Coronavirus là gì ?
Coronavirus là một tác nhân quan trọng, thường gặp thứ hai sau rhinovirus gây bệnh cảm cúm (comon cold) ở người lớn. Cuối năm 2002, xuất hiện một bệnh nhiễm virus mới “trỗi dậy” (emerge) – hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS – severe acute respiratory syndrome) do một dòng virus Corona gây ra, gọi là coronavirus SARS. Coronavirus còn có thể gây bệnh cho động vật, thường là gây tổn thương ở ruột của các loài gia súc.
Phân loại
Họ Coronaviridae được phân loại dựa trên các đặc đem: hình dạng virion, sự nhân lên của RNA, tổ chức bộ gen và sự đồng nhất về trình tự chuỗi nucleotid.
Họ Coronaviridae có hai giống là Coronavirus và Torovirus.
- Torovirus lây lan ở các động vật có móng vuốt và gây bệnh tiêu chảy.
- Coronavirus có hai loại: loại gây bệnh ở người (human coronavirus) và loại gây bệnh ờ động vật (animal coronavirus).
Loại gây bệnh ở người có hai nhóm kháng nguyên: dòng 229E và OC43. Coronavirus từ động vật nuôi và từ loài gặm nhấm cũng thuộc hai nhóm này. Có một nhóm kháng nguyên thứ ba, gồm các virus gây viêm phế quản ở gà. Trong một nhóm kháng nguyên chính, vẫn có sự khác biệt (heterogeneity) kháng nguyên rõ rệt giữa các dòng virus. Có các phản ứng chéo giữa một số dòng virus gây bệnh cho người và động vật. Một số dòng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu. Các virus cũng có thể được xếp nhóm dựa trên sự phân tích trình tự bộ gen. Các coronavirus có tính chất nuôi cấy khác nhau.
Tính chất virus
Coronavirus là những virus hình cầu, có màng bọc, kích thước khá lớn, đường kính 120 – 160 nm, chứa bộ gen (genome) là RNA sợi đơn cực dương, thẳng và không phân đoạn. Đây là virus có bộ gen lớn nhất trong các virus nhân RNA. Bộ gen được gắn chuỗi polyadenyl tại đầu tận 3’. RNA có khả năng gây nhiễm.
Nucleocapsid hình xoắn ốc, đường kính 9-11 nm, là cấu trúc protein với hai glycoprotein và một phosphoprotein. Một phosphoprotein (protein N) tạo nucleocapsid. Hai glycoprotein: gôm 3 loại: Glycoprotein màng (protein M), Glycoprotein gai (protein S) và Glycoprotein gây
ngưng kết hồng cầu (protein HE). Protein M làm khung đở cho lớp đôi lipid của màng bọc, protein s tạo gai (spike) bao quanh màng bọc, protein HE có ờ vài chủng virus gây bệnh ờ người (OC43) và có khả năng hoạt hóa acetylesterase.
Màng bọc có những gai nhỏ, dài 20nm, nhô ra như những cánh hoa, bao phủ xung quanh mặt ngoài của vỏ bọc, virus trông giống như hình vương miện (corona).
Sự nhân lên của virus
Sự nhân lên của virus diễn ra ở bào tương tế bào ký chủ. Có sự khác biệt khi nuôi cấỵ trên tế bào các loại coronavirus: khó nuôi cấy đối với coronavirus ở người, do đó các tính chất của virus chưa được hiểu rõ; trái lại, coronavirus động vật và coronavirus SARS dễ dàng nuôi cấy được trên tế bào thận khỉ Vero
Do coronavirus không tăng trưởng tốt trong nuôi cấy tế bào, nên chi tiết về sự nhân lên của virus có được từ nghiên cứu virus gây bệnh viêm gan ở chuột, là loại virus có mối quan hệ rất gần với dòng coronavirus OC43.
Trước hết, virus gắn vào thụ thể trên tế bào đích bằng những gai glycoprotein bên ngoài màng bọc. Thụ thể của coronavirus người (dòng 229 E) là aminopeptidase N.
Sau đó virus xâm nhập vào trong tế bào đích bàng hiện tượng hấp phụ nội tế bào (absorptive endocytosis). Glycoprotein s hòa tan và hợp nhất màng bọc virus với màng tế bào ký chủ.
Tiếp theo giai đoạn cởi bỏ màng bọc (uncoating) là quá trình tổng hợp RNA của virus. Các phân tử RNA mới được tổng hợp tương tác với protein trong bào tương để tạo nucleocapsid hình xoắn ốc.
Nucleocapsid nẩy chồi xuyên qua màng của hệ lưới nội mô gồ ghề. Sau đó các virion trưởng thành được chuyên chở trong các túi, tiến tới vùng ngoại biên tế bào để thoát ra ngoài, hay được phóng thích ra ngoài khi tế bào bị ly giải.
Một số coronavirus gây ra tan chảy tế bào (cell fusin), nhờ chất trung gian là s glycoprotein và pH > 6,5. Số khác gây nhiễm dai dẳng cho tể bào, nhưng không tiêu diệt tế bào.
Một số coronavirus có tỷ lệ đột biến rất cao trong mỗi chu kỳ nhân lên, đây là điều không bình thường đối với một RNA virus có bộ gen không phân đoạn, từ đó có thể xuất hiện những dòng virus mới. Dòng virus mới coronavirus SARS là một ví dụ.
Sau khi đại dịch SARS bùng nổ, các phòng thí nghiệm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu coronavirus SARS bằng các phương pháp virus học, miễn dịch học và sinh học phân tử. các đặc điểm của coronavirus SARS đã được xác định, đó là:
- Nuôi cấy được virus trên tế bào Vero E6.
- Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, coronavirus SARS giống các coronavirus khác, đường kính 80 – 120 nm, có gai nhú nhưng không có glycoprotein loại haemoagglutinin, chứa bộ gen
- Bộ gen của các coronavirus SARS hoàn toàn tương đồng với nhau và tương đồng tới 40- 50% với các coronavirus đã được biết trước đây nhưng không giống hoàn toàn với bất cứ coronavirus nào khác gây bệnh ờ người và động vật.
- Phát hiện được coronavirus SARS trong mô phổi, bệnh phẩm đường hô hấp. RNA của coronavirus SARS hiện diện trong phân bệnh nhân đã khòi bệnh và trong huyết thanh bệnh nhân giai đoạn cấp tính.
Phát hiện được kháng thể của coronavirus SARS trong huyết thanh bệnh nhân SARS ờ giai đoạn bình phục.
Sự đề kháng của virus SARS
Virus SARS có vỏ bọc lipid, do đó dễ bị bất hoạt bằng sức nóng, chất oxid hóa, chất hòa tan lipid, chất tẩy không có ion và tia cực tím. Thời gian sống sót ờ môi trường xung quanh của virus SARS tùỵ thuộc vào genotype virus, tình huống lây nhiễm và điều kiện môi trường xung quanh. Virus tồn tại 4 ngày trong phân, ngoài môi trường 0°c virus tồn tại lâu hơn (3 tuần).
Sinh bệnh học và miễn dịch học
Coronavirus có khuynh hướng đặc hiệu loài cao. Cơ chế bệnh sinh khi nhiễm coronavirus ở người chưa được hiểu rõ. Phần lớn coronavirus ở động vật có tính hướng tế bào biểu mô hô hấp và biểu mô ống tiêu hóa. Nhiễm coronavirus ờ động vật có thể lan tỏa hoặc khu trú. Nhiễm coronavirus ờ người chỉ giới hạn ở đường hô hấp, thường biểu hiện nhẹ (cảm lạnh) và có khoảng 50% số người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng. Riêng biến thể coronavirus SARS gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, viêm phổi và suy hô hấp nhanh chóng. Viêm phổi do coronavirus SARS có đặc điểm là phù nề lan tỏa dẫn đến tình trạng thiếu ôxy. Sự gắn kết của virus với men chuyển angiotensin-2 (angiotensin-converting enzyme-2) trên bề mặt biểu mô hô hấp gây rối loạn cân bằng thể dịch, phù nề các khoang phế nang. Coronavirus SARS còn hiện diện ở thận, gan, ruột non và trong phân. Coronavirus SARS hủy hoại và làm mất khả năng hấp thu của tế bào biểu mô.
Cũng như các virus gây bệnh đường hô hấp khác, coronavirus tạo đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn. Miễn dịch bảo vệ chủ yếu là miễn dịch chống lại kháng nguyên gai trên bề mặt virus. Miễn dịch chống tái nhiễm kéo dài vài năm nhưng sự tái nhiễm vẫn thường xảy ra với các dòng virus tương tự. Phần lớn bệnh nhân (>95%) mắc bệnh SARS có đáp ứng kháng thể với kháng nguyên của coronavirus SARS. Kháng thể xuất hiện khoảng một tháng sau khi có triệu chứng đầu tiên.
Khả năng gây bệnh
Trước đây Coronavirus gây bệnh đường hô hấp thường ở thể nhẹ: cảm lạnh (ít khi sốt), sổ mũi, mệt mỏi. ủ bệnh từ 2-5 ngày, triệu chứng bệnh kéo dài khoảng một tuần. Đối với bệnh nhân mắc Hội chứng hô hấp cấp nặng: sốt cao > 38°c, ho khan, khó thở, đau nhức cơ, ớn lạnh, nhức đầu và có thể bị tiêu chảy. Sau 7 ngày, tổn thương lan xuống đường hô hấp dưới gây ho, khó thở, thiếu oxy. Bệnh lý thường là thương tổn phế nang lan tỏa. Khoảng 20% số bệnh nhân có diễn biến viêm phổi nặng, suy hô hấp và phải thở máy. Tỷ lệ tử vong lúc đầu là 6-7% về sau tăng lên 10%.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Bệnh phẩm: tùy theo thời kỳ của bệnh mà bệnh phẩm có thể là đàm, chất tiết của đường hô hấp; máu và phân.
Phương pháp xét nghiệm: có thể tiến hành các phương pháp khác nhau như phương pháp virus học, miễn dịch học để chẩn đoán bệnh nhiễm Coronavirus.
Phân lập và định danh virus
Khó phân lập được Coronavirus trong nuôi cấy tế bào. Tuy nhiên Coronavirus SARS có thể nuôi cấy được và gây hủy hoại cho tế bào thận khỉ Vero. Nuôi cấy tế bào là xét nghiệm được coi là tiêu chuẩn vàng.
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử giúp phát hiện được Coronavirus gây bệnh đường tiêu hóa. Xét nghiệm miễn dịch
- Phát hiện kháng nguyên Coronavirus trong tế bào ờ chất tiết hô hấp bằng phương pháp ELISA khi có kháng huyết thanh (kháng thể) đặc hiệu đã biết.
- Phản ứng huyết thanh học để phát hiện kháng thể Coronavirus trong huyết thanh bệnh nhân dựa trên việc phát hiện kháng thể ờ giai đoạn bệnh cấp tính hoặc giai đoạn hồi phục có ý nghĩa thực hành trong chẩn đoán bệnh nhiễm Coronavirus do khó nuôi cấy được virus. Có thể dùng thử nghiệm ELISA phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân vào ngày thứ 20 của bệnh, lúc này, bệnh nhân đã có thể lây bệnh cho rất nhiều người khác. Ở giai đoạn sớm hơn, ELISA lại thường cho kết quả âm tính giả.
- Miễn dịch huỳnh quang (IF – Immuno Fluorescent): virus SARS được gắn cố định trên pha rắn sẽ phát hiện được kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân rồi đọc kết quả bằng kính hiển vi huỳnh quang. Phản ứng này cho kết quả dương tính từ ngày thứ 10 sau khởi bệnh, như vậy IF cũng cho kết quả tương đối muộn, và cũng cho âm tính giả.
Xét nghiệm sinh học phân tử
Kỹ thuật RT-PCR giúp phát hiện Coronavirus từ nhiều loại bệnh phẩm khác nhau như máu, phân, chất tiết đường hô hấp và mô Cơ thể. Test này rất hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, từ 4 – 8 ngày sau nhiễm.
Dịch tễ học
Coronavirus phân bố khắp thế giới, là nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở người trưởng thành vào mùa đông khi số người mắc bệnh cảm lạnh tăng cao. Coronavirus có khuynh hướng gây dịch. Bệnh cảm lạnh do coronavirus chiếm 15-30% số trường hợp cảm lạnh.
Kháng thể kháng coronavirus gây bệnh đường hô hấp đã xuất hiện ở ữè em, ti lệ tăng dần theo tuổi. Đến khi trường thành, tỉ lệ này đã đạt tới hơn 90% dân số. Tuy nhiên, vẫn có thể bị tái nhiễm có triệu chứng sau một năm.
Coronavirus cùng với các rhinovirus, virus cúm và virus hô hấp hợp bào thường kết hợp với một bệnh hô hấp cấp tính ở người lớn tuổi. Tần suất nhiễm coronavirus chiếm khoảng Vi so với nhiễm rhinovirus và tương đương với tần suất nhiễm các virus gây bệnh đường hô hấp khác.
Phương thức truyền bệnh: Coronavirus SARS lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp. có thể lây qua môi trường sống kém vệ sinh, chất thải (phân) nhiễm vào đồ ăn thức uống.
Các nhóm có nguy cơ cao: những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân như nhân viên y tế, các thân nhân hay bạn bè của người bệnh.
Trận dịch SARS khởi phát đầu tiên từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vào tháng 11-2002, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo toàn toàn cầu ngày 14-3-2003. Trong một thời gian ngắn, dịch bệnh lan nhanh ra 4 lục địa, 26 nước với 8459 ca, trong đó 805 ca tử vong. Ca bệnh SARS sau cùng trong trận dịch này xuất hiện vào ngày 29-5-2003.
Phòng ngừa và điều trị
Phòng ngừa
Chủ yếu là tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc bệnh nhân phải có đầy đủ trang bị phòng chống lây nhiễm: đội nón, mang khẩu trang N.95, găng tay, vớ, quần áo vô khuẩn.
Biện pháp của WHO đề nghị: giới hạn du lịch đến các quốc gia đang có dịch SARS, kiểm soát thân nhiệt hành khách ờ các sân bay, cách ly ít nhât 10 ngày, đôi với những người mới vừa tiếp xúc bệnh nhân, hay mới đi từ một quốc gia đang có dịch bệnh SARS.
Hiện chưa có vaccin phòng ngừa bệnh nhiễm coronavirus.
Điều trị
Xử trí chung :Cách ly bệnh nhân tuyệt đối để tránh lây lan. Nâng tổng trạng. Giúp thở bằng O2 hay thở máy (nếu cần).
Các loại thuốc : Dùng thuốc kháng virus phổ rộng, có thể phối hợp với interferon p để ngăn cản sự sao chép của virus.
Phối hợp với kháng sinh để trị các ca viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn.
Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com