tự kiểm tra bàn chân

Khuyến khích bệnh nhân ĐTĐ tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết chai, phồng rộp và thay đổi ở da hoặc móng có thể cần thiệp y khoa để phòng ngừa những tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
Nên sử dụng kính lúp hoặc gương kiểm tra hoặc đơn giản là đặt một tấm kính nhựa không vỡ ở trên sàn nhà gần nhà vệ sinh để dễ dàng kiểm tra lòng bàn chân.
5. Bảo vệ bàn chân

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 80 bệnh nhân ĐTĐ đã đoạn chi dưới, các nhà nghiên cứu thấy rằng một từ tổn thương ban đầu có thể nhận biết và ngăn ngừa, chấn thương nhỏ ban đầu đã dẫn đến 69/80 ca đoạn chi.12 Nên khuyến cáo cho bệnh nhân ĐTĐ:

Không được đi chân trần vì các tổn thương tuy nhỏ nhưng có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mang tất vừa chân để không làm cản trở máu xuống chi dưới. đặc biệt
Cần mang giày, dép vừa chân ngay cả khi ở nhà.10
6. Chăm sóc và vệ sinh móng chân và bàn chân

Nhắc nhở bệnh nhân ĐTĐ rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày và cẩn thận lau khô chân bằng giấy thấm hoặc vỗ nhẹ chân. Chú ý lau khô kẽ giữa các ngón chân.
Mặc dù có thể ngăn ngừa tình trạng khô, nứt nẻ bằng kem dưỡng ẩm nhưng không nên bôi vào kẽ giữa các ngón chân để tránh nấm phát triển.
Để giảm nguy cơ móng chân mọc ngược vào trong, bệnh nhân nên cẩn thận cắt móng thẳng ngang qua và không quá ngắn.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi tự cắt móng hoặc nếu đang có hạt sừng hay vết chai, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa chân.11
7. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại biên và biến chứng bàn chân như loét, nhiễm khuẩn và đoạn chi. Đối với những bệnh nhân mong muốn cai thuốc lá, tư vấn bệnh nhân sử dụng các liệu pháp thay thế nicotin không kê đơn phù hợp hoặc có thể chỉ định thuốc kê đơn nếu cần.

8. Kiểm tra bàn chân hàng năm

Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA), tất cả bệnh nhân trưởng thành mắc ĐTĐ nên đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra toàn diện bàn chân hàng năm để xác định các yếu tố nguy cơ.9 Cụ thể, trong lúc tiến hành kiểm tra, bác sĩ nên ghi nhận tiền sử đầy đủ của bệnh nhân bao gồm tiền sử loét bàn chân hoặc đoạn chi, mắc bệnh thần kinh do ĐTĐ hoặc triệu chứng mạch máu ngoại biên, suy giảm thị lực, bệnh thận, tiền sử hút thuốc và cách chăm sóc bàn chân.9 Kiểm tra thị lực và kiểm tra da, đánh giá mạch bàn chân và một kiểm tra thần kinh bằng monofilament cũng nên được tiến hành.9

9. Vai trò của dược sĩ

Dược sĩ thường xuyên được đặt câu hỏi về quản lý các vấn đề về bàn chân:

Cần khai thác về các bệnh lý kèm theo, bao gồm ĐTĐ ở những bệnh nhân đang cần lời khuyên để kiểm soát các vấn đề nhỏ ở chân như vết chai, biến dạng ngón chân cái, móng chân mọc ngược và nhiễm nấm da.
Xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong quản lý điều trị có thể giúp dược sĩ chủ động phát hiện ra phát hiện ra những bệnh nhân có thể hưởng lợi từ việc giáo dục thêm hoặc các kế hoạch giảm nhẹ nguy cơ.
Dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc chủ động giảm thiểu tỉ lệ mắc mới biến chứng bàn chân ĐTĐ thông qua việc giáo dục bệnh nhân và cũng là một phần trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ.
Có thể sử dụng tài liệu và công cụ giáo dục bệnh nhân có sẵn trên các website của CDC, ADA và Viện Nghiên Cứu Quốc gia về bệnh ĐTĐ, Tiêu hoá và Thận (NIDDK).

[spoiler title=’Tài liệu tham khảo’ style=’orange’ collapse_link=’false’]
1. Foot complications. American Diabetes Association website. Link. Updated February 5, 2016. Truy cập 23/8/2017.
2. Boulton AJ, Vileikyte L, Ragnarson-Tennvall G, Apelqvist J. The global burden of diabetic foot disease. Lancet. 2005;366(9498):1719-1724. doi: 10.1016/S0140- 6736(05)67698-2.
3. Kerr M, Rayman G, Jeffcoate WJ. Cost of diabetic foot disease to the National Health Service of England. Diabet Med. 2014;31(12):1498-1504. doi: 10.1111/ dme.12545.
4. Nabuurs-Franssen MH, Huijberts MS, Nieuwenhuijzen Kruseman AC, Willems J, Schaper NC. Health-related quality of life of diabetic foot ulcer patients and their caregivers. Diabetologia. 2005;48(9):1906-1910. doi: 10.1007/s00125-005- 1856-6.
5. Jupiter DC, Thorud JC, Buckley CJ, Shibuya N. The impact of foot ulceration and amputation on mortality in diabetic patients. I: from ulceration to death, a systematic review. Int Wound J.2016;13(5):892-903. doi: 10.1111/iwj.12404.
6. Gregg EW, Sorlie P, Paulose-Ram R, et al; 1999-2000 National Health and Nutrition Examination survey. Prevalence of lower-extremity disease in the US adult population ≥ 40 years of age with and without diabetes: 1999-2000 national health and nutrition examination survey. Diabetes Care. 2004;27(7):1591-1597.
7. Ziegler-Graham K, MacKenzie EJ, Ephraim PL, Travison TG, Brookmeyer R. Estimating the prevalence of limb loss in the United States: 2005 to 2050. Arch Phys Med Rehabil. 2008;89(3):422-429. doi: 10.1016/j.apmr.2007.11.005.
8. Preventive care practices, foot exam by health professional. CDC website. Link. Truy cập 21/8/2017.
9. Microvascular complications and foot care. Diabetes Care. 2015;38(sup- pl):S58-S66. doi: 10.2337/dc15-S012.
10. Preventive foot care in diabetes. Diabetes Care. 2004;27(suppl 1):S63-S64. doi: 10.2337/diacare.27.2007.S63.
11. Diabetic foot care guidelines. American College of Foot and Ankle Surgeons website. Link. Truy cập 20/8/2017.
12. Pecoraro RE, Reiber GE, Burgess EM. Pathways to diabetic limb amputation: basis for prevention. Diabetes Care. 1990;13(5):513-521.
13. Diabetes and you: healthy feet matter! CDC website. Link. Published January 2014. Truy cập 21/8/2017.
14. Foot care. American Diabetes Association website. Link. Updated October 10, 2014. Truy cập 21/8/2017.
15. Nerve damage (diabetic neuropathies). National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases website. Link. Published November 2013. Truy cập 20/8/2017.[/spoiler]

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.