Di chứng sau chấn động não tăng nguy cơ bệnh Alzheimer

Di chứng sau chấn động não tăng nguy cơ bệnh Alzheimer

Tên bài: Concussion Sequelae Boost Alzheimer’s Risk
Pauline Anderson, January 17, 2022

Nghiên cứu mới nêu lên mất trí nhớ sau chấn thương (PTA) và tổn thương mạch máu mãn tính do chấn thương sọ não (TBI) có liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh Alzheimer (AD) tiếp theo.

Kết quả từ 1 nghiên cứu hồi cứu có kiểm soát trường hợp ghi nhận sự hiện diện của PTA hoặc tổn thương mạch máu trên hình ảnh thần kinh ở bệnh nhân TBI có liên quan đáng kể với nguy cơ AD tăng gần gấp 4 lần.

Những bệnh nhân này cuối cùng có suy giảm nhận thức, khó tổ chức, lập kế hoạch, trở lại lực lượng lao động và trở lại cuộc sống bình thường. Họ cần rất nhiều sự giúp đỡ từ những người thân yêu, từ cộng đồng và hệ thống y tế.

Các phát hiện được báo cáo trực tuyến ngày 30 / 12 / 2021, trên báo Alzheimer Disease & Associated Disorders.

Tỷ lệ rối loạn nhận thức thần kinh (NCD) đang gia tăng 1 phần là do dân số già. AD là nguyên nhân phổ biến nhất của NCD và khoảng 35% người từ 85 tuổi trở lên phát triển chứng rối loạn này.
TBI ngày càng được công nhận là 1 yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh NCD. Thực tế là ít hơn 7% bệnh nhân TBI tiếp tục phát triển chứng sa sút trí tuệ nêu lên 1 số bệnh nhân có thể dễ tổn thương hơn những người khác.

Sử dụng hồ sơ y tế và số liệu bảo hiểm y tế, các nhà nghiên cứu xác định được 5642 bệnh nhân TBI được nhập viện trong khoảng thời gian 12 năm (2000 đến 2012). Các TBI, hầu hết đều ở mức độ nhẹ, là kết quả của các vụ tai nạn xe cơ giới, té ngã, hành hung và các tai nạn liên quan đến thể thao.

Phân tích hiện tại gồm 30 bệnh nhân TBI phát triển chứng sa sút trí tuệ AD trước cuối năm 2018 và 80 người không có chứng sa sút trí tuệ đóng vai trò là nhóm đối chứng.

Bệnh nhân trong nhóm sa sút trí tuệ có tuổi trung bình khi có thương tích là 58,3 tuổi so với 70,4 tuổi đối với nhóm chứng. Thời gian trung bình chẩn đoán sa sút trí tuệ sau chấn thương là 3,3 năm.

Trong số dân số nghiên cứu, 25,5% được chẩn đoán PTA, có đặc điểm là nhầm lẫn và mất phương hướng; 16,7% có tiền sử ít nhất 1 TBI. Tiền sử tiểu đường (19,4%), tăng huyết áp (55,5%), rối loạn lipid máu 37,0%), hoặc bệnh mạch vành (25,0%) cũng được ghi nhận. Không ai trong số những người tham gia có tiền sử bệnh động mạch ngoại vi.

Kết quả tổn thương và teo mạch máu lần lượt ở 23,6% và 27,6% bệnh nhân.
Có mối liên hệ đáng kể giữa PTA và sa sút trí tuệ AD, với tỷ lệ cao hơn đối với những người có so với không có chẩn đoán.

Vì PTA có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương não, phát hiện này nêu lên có TBI nặng có nhiều nguy cơ có chứng sa sút trí tuệ hơn.
Tỷ lệ phát triển sa sút trí tuệ AD cũng cao hơn đối với những người có bằng chứng tổn thương mạch máu trên hình ảnh thần kinh so với những người không có tổn thương.

Các tổn thương mạch máu mãn tính có thể nêu lên bệnh mạch máu nhỏ (SVD), có thể hoạt động đồng bộ với các protein tau, 1 dấu hiệu của AD. Có thể thiếu máu cục bộ do SVD làm tăng tốc độ sinh bệnh của AD và TBI có thể đẩy nhanh quá trình này.

Các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu không ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ sa sút trí tuệ, có thể là do 1 số ít người tham gia có sa sút trí tuệ. Tuổi tác cũng không phải là 1 yếu tố đáng kể trong nguy cơ sa sút trí tuệ, có thể do bệnh nhân chỉ được theo dõi trong 10 năm.

Việc thiếu liên kết với Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) là do hầu hết dân số nghiên cứu có bệnh TBI nhẹ.

Các nhà nghiên cứu loại trừ những bệnh nhân được chẩn đoán sa sút trí tuệ trong vòng 6 tháng kể từ khi có tổn thương tránh nguyên nhân ngược lại. Ví dụ, ngã gây chấn thương sọ não có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng sa sút trí tuệ.
Điều này nêu lên bằng chứng TBI là 1 yếu tố dẫn đến và không phải là hậu quả của chứng sa sút trí tuệ.

Việc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ liên quan đến TBI cần liên quan đến việc cải thiện các nguồn lực xét nghiệm và điều trị bệnh nhân TBI.
TBI có thể bởi sự sụt giảm mà lần lượt là do mạch máu não mới bắt đầu hoặc bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.