HO – CÓ NHỮNG LOẠI HO NÀO? ĐIỀU TRỊ RA SAO?

Ho là một phản xạ của cơ thể, xảy ra đột ngột , lập đi lập lại nhằm làm sạch đường thở, không bị ứ đọng các chất dịch tiết, chất kích thích, vật lạ, vi khuẩn…
Ho là một triệu chứng, không phải là một bệnh, do vậy phải tìm nguyên nhân gây ho để điều trị,ho còn là một cơ chế để bảo vệ tốt bộ máy hô hấp…Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá thì ảnh đến sinh hoạt hàng ngày, điều trị triệu chứng ho và làm cho đờm thoát ra ngoài cũng rất cần thiết.
Điều trị triệu chứng khi bệnh nhân ho quá nhiều không chịu nổi,chưa xác định được nguyên nhận gây ho, điều trị nguyên nhân chưa đủ khống chế ho, không thể điều trị nguyên nhân, điều trị nguyên nhân bị thất bại…

*Các nguyên nhân phổ biến gây ho:

Cảm lạnh, nhiễm virus cúm, các tình trạng dị ứng, các bệnh có ảnh hưởng đến đường hô hấp (hen, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…), hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản và một số thuốc nhất định (một số người sử dụng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp có thể gây ho, khi ngừng thuốc sẽ hết ho)….

* Thông thường hay gặp hai dạng ho: ho khan và ho có đờm:

+Ho khan

Ho khan là tình trạng ho mà không tiết ra các dịch tiết nhầy, thường gây ngứa họng, rát họng và có thê gây khản giọng hoặc mất tiếng.

+Ho Đam

Ho có đàm là loại ho có đặc trưng “nặng” ngực, và cơn ho thường kéo theo khạc nhày hoặc đàm. BN có cảm giác nghẹt thở, khó thở, có thể tăng khi đi bộ.
Nguyên nhân của các cơn ho đờm là sự tăng tiết nhầy sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi,…. Làm tắc nghẽn đường thở khiến cổ họng ngứa ngáy khó chịu.

-Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính.

* Thuốc tác dụng trên đờm:

là tất cả các thuốc làm thay đổi đặc tính, tính chất, số lượng và độ bám dính của đờm trên bề mặt đường thở. Thông thường trên đường thở lúc nào cũng có một lớp nhầy, có độ dính, độ ẩm và số lượng vừa phải để bảo vệ đường hô hấp. Nhưng khi hệ hô hấp bị bệnh lý, thì lớp nhầy này bị thay đổi tính chất, trở nên bám dính, đặc quánh và khi đó nó được gọi là đờm.
Chúng ta không thể đồng nhất thuốc làm loãng đờm với thuốc hóa giáng đờm, cũng không thể đồng nhất thuốc làm tăng thải đờm với thuốc giảm bám dính đờm. Vì thực tế chúng có tên khác nhau ,thì tác dụng và hiệu quả sẽ khác nhau

Thuốc làm loãng đờm:

là những thuốc làm tăng sự tiết dịch (chủ yếu là nước) trên bề mặt đường hô hấp. Sự tăng tiết này làm đờm có thêm nước hòa tan nên sẽ làm tăng khối lượng đờm, tăng thể tích đờm, đờm trở nên lỏng ra . Thuốc điển hình trong nhóm này trên thị trường là guaifenesin,Natribenzoat, terpihydrat ,…

– Thuốc hóa giáng đờm:

là những thuốc tác dụng trực tiếp vào đờm , có tác dụng bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong nội bộ đờm, làm sự liên kết của chúng trở nên lỏng lẻo hơn.Và cuối cùng chúng không làm tăng tiết dịch, không tăng số lượng đờm nhưng lại làm cho đờm bớt đặc, dễ bị thải bỏ ra ngoài nhờ phản xạ ho… cụ thể là những thuốc ; acetylcystein, ambroxol, carbocistein, bromhexin…
Nói chung là khi có đờm thì phải long đờm, loãng đờm để khạc ra ngoài. Nhưng người ta lại quên mất có đờm ở mức độ nào mới dùng thuốc long đờm. Ví dụ Một trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, đang nhiều ran ẩm và ran nổ, đang có viêm phổi sòng sọc thì việc dùng thuốc lúc này sẽ đẩy viêm phổi mạnh hơn. Lý do phổi sẽ càng nhiều dịch, càng nhiều tiếng ran hơn và càng khó thở…hoặc bệnh nhân đang bị COPD lượng đờm tiết ra trong những đợt cấp tính là rất dữ dội. Nếu tiếp tục dùng các thuốc này vào sẽ rất bất lợi, vì ho sẽ càng tăng và khó thở sẽ càng rõ rệt. Vấn đề lúc này phải giảm tiết đờm nhằm mục tiêu kiểm soát lượng đờm cho phép trước khi quyết định dùng thuốc tác dụng trên đờm vào thời điểm sau đó. Xác định rõ mức độ đờm thế nào, dùng khi nào hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, sự cẩn thận, sự tỉ mỉ trong khám bệnh cũng như kinh nghiệm điều trị…

Thuốc tác dụng trên đờm chỉ thực sự phát huy tác dụng khi dùng thuốc đó với nước. Thuốc sẽ không đạt hiệu tối đa nếu không uống nước nhiều và đầy đủ. Nước là một chất trực tiếp làm tăng dịch tiết trong đờm, tăng độ loãng cho đờm. Nếu như không uống kèm thêm một chỉ định thì dù có uống liều cao guaifenesin hay liều cao ambroxol thì hiệu quả thu được rất hạn chế. Thường phải uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày với một người trưởng thành. Thêm chừng 300-500ml nếu có sốt cao.

*Thuốc trị ho thông dụng có các nhóm sau:

1. Thuốc giảm ho:

Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein, pholcodin, dextromethorphan với các biệt dược như Neocodion, Codepect, Atussin, Rhumenol… Trong đó codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau.
Những thuốc trị ho có chứa codein chỉ dành cho người lớn, không dùng cho trẻ em vì gây ức chế hô hấp. Đặc biệt những thuốc trị ho có chứa codein chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi vừa được cắt và/hoặc nạo V.A (dùng để giảm đau). Các thuốc nhóm này, nhất là codein, pholcodin, dextromethorphan, chỉ dùng trong trường hợp ho không có đờm (ho do cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, không dùng trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản); không dùng cho người suy hô hấp, hen xuyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Thuốc long đờm:

có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin, với các biệt dược: Acodin, Terpincod, Passedyl, Terpin…

+ Thuốc tiêu chất nhầy tác dụng trực tiếp lên đờm, làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối disulphure, cầu nối oligo sacharid) nhưng không làm tăng thể tích, khối lượng đờm, khiến cho đờm giảm độ nhớt, độ quách, dễ tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, brohexin, carbocystein…với các biệt dược: Exomuc, ACC, Acemuc, Suresh, Fluidase, Mucosolvan, Halixol, Bisolvon, Eprazinon, Rhinathiol…
Nhóm thuốc long đờm, tiêu chất nhầy làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy để dễ ho khạc nhưng có thể gây tràn dịch phổi và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.Do vậy cần thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày- tá tràng. Thuốc long đờm không phải là thuốc chống ho vì thuốc không có tác dụng vào cơ chế gây ho, không cắt cơn ho , nên có 1 số BN khi điều trị thuốc long đam than phiền tại sao tôi lại ho hơn khi sử dụng thuốc… Do vậy thầy thuốc cần nắm , giải thích cho BN hiểu…

3. Thuốc kháng histamin:

Một số thuốc kháng histamin chống dị ứng (kháng histamine H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần như Diphenylhydramin, Chlopheniramin, Alimemazine, Promethazine với các biệt dược: Phenergan, Theralene, Atussin, Toplexil,… Thuốc được điều trị các chứng ho khan do dị ứng, kích ứng. Nhược điểm chính của các thuốc này là gây buồn ngủ do tác động trên các thụ thể H1 ở não vì vậy bất lợi khi dùng thuốc ban ngày nhưng thuận lợi khi dùng về đêm và không được dùng thuốc khi lái xe, lái máy bay, vận hành máy móc… Loại thuốc này cũng có tác dụng làm khô quách đặc dịch tiết, khó tống đờm, có thể gây ra cục đờm tắc nghẽn vì vậy không nên dùng trong trường hợp ho có đờm, người hen xuyễn
Ngoài ra, thuốc trị ho còn có nhóm các thuốc tê do tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho nên làm giảm ho như các hoạt chất benzonatat, menthol, lidocain… được dùng qua đường hít, ngậm. Các thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu như: glycerol…

Sử dụng thuốc trị ho cần lưu ý:

Thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng đồng thời kết hợp thuốc ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được. Những thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần (Neocodion, Codepect, Atussin, Arsiba…) ngoài tác dụng phụ còn có thể có những tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng cùng lúc , ví dụ acetylcystein tương tác bất lợi với alphachymotrypsin…

Tóm lại, ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để làm sạch đường thở ta nên tôn trọng nó. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh, một số rối loạn trong cơ thể. Khi nào sử dụng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc long đờm, loãng đờm, thậm chí dùng thêm kháng sinh là điều thầy thuốc luôn quan tâm , cân nhắc để sử dụng thuốc trị ho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.