Một nghiên cứu mới được báo cáo trên BMJ Open bổ sung thêm bằng chứng kẽm có hiệu quả chống lại các bệnh lây nhiễm đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh.
Tiến sĩ Jennifer Hunter, BMed, Viện Nghiên cứu Sức khỏe NICM, Đại học Western Sydney, New South Wales, Úc, cùng các đồng nghiệp tiến hành phân tích tổng hợp 28 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT). Kết quả tìm kiếm 17 cơ sở số liệu tiếng Anh và tiếng Trung xác định các thử nghiệm và sau đó sử dụng kỹ thuật tổng quan nhanh Cochrane phân tích.
Các thử nghiệm gồm 5446 người lớn được bổ sung kẽm theo nhiều công thức và đường dùng khác nhau như uống, ngậm dưới lưỡi và xịt mũi. Các nhà nghiên cứu phân tích riêng biệt liệu kẽm có ngăn ngừa hoặc điều trị lây nhiễm đường hô hấp (RTIs) hay không.
Kẽm uống hoặc nhỏ đường mũi ngăn ngừa được 5 trên 100 người-tháng có lây nhiễm đường hô hấp (RTIs). Nguy cơ tương đối (RR) thấp hơn 32% việc phát triển các triệu chứng nhẹ đến trung bình phù hợp với RTI do vi rút.
Sử dụng kẽm cũng làm giảm 87% nguy cơ phát triển các triệu chứng vừa phải nghiêm trọng và giảm 28% nguy cơ phát triển các triệu chứng nhẹ hơn. Mức giảm RR lớn nhất là đối với các triệu chứng vừa phải nghiêm trọng phù hợp với bệnh giống cúm.
Các triệu chứng được giải quyết sớm hơn 2 ngày với kẽm ngậm dưới lưỡi hoặc trong mũi so với giả dược. Có sự giảm đáng kể mặt lâm sàng trong điểm số mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ngày thứ 3 nhưng không ở mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tổng thể. Những người tham gia sử dụng kẽm ngậm dưới lưỡi hoặc tại chỗ trong giai đoạn đầu của bệnh có khả năng hồi phục cao hơn 1,8 lần so với những người sử dụng giả dược.
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy lợi ích của kẽm khi bệnh nhân được cấy vi rúthinovirus; không làm giảm nguy cơ cảm lạnh.
Nhược điểm của kẽm bổ sung, có nhiều tác dụng phụ hơn ở những người sử dụng kẽm, gồm buồn nôn hoặc khó chịu đường tiêu hóa, kích ứng miệng hoặc đau do ngậm dưới lưỡi. Nguy cơ gặp 1 sự cố bất lợi nghiêm trọng, chẳng hạn như mất mùi hoặc thiếu đồng, là thấp. Có một số người bệnh có nguy cơ mất khứu giác nghiêm trọng và trong 1 số trường hợp liên quan đến việc sử dụng gel hoặc thuốc xịt mũi có chứa kẽm. 3 sản phẩm được thu hồi khỏi thị trường.
Thử nghiệm không thể cung cấp câu trả lời hiệu quả so sánh của các loại công thức kẽm khác nhau, và các nhà điều tra cũng không có khuyến cáo liều lượng cụ thể. Thử nghiệm không được thiết kế đánh giá kẽm trong việc phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19.
Theo Aamer Imdad, MBBS, Đại học State University of New York Upstate Medical University, Syracuse, New York, đó là 1 đánh giá rất toàn diện trong các nghiên cứu liên quan đến kẽm ở người lớn nhưng thách thức vì sự không đồng nhất mặt lâm sàng đáng kể trong dân số.
Kẽm được chứng minh là có hiệu quả đối với trẻ em có tiêu chảy. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng kẽm từ năm 2004. Kẽn giúp tái tạo biểu mô, cải thiện khả năng miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào.
Một vai trò tiềm năng đối với những người có nguy cơ hấp thụ kẽm dưới mức tối ưu, như những người đang dùng nhiều loại dược phẩm khác nhau đặc biệt là thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn hoặc làm giảm sự hấp thụ kẽm, những người có nhiều các bệnh mãn tính có liên quan đến tăng nguy cơ có các kết quả xấu hơn do nhiễm vi-rút đường hô hấp và người lớn tuổi. Đối với những nhóm nguy cơ cao đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng kẽm, với liều lượng vừa phải trong thời gian dài hơn hoặc với liều lượng cao hơn trong các đợt bùng phát rất ngắn, như từ 1 đến 2 tuần.
Tên bài:
Does Zinc Really Help Treat Colds?
Judy Stone, MD
November 08, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/962467.