Một loại tảo biển được gọi là ulva, hoặc “rau diếp biển”, là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống ở những nơi như Nhật Bản, New Zealand và Hawaii có thể có 1 lợi ích khác. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm ghi nhận ulvan, 1 chiết xuất từ loại tảo này, có thể giúp chống lại COVID-19.
Các dạng rong biển ăn được khác cũng có hứa hẹn là chất kháng vi-rút chống lại covid, ít nhất là trong các nghiên cứu rất sớm được thực hiện trên các ống nghiệm và động vật. Nhưng ulvan cũng được thử nghiệm như 1 phương pháp điều trị kháng vi-rút chống lại 1 số vi-rút nông nghiệp và ở người. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu ulvan có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm covid.
Các nhà khoa học nuôi cấy tảo ulva trong phòng thí nghiệm, chiết xuất ulvan, sau đó lấy các tế bào trong ống nghiệm tiếp xúc với cả coronavirus và ulvan. Khi các tế bào tiếp xúc với ulvan, chúng không lây nhiễm coronavirus, theo kết quả thí nghiệm được báo cáo trên PeerJ.
Trong ống thử nghiệm, có thể quá trình được sử dụng chiết xuất ulvan từ rong biển có thể ảnh hưởng đến các đặc tính kháng vi-rút của nó. Các nhà điều tra so sánh 2 phương pháp chiết xuất và phát hiện 1 trong số đó tạo ulvan với sức mạnh chống lại virus gấp 10 lần. Điều này ghi nhận cần phải nghiên cứu thêm để tinh chỉnh phương pháp tốt nhất phát triển ulvan với các đặc tính kháng vi-rút tốt nhất
Một giới hạn của thử nghiệm là sự khác biệt thành phần hóa học của hai chất chiết xuất có thể ảnh hưởng đến kết quả, khiến khó có thể biết chắc chắn bao nhiêu hoạt động kháng vi-rút có thể đến trực tiếp từ ulvan so với các hóa chất này.
Và ngay cả khi chiết xuất rong biển chứng minh được hiệu quả trong nhiều cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, nó vẫn cần được thử nghiệm trên động vật và con người. Nhưng nếu nó chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên người, chiết xuất rong biển có khả năng giúp ngăn ngừa nhiễm covid ở những người không có khả năng mua hoặc tiếp cận vắc xin, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp.
Tên bài:
Seaweed Extract Stops COVID in Early Testing
Lisa Rapaport
December 06, 2021
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/964223