Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu chất ức chế P2Y12 ticagrelor hoặc clopidogrel trên những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm, nhập viện với COVID-19 không dẫn đến số ngày sống nhiều hơn và không được hỗ trợ tim mạch hoặc cơ quan hô hấp trong thử nghiệm ACTIV-4a.
Theo Jeffrey Berger, MD, mặc dù an toàn đối với hầu hết bệnh nhân, nhưng thuốc ức chế P2Y12 kết hợp với thuốc chống đông máu heparin không làm tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân hoặc số ngày họ không được hỗ trợ cơ quan hô hấp hoặc tim mạch.
Thử nghiệm, có thiết kế theo kiểu Bayes, ghi nhận 96% khả năng không có lợi và 81% khả năng có kết quả xấu hơn với chất ức chế P2Y12 ở bệnh nhân COVID-19 không phải nhập viện.
Những kết quả này chỉ liên quan đến những bệnh nhân không nhiễm bệnh nặng, và phần của nghiên cứu gồm những bệnh nhân nhiễm bệnh nặng tiến triển.
Theo Berger, Trung tâm Phòng chống Bệnh tim mạch, Trường Y NYU Grossman, New York, báo cáo kết quả ACTIV-4a tại Phiên họp Khoa học của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) vào ngày 15/11.
Thử nghiệm là 1 phần của thử nghiệm ACTIV-4 do Viện Y tế Quốc gia tài trợ xem xét các chiến lược chống huyết khối khác nhau trong điều trị COVID-19.
Những bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ có bệnh và tử vong do mọi nguyên nhân đáng kể, huyết khối và viêm nhiễm góp phần vào nguy cơ tử vong và biến chứng.
Số liệu trước đây từ thử nghiệm ACTIV-4 và các nghiên cứu khác nêu lên heparin liều điều trị làm tăng số ngày sống và không hỗ trợ các cơ quan ở những bệnh nhân không mắc bệnh với COVID-19. Tuy nhiên, gần 1 trong số 4 bệnh nhân dùng heparin liều điều trị vẫn tử vong hoặc được hỗ trợ ở cấp độ chăm sóc đặc biệt, thấy sự cần thiết của các liệu pháp bổ sung.
Nghiên cứu ACTIV-4a hiện tại gồm các bệnh nhân nhập viện, bệnh không phải bệnh lý với COVID-19 được xác nhận là có nguy cơ tăng các biến chứng với 1 trong các tiêu chuẩn sau: D-dimer ≥ 2 lần giới hạn trên của bình thường; 60 – 84 tuổi, hoặc nếu dưới 60 tuổi, 1 trong các yếu tố nguy cơ sau: sử dụng oxy, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, tim mạch hoặc béo phì.
Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên 1điều trị bằng chất ức chế P2Y12 (ticagrelor 60 mg 2 lần mỗi ngày hoặc clopidogrel 300 mg, sau đó 75 mg mỗi ngày) hoặc không dùng chất ức chế P2Y12 (chăm sóc thông thường). Thời gian điều trị chất ức chế P2Y12 là 14 ngày hoặc đến khi xuất viện, tùy điều kiện đến trước.
Trong số những người trong nhóm điều trị tích cực, 63% đang dùng ticagrelor và 37% clopidogrel. Thời gian trung bình của việc điều trị bằng thuốc trong nghiên cứu là 6 ngày, và thời gian trung bình của thời gian lưu trú sau điều trị bằng thuốc là 6 ngày.
Đại đa số bệnh nhân ở cả nhóm điều trị tích cực và nhóm chăm sóc thông thường (87% đến 88%) cũng được dùng heparin liều điều trị.
Kết quả những bệnh nhân dùng chất ức chế P2Y12 có ít ngày không được hỗ trợ nội tạng hơn những bệnh nhân trong nhóm chăm sóc thông thường, với tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh là 0,83.
Trong các phân tích phân nhóm được chỉ định trước, hiệu quả điều trị không thay đổi có ý nghĩa theo tuổi, giới tính, chủng tộc, lượng oxy hỗ trợ bổ sung khi nhập viện, vị trí thích dùng ticagrelor hoặc clopidogrel, hoặc liều heparin được sử dụng.
Tác động của chất ức chế P2Y12 trên điểm kết thúc tổng hợp của tử vong hoặc hỗ trợ nội tạng thấy có nhiều sự kiện hơn ở nhóm chất ức chế P2Y12 ở mức 26% so với 22% ở nhóm chăm sóc thông thường, tỷ lệ nguy cơ được điều chỉnh là 1,19.
Điểm cuối phụ quan trọng của biến cố huyết khối tắc mạch lớn hoặc tử vong tại bệnh viện gặp ở 6,1% nhóm kháng tiểu cầu và 4,5% nhóm chăm sóc thông thường; tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh 1,42.
Điểm cuối an toàn chính của chảy máu nhiều gặp ở 2% nhóm chống kết tập tiểu cầu so với 0,7% ở nhóm chăm sóc thông thường; tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh 3,31.
Trong tương lai, thử nghiệm ACTIV-4a đang tiếp tục đánh giá các chất ức chế P2Y12 ở những bệnh nhân COVID-19 không bệnh nặng.
Hơn nữa, 2 nhánh khác của thử nghiệm sẽ bắt đầu trong tháng này thử nghiệm các chiến lược khác gồm việc sử dụng chất ức chế P-selectin và chất ức chế SGLT2 trong COVID-19.
Tên bài:
No Benefit of Antiplatelets in Noncritical COVID: ACTIV-4a
Sue Hughes
November 16, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/963093