Thuốc Lipitor 10mg là thuốc gì?Thành phần, Tác dụng, Giá bao nhiêu?

Bệnh nhân nhiễm HIV có kết quả tốt sau khi cấy ghép thận hoặc ghép gan

1, Thuốc LIPITOR là gì?

Thuốc Lipitor là 1 loại thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch, được biết đến với công dụng điều trị cho các bệnh nhân gặp tình trạng mỡ máu cao. đồng thời dự phòng các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết, đột quỵ,… Hiện nay Lipitor được sử dụng hầu hết trong các pháp đồ điều trị ở bệnh viện.

Thuốc Lipitor được sản xuất bởi công ty Pfizer Pharmaceuticals LLC, Đức. Sản phẩm được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, tiến hành theo phương pháp sản xuất dây truyền hiện đại và tiên tiến, đảm bảo an toàn và chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP. Sản phẩm đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định nghiêm ngặt và cấp phép lưu hành. Hiện tại Lipitor đã được nhập khẩu và có mặt phổ biến trên thị trường thuốc Việt Nam.

Thuốc được cấp phép với số đăng ký: VN-17767-14

Lipitor được bào chế dạng viên nén bao phim với các hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg, và 80mg.

Mỗi viên nén Lipitor chứa 20 mg hàm lượng hoạt chất Atorvastatin. Ngoài ra còn có thêm một số tá dược vừa đủ khác như: Cellulose vi tinh thể, Calci carbonat, croscarmellose natri, lactose monohydrat, magnesi stearate, hydroxypropyl cellulose, polysorbat 80.

Lipitor được đóng gói theo hộp, mỗi hộp Lipitor gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén bao phim.

Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Hình ảnh hộp thuốc Lipitor với các hàm lượng
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor với các hàm lượng

2, Công dụng của thuốc Lipitor 10mg

Thuốc Lipitor có công dụng trên từng đối tượng như sau:

  • Đối với trẻ em từ 10 cho đến 17 tuổi: với tình trạng tăng cholesterol có tính dị hợp tử do di truyền từ gia đình, Lipitor có vai trò làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh gây hại.
  • Đối với người lớn,thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và có thể được xem như thuốc bổ trợ cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân mỡ máu cao
  • Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để dự phòng trên các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như: huyết áp cao, đái tháo đường,…                                         

3, Chỉ định của thuốc Lipitor 40mg

Với những công dụng trên, Lipitor được chỉ định và khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có chỉ sổ LDL cao, cholesterol trong máu cao. Đặc biệt ở bệnh nhân đang thực hiện chế độ ăn làm giảm cholesterol.
  • Dự phòng với các bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, đột quỵ,…
  • Chỉ định cho trẻ từ 10 tuổi.         

4, Thành phần Atorvastarin của thuốc có tác dụng gì?

Thành phần chính là Atorvastarin – hoạt chất thuộc nhóm hạ lipid máu tổng hợp, có vai trò như 1 chất ức chế men khử HMG-CoA, dùng để điều trị cho bệnh nhân tăng nồng độ lipid bất thường,, bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan tim mạch.

Cơ chế hoạt động của Atorvastatin: Trong cơ thể, HMG-CoA bị khử hoá tạo thành mevalonate. Đây chính là chất làm tăng tổng hợp cholesterol ở gan. Chính vì thế, để làm giảm cholesterol, Ator… phải ức chế enzym khử hóa HMG-CoA. Từ đó ức chế quá trình tổng hợp Cholesterol.

5, Cách sử dụng thuốc Lipitor

Liều dùng:

Việc hiệu chỉnh liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ điều trị, điều này phụ thuộc khả năng đáp ứng của thuốc trên từng bệnh nhân. Để hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và luyện tập đầy đủ.Và tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Trường hợp tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng lipid máu hỗn hợp, điều trị bằng Lipitor ít nhất 4 lần, duy trì 10mg/lần/ngày.

Với bệnh nhân tăng cholesterol máu có tính gia đình dị hợp tử: sử dụng Lipitor từ 10-80mg/ngày, tuỳ theo nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Đối với trẻ em bị rối loạn lipid máu nghiêm trọng:

  • Liều khởi đầu: 10mg/lần/ngày Atorvastatin
  • Liều duy trì   : 10-20mg/lần/ngày Atorvastatin

Không cần hiệu chỉnh liều trong trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Trường hợp bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan: điều trị theo hướng dấn của bác sĩ.

Sử dụng liều thông thường với người bệnh cao tuổi.

Cách dùng:

Thuốc Lipitpor sử dụng theo đường uống và dễ bị phân huỷ trong môi trường acid. Vì thế khi sử dụng không nhai vỡ hay bẻ gãy làm giảm hoạt tính của thuốc. Uống nguyên viên cùng nước lọc trước hoặc sau ăn.

Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Lipitor 10mg
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Lipitor 10mg

6, Thuốc Lipitor 20mg có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai gây dị tật thai nhi, dọa đẻ non, sảy thai, … Vì thế phụ nữ trong thời kì mang thai không nên sử dụng thuốc Lipitor. Bên cạnh đó, nếu được chỉ định điều trị bằng Lipitor, bạn nên sử dụng các biện pháp ngừa thai.

Trường hợp phụ nữ đang cho con bú: Atorvastatin được tiết qua sữa mẹ vào cơ thể con, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Chống chỉ định trên nhóm đối tượng này.

7, Thuốc Lipitor 40mg giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Lipitor đã được cấp phép và lưu hành rộng rãi trên thị trường Việt Nam, thuốc được phân phối ở hầu hết các nhà thuốc bệnh viện cũng như các nhà thuốc tư nhân trên cả nước với mức giá khoảng 435.000 đồng/ hộp thuốc Lipitor.

8, Thuốc Lipitor 80mg có thể mua ở đâu?

Khách hàng, bệnh nhân có nhu cầu sử dụng Lipitor có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc bệnh nhân, quầy thuốc tư nhân, nhà thuốc online… Để đảm bảo việc sử dụng đúng sản phẩm đạt chất lượng, bạn nên chọn mua tại các cơ sở địa chỉ uy tín, được đánh giá cao như: nhà thuốc Bimuafa, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…

9, Chống chỉ định

  • Gan nó đóng vai trò chuyển hóa thuốc, nếu chức năng gan suy giảm thì thuốc không được chuyển hóa, dẫn đến nồng độ thuốc cao ở trong cơ thể gây độc cho tế bào. Vì vậy không sử dụng Lipitor cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Lipitor cho đối tượng có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định dùng thuốc với phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Không dùng Lipitor cho nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản mà không sử dụng các biện pháp tránh thai.

10, Tác dụng phụ

Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Lipitor như:

  • Với hệ tiêu hóa: có thể gây buồn nôn, nôn mửa , tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Với hệ hô hấp: bệnh nhân có thể bị đau họng, đau rát thanh quản, chảy máu cam.
  • Với hệ cơ xương khớp: người bệnh cảm thấy đau nhức cơ xương khớp, mỏi cơ, cứng cơ, sưng khớp.
  • Tác dụng không mong muốn gây rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: làm tăng nồng độ glucose trong máu.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: gây hoa mắt, chóng mặt, suy giảm thị lực, ù tai, hay gặp ác mộng.
  • Trên da và mô dưới da: có thể gây ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, hồng ban đa dạng.
  • Tác dụng không mong muốn toàn thân: gây suy nhược, mệt mỏi, giảm số lượng tiểu cầu trong máu.

Các tác dụng phụ trên thường xuất hiện với tần suất thấp và ít nghiêm trọng, thường tự biến mất sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng, hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác cần dừng ngay sử dụng thuốc và thông báo sớm với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.      

Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 10mg
Hình ảnh hộp thuốc Lipitor 10mg

                                                                             

11, Lưu ý khi sử dụng

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình điều trị sử dụng Lipitor:

  • Khi dùng Lipitor cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan mức độ từ nhẹ cho đến trung bình, cần chú ý kĩ các chỉ dẫn, hướng dẫn của bác sĩ
  • Cần cẩn thận với những đối tượng có tiền sử mắc phải các bệnh xương khớp.
  • Thuốc gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, chống chỉ định cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Trẻ uống nhầm có thể gây rối loạn tiêu hóa cùng những phản ứng không mong muốn.
  • Bảo quản thuốc ở điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng từ 27 đến 30 độ C. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, những nơi ẩm ướt. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh nếu không có hướng dẫn bảo quản.
  • Lưu ý tình trạng vật lí, màu sắc của thuốc, với những viên thuốc có hiện tượng chảy nước hay mốc, có nguy cơ đã hỏng hoặc hết hạn sử dụng, không nên tiếp tục sử dụng. Thu hồi thuốc tại nơi quy định (nếu có)
  • Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trước khi dùng.

12, Dược động học

– Hấp thu: Thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc. Sau khi uống, nồng độ thuốc đạt đỉnh sau 1-2 giờ.

– Phân bố: Sau hấp thu Atorvastatin kết hợp với protein trong huyết tương ( thường là albumin) theo tỷ lệ liên kết khoảng 98%.

– Chuyển hóa: hoạt chất Atorvastatin được chuyển hóa thành chất không hoạt tính bằng cách gắn hydroxy tại vị trí ortho và para.

– Thải trừ: Mật sẽ đào thải Atorvastatin và các dẫn chất chuyển hoá ra ngoài cơ thể. Sau khoảng 14 giờ các chất chuyển hoá được bài thải 1 nửa.

13, Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời thuốc Lipitor với một số chế phẩm thuốc khác có thể gây tác dụng không mong muốn. Theo nghiên cứu ghi nhận một số tương tác thuốc bất lợi làm giảm hoạt tính hoạt động của Lipitor khi dùng chung với:

  • Nhóm thuốc ức chế vận chuyển
  • Nhóm thuốc ức chế CYP 3A4
  • Nhóm chất ức chế protease
  • Nhóm thuốc ức chế kháng sinh:Clarithromycin, Erythromycin
  • Thuốc chống đau thắt ngực Diltiazem hydroclorid
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Cimetidin
  • Nhóm thuốc kháng acid

Để hạn chế tối đa các tương tác thuốc bất lợi, bệnh nhân nên thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đã và đang sử dụng trong thời gian gần nhất.

14, Xử trí quá liều, quên liều thuốc

– Quá liều:

Trường hợp sử dụng quá liều Lipitor có thể gây nên tình trạng tiêu chảy và nhiều phản ứng phụ khác. Theo dõi, giám sát các triệu chứng của bệnh nhân, khi xuất hiện các triệu chứng tương tác không mong muốn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Quên liều:

Thuốc có thể sử dụng cách thời gian chỉ dẫn của bác sĩ từ 1-2 giờ, vì vậy nếu quên liều trong thời gian ngắn này, nhanh chóng uống bổ sung thuốc.

Nếu thời gian cách xa liều yêu cầu hoặc gần tới liều tiếp theo, không có chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không bù liều, tránh quá liều.

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.