Những điều cần biết về virus sởi – Bệnh sởi

Jakafi

Virus sởi là gì?

Virus sởi gây bệnh sởi. Đây là một bệnh nhiễm virus cấp tính thường gặp ở trẻ em, lây lan mạnh với các triệu chứng điển hình là những nốt ban sần (maculopapular rash), sốt và những triệu chứng hô hấp khác. Bệnh sởi thường gây biến chứng, có khi biến chứng rất nặng. Tại các nước phát triển tần suất mắc bệnh giảm rõ rệt do đã sử dụng vaccin sống hiệu quả, ở những nước đang phát triển bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ nhỏ.

Tính chất virus

Hình thái – Cấu trúc

Virus sởi hình cầu, đường kính 120-250nm; có thể có hình sợi. Virus có cấu trúc điển hình của nhóm virus Paramyxo: bộ gen gồm sợi đơn RNA không phân đoạn, nucleocapsid đối xứng xoắn và có màng bọc ngoài. Có 6 loại protein cấu trúc khác nhau. Trên màng bọc ngoài có các gai chứa hemagglutinin gây tiêu huyết và có vai trò giúp virus bám vào thụ thể của các tế bào cảm thụ, sau đó protein hòa màng và virus nhân lên trong tế bào cảm thụ.

virus sởi
Cấu trúc virus sởi

 

Sức đề kháng

Virus sởi có tính đề kháng cao, không bị tiêu diệt ở 56°c trong 30 phút, 36°C trong nhiều ngày và 22°C trong hai tuần. Chúng chỉ bị tiêu diệt bởi tia cực tím (UV), formalin 1/4.000 trong bốn ngày ở 37°c.

Tính chất nuôi cấy

Virus sởi nuôi cấy được trên tế bào phôi gà, tế bào phôi người, tế bào Hela, tế bào Hep-2 và tế bào thận chó. Sau khi nhân lên trong tế bào cảm thụ, virus được phóng thích khỏi tế bào theo phương thức nảy chồi.

Cấu trúc kháng nguyên

Virus sởi chỉ có một loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu. Virus sởi không đột biến nên cấu trúc virus không thay đổi. Do vậy, kháng thể virus sởi sẽ duy trì suốt đời sau khi nhiễm virus sởi, giúp cơ thể chống tái nhiễm.

Sinh bệnh học và bệnh học

Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi, mặc dù có thể gây nhiễm thực nghiệm cho nhiều loài khác như khỉ, chó và chuột.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và nhân lên tại đây; sau đó nhiễm vào mô lympho lân cận rồi tiếp tục nhân lên. Nhiễm virus huyết (viremia) lần đầu sẽ phát tán virus đi khắp nơi, virus xâm nhập và nhân lên trong hệ lưới nội mô. Sau cùng, nhiễm virus huyết thứ phát giúp virus lan tới các biểu mô bề mặt của cơ thể (da, đường hô hấp và kết mạc), tại đây xuất hiện các ổ tăng sinh virus. Virus sởi có thể nhân lên ở một số tế bào lympho, từ đó lại phát tán khắp cơ thể. Trong mô lympho ở khắp cơ thể (hạch lympho, amydgdal, ruột thừa) có các tế bào khổng lồ đa nhân có thể vùi trong nhân. Các quá trình trên diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ này kéo dài trung bình 9-11 ngày.

Thời kỳ tiền triệu diễn ra 2-4 ngày. Trong thời kỳ này virus có ờ nước mắt, chất tiết mũi, họng, nước tiểu và máu. Nốt ban sần điển hình xuất hiện vào khoảng ngày thứ 14 ngay khi phát hiện được kháng thể tuần hoàn, không còn virus huyết và hết sốt. Nốt ban sần là kết quả tương tác của tế bào miễn dịch T với tế bào nhiễm virus trong các tĩnh mạch nhỏ, tồn tại khoảng một tuần. (Không quan sát thấy các nốt ban sần ở những bệnh nhân bị khiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào).

Bệnh sởi thường có biểu hiện ở hệ thần kinh trung ương. Khoảng 1/1.000 số trường hợp mắc sởi bị viêm não có biểu hiện lâm sàng. Có giả thuyết cho rằng cơ chế gây biến chứng viêm não là do phản ứng tự miễn vì hiếm khi phát hiện được virus sởi trong mô não. Trái lại, có thể gặp viêm não có thể vùi do bệnh sởi tiến triển ở những bệnh nhân bị khiếm khuyết miễn dịch qua trung gian tế bào. Đây là thể bệnh gây tử vong, virus sởi nhân lên rất nhiều trong mô não.

Viêm toàn não xơ cứng bán cấp là một biến chứng hiếm và chậm của bệnh sởi, gây tử vong, xuất hiện nhiều năm sau lần nhiễm virus sởi đầu tiên, do virus vẫn còn trong cơ thể từ khi nhiễm sởi cấp tính. Khảo sát mô não bệnh nhân tử vong thấy kháng nguyên sởi tập trung nhiều ở thể vùi của tế bào não nhiễm virus, nhưng không có hạt virus trưởng thành. Virus nhân lên không hoàn toàn do không sản xuất được một hoặc nhiều sản phẩm do gen virus qui định, thường là protein đệm. Có lẽ sự suy giảm miễn dịch hạn chế thải loại virus, virus tồn tại tiềm ẩn (latent) trong tế bào não của bệnh nhân viêm toàn não xơ cứng bán cấp.

Lâm sàng

Bệnh sởi điển hình

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 9-11 ngày, sau đó diễn tiến trong 7- 11 ngày (giai đoạn tiền triệu: 2-4 ngày, giai đoạn bùng phát: 5-7 ngày).

Giai đoạn tiền triệu đặc trưng bởi sốt, sổ mũi, ho, hắt hơi, đỏ mắt, nốt Koplik và giảm tiểu cầu. Bệnh nhân sợ ánh sáng do bị viêm kết mạc. Các nốt Koplik – dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi – là những vết loét xanh trắng nhạt, nhỏ trên niêm mạc miệng đối diện với răng hàm dưới, chứa các tế bào khổng lồ và kháng nguyên virus. sốt và ho kéo dài cho đến lúc xuất hiện nốt ban, sau đó các triệu chứng thuyên giảm trong 1-2 ngày. Nốt ban màu hồng nhạt khởi phát từ vùng đầu, rồi lan dần xuống ngực, thân mình và tay chân. Nốt ban khác với nốt sần; các nốt sần hợp lại để tạo các nhọt sưng tấy, thành màu nâu nhạt sau 5-10 ngày. Các nốt ban mờ dần rồi tróc vẩy. Các triệu chứng rõ rệt nhất khi xuất hiện những nốt ban điển hình nhưng sau đó mất dần.

 

Triệu chứng bệnh sởi

Bệnh sởi không điển hình

Gặp ở trẻ còn kháng thể mẹ. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài, thời kỳ tiền triệu rút ngắn, thường không có các nốt Koplik và chỉ có phát ban nhẹ .

Các biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi rất nguy hiểm vì có thể gây nhiều biến chứng:

  • Bội nhiễm vi khuẩn, chủ yếu là Streptococci tiêu huyết p. Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa. Nhiễm đường hô hấp dưới gặp ở 15% số trường hợp mắc bệnh sởi và có thể rất nặng; biến chứng phổi gây tử vong cho hơn 90% số ca tử vong liên quan đến bệnh sởi.
  • Viêm phổi tế bào khổng lồ là biến chứng khác ở trẻ em bị khiếm khuyết miễn dịch do không kìm hãm được virus nhân lên; sự hòa nhập tế bào lan tỏa trong mô phổi thường gây tử vong.
  • Các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương là trầm trọng nhất. Khoảng 50% trẻ mắc bệnh sởi có những thay đổi trên điện não đồ (EEG). Viêm não cấp xảy ra trong khoảng 1/1.000 sổ ca. Không có mối liên quan rõ rệt giữa độ nặng của bệnh sởi và sự xuất hiện các biến chứng thần kinh. Viêm não tủy hậu nhiễm sởi là một bệnh tự miễn liên quan với một đáp ứng miễn dịch với một protein chủ yếu của myelin. Những người còn sống có thể bị thay đổi tinh thần không hồi phục (bệnh tâm thần hoặc thay đổi nhân cách), suy yếu thể chất. Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm não do sởi khoảng 15% và 25% số người còn sống bị di chứng.

Viêm toàn não xơ cứng bán cấp: Đây là một biến chứng muộn, hiếm gặp của bệnh sởi, có tần xuất từ 1/300.000 đến 1/1.000.000 số ca mắc sởi. Bệnh bắt đầu âm ỉ 5-15 năm sau khi mắc bệnh sởi; đặc trưng bởi sự suy giảm tâm thần tiến triển, vận động không tự chủ, co cứng cơ, hôn mê và chắc chắn dẫn đến tử vong. Bệnh nhân viêm toàn não xơ cứng bán cấp có hiệu giá kháng thể sởi cao trong dịch não tủy và huyết thanh, ngoài ra còn phát hiện được virus sởi khiếm khuyết trong tế bào não. Hiện nay việc sử dụng rộng rãi vaccin virus sởi đã hạn chế được các biến chứng, đặc biệt rất hiếm gặp viêm toàn não xơ cứng bán cấp do sởi.

Tính miễn dịch

Virus sởi chỉ có một týp kháng nguyên. Nhiễm virus sởi sẽ tạo một đáp ứng miễn dịch suốt đời bảo vệ cơ thể không bị nhiễm sởi lần thứ hai, vì vậy bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm sởi lần thứ hai là do chẩn đoán lầm ở lần đầu hoặc lần sau hoặc cả hai lần.

Sự hiện diện kháng thể dịch thể chứng tỏ có miễn dịch. Tuy nhiên, miễn dịch tế bào cũng phải tăng lên để bảo vệ cơ thể; đã ghi nhận được những trường hợp thiếu globulin miễn dịch sau khi khỏi bệnh sởi nhưng vẫn không bị tái nhiễm và có những trường hợp bị khiếm khuyết miễn dịch tế bào mắc bệnh nặng khi nhiễm virus sởi.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Chẩn đoán lâm sàng rất đáng tin cậy đối với bệnh sởi điển hình nhưng với những ca không điển hình cần phải chẩn đoán phòng thí nghiệm để xác định chắc chắn.

Phân lập và định danh virus

Bệnh phẩm thích hợp nhất để phân lập virus là phết mũi họng và mẫu máu của bệnh nhân từ 2-3 ngày trước khi có triệu chứng đến một ngày sau khi có phát ban (tốt nhất là lấy bệnh phẩm trong khi bệnh nhân đang sốt). Các loại tế bào thích hợp nhất để phân lập virus sởi là tế bào thận khỉ, tế bào thận người, tế bào màng niệu đệm người hoặc tế bào Hep-2. Virus sởi tăng trưởng chậm; sau 7-10 ngày mới có hiện tượng hủy hoại tế bào (CPE) điển hình, đó là các tế bào khổng lồ đa nhân chứa thể vùi ở bào tương và nhân. Tuy nhiên, có thể tiến hành chẩn đoán nhanh trong 2-3 ngày bằng nuôi cấy virus trong ống nghiệm, sau đó dùng miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng nguyên sởi trong canh cấy.

Huyết thanh học

Muốn xác định tình trạng nhiễm virus sởi bằng huyết thanh học phải dựa vào sự gia tăng từ bốn lần trở lên hiệu giá kháng thể giữa các huyết thanh của giai đoạn cấp và bình phục hoặc dựa vào sự hiện diện kháng thể sởi đặc hiệu IgM trong một mẫu huyết thanh duy nhất giữa tuần thứ nhất và thứ hai sau phát ban. Có thể dùng thử nghiệm ELISA, HI và trung hòa để xác định hiệu giá kháng thể sởi nhưng phương pháp ELISA thông dụng hơn cả.

Virus sởi và virus gây nhiễm cho chó (canine distemper virus) có kháng nguyên tương tự, với protein F được bảo tồn cao nhất. Các bệnh nhân bị sởi có kháng thể phản ứng chéo với virus gây nhiễm cho chó – và tương tự, sau khi nhiễm virus gây nhiễm cho chó, chó cũng có kháng thể phản ứng với kháng nguyên sởi.

Đáp ứng miễn dịch chủ yếu là chống lại protein NP. Chỉ ghi nhận được một đáp ứng rõ rệt với protein M trong những trường hợp sởi không điển hình. Bệnh nhân viêm toàn não xơ cứng bán cấp có đáp ứng kháng thể quá mức với hiệu giá cao hơn 10-100 lần so với hiệu giá trong thời kỳ bình phục của bệnh sởi điển hình. Đáp ứng miễn dịch quá mức trong viêm toàn não xơ cứng bán cấp thường không có kháng thể kháng protein M.

Dịch tễ học

Hình ảnh dịch tễ chủ yếu của bệnh sởi như sau: virus có tính lây nhiễm cao, có một týp huyết thanh duy nhất, không có ổ chứa động vật, hiếm khi có nhiễm không triệu chứng, tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời. Tỉ lệ và tần suất bệnh sởi theo tuổi liên quan với mật độ dân số, yếu tố môi trường – kinh tế và việc sử dụng vaccin sống hiệu quả.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. cần có những cá thể mẫn cảm liên tục với virus để duy trì virus trong cộng đồng, cần có dân số tới 500.000 để duy trì sởi như một bệnh dịch; trong những cộng đồng nhỏ hơn, virus biến mất cho tới khi lại được đưa vào từ bên ngoài sau một số lượng chuẩn tập hợp những người không có miễn dịch với bệnh sởi.

Bệnh sởi là dịch địa phương lưu hành khắp thế giới, tái xuất hiện đều đặn mỗi 2-3 năm. Tình trạng miễn dịch của dân số là yếu tố xác định; bệnh sẽ bùng phát khi tập hợp đủ số trẻ nhạy cảm. Độ nặng của trận dịch địa phương là do có nhiều cá thể nhạy cảm. Khi bệnh xâm nhập vào một cộng đồng biệt lập chưa có dịch địa phương, sẽ nhanh chóng xuất hiện một trận dịch địa phương và mức độ tấn công gần như là 100%. Tất cả các nhóm tuổi đều có triệu chứng bệnh sởi. Ở những nơi ít có bệnh sởi lưu hành, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 25%.

Ở các nước công nghiệp, bệnh sởi gặp ở trẻ 5-10 tuổi, trong khi đó ở các nước đang phát triển thường gặp bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sởi hiếm khi gây tử vong ở người khỏe mạnh tại các nước đang phát triển nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những trẻ suy dinh dưỡng tại các nước đang phát triển, nơi chưa có điều kiện y tế đầy đủ. Năm 1999 bệnh sởi gây tử vong gần nửa triệu người, khoảng 10% số tử vong trên toàn cầu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi xảy ra quanh năm ở các nước ôn đới. Dịch có khuynh hướng xảy ra vào cuối mùa đông đầu mùa thu.

Điều trị và phòng ngừa

Ở các quốc gia đang phát triển việc điều trị bằng vitamin A làm giảm tỉ lệ chết và mắc bệnh sởi. In vitro, virus sởi cũng nhạy cảm với sự ức chế của ribavirin nhưng trong các thử nghiệm lâm sàng ribavirin vẫn tỏ ra kém hiệu quả ở những người mắc bệnh sởi được điều trị và bệnh sởi có biến chứng.

Đã có vaccin virus sởi sống, giảm độc lực, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được thanh toán được bệnh sởi do một số bệnh nhi kém đáp ứng với chích ngừa và do vaccin kém hiệu quả ở một số ít trường hợp. Vaccin đã làm giảm bệnh sởi ở nước Mỹ từ mức hơn 500.000 ca mỗi năm trước khi chích ngừa xuống còn 138 ca vào năm 1977, chỉ có 23% trong những ca bệnh này đã chích ngừa.

Các phản ứng lâm sàng nhẹ (sốt hoặc phát ban nhẹ) gặp ở 10-15% số người được chích ngừa, nhưng có ít hoặc không có virus trong chất tiết và không truyền bệnh. Hiệu gió kháng thể có khuynh hướng thấp hơn sau nhiễm tự nhiên, nhưng tính miễn dịch kéo dài suốt đời.

Từ năm 1970 vaccin virus sởi chết đã không được tiếp tục sử dụng vì một số người đã chích ngừa vẫn nhạy cảm và mắc bệnh sởi nặng thể không điển hình khi bị nhiễm virus hoang dại.

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com/

 

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.