Hệ vi khuẩn thường trú trong cơ thể

MỞ ĐẦU

Thuật ngữ “hệ vi khuẩn thường trú” hay “vi hệ” (normal flora) dùng để mô tả tập hợp các loài vi khuẩn, vi nấm (fungi) hiện diện thường xuyên ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người khỏe mạnh, chúng thường chung sống hòa bình với ký chủ trong mối tương quan cân bằng. Trong hệ này, vi khuẩn thường trú chiếm ưu thế, vi nấm chi chiếm một tỉ lệ nhỏ, do vậy, thuật ngữ “hệ vi khuẩn thường trú”được dùng phổ biến hơn cả. Hai nhóm vi sinh vật lớn khác là virus và sinh vật đơn bào (protozoa) không được xếp vào hệ normal flora dù chúng có thể hiện diện ở người khỏe mạnh không có biểu hiện bệnh lý.

Vi khuẩn thường trú là những vi sinh vật hội sinh (commensals), thu lợi từ ký chủ khác nhưng chung sống hòa bình và không gây tổn hại cho ký chù đó.

sự phát triển của vi khuẩn
Các vi khuẩn gây bệnh sẽ khác vi khuẩn thường trú

Thành phần của hệ vi khuẩn thường trú thay đổi về số lượng và chủng loại tùy theo vị trí của cơ thể. Vi khuẩn thường trú hiện diện ờ khắp các vùng cơ thể (da, vòm họng, đại tràng, âm đạo, …) nhưng không xuất hiện ở các mô và cơ quan nội tạng của người khỏe mạnh. Hệ thần kinh trung ương, máu, đoạn dưới phế quản, phế nang, gan, lách, thận, bàng quang là những nơi không có sự hiện diện của bất kỳ loài vi khuẩn thường trú nào.

Cần phân biệt vi khuẩn thường trú với tình trạng người lành mang mầm bệnh (carrier State). Đây là nhừng người mang vi sinh vật nhưng không dùng thuật ngữ “thường trú” trong y văn. Thuật ngữ “mang” hàm ý một người chứa tác nhân có khả năng gây bệnh, sau đó có thể gây nhiễm khuẩn cho người khác hoặc cho chính mình. Thuật ngữ này thường dùng cho những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ được vi sinh vật khỏi cơ thể và chúng còn có thể phát tán trong một thời gian dài.

Cũng cần phân biệt vi khuẩn thường trú với sự tạo khuẩn lạc (colonization) của một vi khuẩn mới xâm nhập. Đây là tình trạng một vi khuẩn mới xâm nhập (thường là tại niêm mạc), tạo khuẩn lạc, gắn kết và phát triển; sau đó có thể gây bệnh nhiễm khuẩn hoặc bị thải loại tùy theo sự đáp ứng của ký chủ. Hơn nữa, vi khuẩn ở những người này có thể lan đến các cơ quan khác, và là nguồn gốc của các nhiễm khuần khác nhau.

VỊ TRÍ CỦA VI KHUẨN THƯỜNG TRÚ

VỊ TRÍ CỦA VI KHUẨN THƯỜNG TRÚ

Ở người, hệ vi sinh vật thường trú xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn ngay saụ sinh và thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: tuổi, chê độ ăn uống, tình trạng hormone, tình trạng sức khoẻ, điều kiện vệ sinh môi trường và điều kiện vệ sinh của mỗi người. Tất cả những thay đổi sinh lý này sẽ ảnh hưởng, thậm chí phá vỡ thế cân bằng mỏng manh được duy trì bằng mối quan hệ tay ba giữa các vi sinh vật ngoại lai, vi khuẩn thường trú và cơ thể con người. Ví dụ, trẻ bú mẹ có vi khuẩn thường trú là streptococci và lactobacilli sinh acid lactic ở ống tiêu hóa trong khi trẻ bú bình lại có nhiều loại vi sinh vật thường trú khác nhau.

Vi khuẩn thường trú ở da

Staphylococcus epidermidis là một trong những loài thường gặp nhất (90%) trong số các vi khuẩn hiếu khí, ước tính có khoảng 103 đến 104 vi khuẩn /cm2 da. Staphylococcus aureus có thể hiện diện trong những vùng da ẩm cùa cơ thể như nách, rốn, kẽ ngón tay, ngón chân. Các vi khuần kỵ khí diphtheroids hiện diện dưới bề mặt da của nang lông, tuyến bã và tuyến mồ hôi, ví dụ: vi khuẩn Propionibacterium acnes.

Clostridium perfringens phân lập được trên da của khoảng 25% người khỏe mạnh, các vi nấm như Candida cũng có thể đuợc tìm thấy trên bề mặt da, đặc biệt ở những vùng ẩm ướt. Streptococci có thể định cư tạm thời trên da, nhưng lượng acid béo được sản xuất bởi Propionibacteria kỵ khí có thể độc đối với các vi khuẩn này. Các trực khuẩn Gram âm không định cư thường xuyên trên bề mặt da (ngoại trừ Acinetobacter và một số ít loại vi khuẩn khác) vì môi trường tại đây quá khô ráo, không thích hợp cho sự phát triển của chúng.

Vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp

Mũi và miệng tập trung một số lượng lớn vi khuẩn, chủ yếu là streptococci, staphylococci, diphtheroids và cầu khuẩn Gram âm. Một số loài là vi khuẩn thường trú ờ người khỏe mạnh nhưng lại có tiềm năng gây bệnh như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Neisseria meningitidis, Lactobacillus, … Mật độ vi khuẩn ở đây là 10n/gram mô tươi. Bề mặt răng và nướu có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí. Mảng bám răng là một lớp film vi khuẩn mỏng gắn với chất đệm polysaccharide là do vi khuẩn tiết ra. Khi răng không được chải thường xuyên, một số vi khuẩn như Streptococcus mutans sẽ gia tăng hoạt động, có thể làm hư răng. Các vi khuẩn lên men đường, tạo acid lan tỏa toàn bộ lóp men răng.

Ở họng có vi khuẩn thường trú là streptococci, staphylococci, neisseria, diphtheroids.

Khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang thường vô khuẩn dù có thể có vi khuẩn thường trú tạm thời do hít phải chất tiết từ đường hô hấp trên.

Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới thường do các vi khuẩn có nhiều độc tính hơn đi từ miệng xuống như S. pneumoniae, S. aureus, H. influenzae, Klebsiella và các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae.

Bệnh nhiễm khuẩn mãn tính do phối hợp nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn kỵ khí, nổi trội là Peptostreptococci và trực khuẩn kỵ khí Gram âm.

Vi nấm Candida có thể gây bệnh tại đường hô hấp dưới, có thể phối hợp với các vi khuẩn khác cùng gây bệnh. Ngược lại, sự hiện diện của các vi nấm như Histoplasma, Coccidiodes, Blastomyces sẽ có giá trị để chẩn đoán bệnh vì chúng không phải là vi nấm thường trú tại đây.

Vi khuẩn thường trú đường tiêu hóa

vu khuẩn thường trú
Dạ dày thường có ít vi khuẩn thường trú chịu được tác động của acid, đó là vi khuẩn sinh acid lactic, lactobacilli và streptococci.

Ở trẻ sơ sinh, sau khi ra đời 24 giờ đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn thường trú tại đường tiêu hóa, với nhiều loại vi khuẩn trong suốt cuộc sống của con người. Mặc dù cơ hội cho các vi khuẩn mới định cư xảy ra hàng ngày từ thức ăn và nước uống, hệ vi khuẩn thường trú tại đường ruột gần như không thay đồi trừ khi có can thiệp của các yếu tố ngoại lai, ví dụ, chỉ khi điều trị kháng sinh thế cân bằng này mới bị phá vỡ.

Dạ dày thường có ít vi khuẩn thường trú chịu được tác động của acid, đó là vi khuẩn sinh acid lactic, lactobacilli và streptococci. Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng cũng thường gặp ở dạ dày. Hệ vi khuẩn thường trú tại đây cũng có thể thay đổi rất nhiều khi sử dụng thuốc làm trung hòa hoặc giảm tiết dịch vị acid dạ dày.

Ruột non là nơi cư trú của rất nhiều vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí, ước tính có khoảng 104 vi khuẩn/lg phân, số lượng vi khuẩn tăng lên ở hổng tràng. Tại đây cũng có thể xuất hiện streptococci, lactobacilli, enterobacteria và bacteroid ở ruột non.

Ruột già là nơi có số lượng vi khuẩn tăng cao hẳn (>10″ vi khuẩn/lg phân) và có thêm nhiều loài vi khuẩn thường trú khác nhau. Đa số là vi khuẩn kỵ khí (95-99%), bacteroides là thành phần chung và chủ yếu của phân.

Vi khuẩn thường trú đường niệu – sinh dục

Niệu đạo ở nam giới và phụ nữ là nơi cư trú của Staphylococcus epidermidis, E. fecalis và diphtheroids với số lượng hạn chế. Ở thiếu nữ tuổi dậy thì có các vi khuẩn thường trú chủ yếu là staphylococci, streptococci, diphtheroids và Escherichia coli. Giai đoạn tiếp theo, chủ yếu là lactobacili, vi khuẩn lên men tạo pH acid, tác động cản trở sự phát triển của các vi sinh vật khác trong âm đạo.

Ý NGHĨA CỦA HỆ VI KHUẨN THƯỜNG TRÚ

Các vi khuẩn thường trú góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe con người nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Những ích lợi của hệ vi khuẩn thường trú đối với con người

  1. Vi khuẩn thường trú tạo một cơ chế đáp ứng bảo vệ ký chủ bằng cách chiếm các thụ thể bám dính ở da, niêm mạc, ngăn cản sự định cư (tạo khuẩn lạc) của vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ: vi khuẩn thường trú ở da tạo acid béo, vi khuẩn thường trú ở ruột tạo bacteriocin, colicin, lactobacili ở âm đạo duy trì pH acid, … Nếu vi khuẩn thường trú bị tiêu diệt, vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tăng trưởng mạnh và gây bệnh. Ví dụ, kháng sinh làm giảm số lượng vi khuẩn thường trú ở đại tràng, vi khuẩn Clostridium difficilese kháng kháng sinh, phát triển quá mức và gây viêm đại tràng giả mạc (pseudomembraneous colitis).
  2. Vi khuẩn thường trú dự trữ chất dinh dưỡng, tạo vitamin B và vitamin Ở người kém ăn việc dùng kháng sinh loại uống làm giảm số lượng vi khuẩn thường trú có thể gây thiếu hụt vitamin. Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy, ở động vật được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vi khuẩn thường trú không hoàn toàn cần thiết cho quá trình dinh dưỡng.
  3. Vi khuẩn thường trú ở ruột kích thích sinh kháng nguyên, đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch.
  4. Kháng thể tạo ra do đáp ứng vi khuẩn thường trú phản ứng chéo với tác nhân gây bệnh, giúp tăng cường tình trạng miễn dịch của ký chủ.

Những bất lợi của hệ vi khuẩn thường trú

  1. Vi khuẩn thường trú có thể gây bệnh, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch hoặc suy nhược cơ thể. Ngoài ra, dù vi khuẩn không gây bệnh ờ vị trí thường trú nhưng chúng có thể phát tán vào những cơ quan, bộ phận vô trùng của cơ thề và gây bệnh. Ví dụ: khi bị thủng ruột, trầy xước da hoặc nhổ răng, coli từ da quanh hậu môn di chuyển ngược lên niệu đạo, gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
  2. Khi vi khuẩn thường trú tăng trưởng quá mức, chúng có thể làm tăng pH dạ dày hoặc âm đạo, môi trường bị kiềm hóa, các vi khuẩn khác có thể dễ dàng phát triển và gây bệnh.
  3. Phân lập được vi khuẩn thường trú trong phòng xét nghiệm vi sinh có thể gây nhầm lẫn là vi khuẩn gây bệnh khi chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com/

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.