Một trong các thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản- dạ dày, ợ hơi,.. là thuốc Mecosol. Cùng Tạp chí Y Học Việt Nam tìm hiểu về chế phẩm viên nang cứng Mecosol trong bài viết dưới đây nhé!
1, Thuốc Mecosol là thuốc gì?
Mecosol là một thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Chế phẩm Mecosol được sản xuất tại Việt Nam,bởi công ty cổ phần Dược phẩm TW Mediplantex. Đây là thuốc hay được chỉ định để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Phối hợp Mecosol với một số kháng sinh để điều trị viêm loét dạ dày, HP. Bên cạnh đó, viên nang Mecosol còn có tác dụng trị chứng ợ nóng nên rất hay được chỉ định.
Thành phần: esomeprazole 40mg và tá dược vừa đủ. Thuốc được lưu hành với SĐK: VD-20900-14
2, Công dụng của thuốc Mecosol
Viên nang cứng Mecosol có tác dụng trên đường tiêu hóa: điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, điều trị chứng ợ hơi, trào ngược thực quản- dạ dày, trị nhiễm HP và có tác dụng trong điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
3, Chỉ định của thuốc Mecosol
Thuốc Mecosol được chỉ định để điều trị các bệnh sau:
- Trào ngược dạ dày- thực quản.
- Viêm xước thực quản do trào ngược thực quản- dạ dày.
- Phòng tái phát cho bệnh nhân trào ngược thực quản- dạ dày.
- Phối hợp với kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày như clarithromycin và amoxicillin.
- Điều trị nhiễm Helicobacter pylori và phòng tái phát viêm loét dạ dày ở người bị loét có HP.
- Điều trị và phòng ngừa loét dạ dày do dùng các thuốc NSAID.
- Dùng để điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
4, Thành phần esomeprazole của thuốc Mecosol có tác dụng gì?
Thành phần chính của Mecosol là esomeprazole, là thuốc ức chế bơm proton.
Esomeprazole là một đồng phân của omeprazol, có tác dụng ức chế sự bài tiết acid dạ dày.
Esomeprazole sodium có bản chất kiềm yếu. Trong môi trường acid ở ống tiểu quản, esomeprazole biến đổi thành dạng có hoạt tính, ức chế bơm acid và làm giảm bài tiết dịch vị.
5, Cách dùng- liều dùng của thuốc Mecosol
Cách dùng:
Mecosol được bào chế dưới dạng viên nang cứng, nên dùng đường uống. Uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 1 giờ, phải nuốt nguyên viên, không được nhai thuốc.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ 18 tuổi trở lên:
Liều dùng và thời gian dùng Mecosol tùy từng vào từng bệnh lý.
- Điều trị trào ngược thực quản- dạ dày: ngày uống 1 viên, kéo dài trong 4 tuần.
- Điều trị viêm loét dạ dày: mỗi ngày uống 1 viên, sử dụng kéo dài trong 4-8 tuần.
- Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: liều khởi đầu ngày uống 1 viên, sau đó tăng liều dần theo thể trạng và khả năng đáp ứng của bệnh nhân, thường thì ngày 2-4 viên chia uống 2 lần.
- Phòng và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân có nhiễm HP: Phối hợp với kháng sinh để điều trị , uống mỗi ngày 1 viên, trong 7-10 ngày.
6, Chống chỉ định của Mecosol
Viên nang cứng Mecosol không được dùng trong các trường hợp sau:
- Người có tiền sử quá mẫn với esomeprazole hay bất cứ thành phần nào khác có trong công thức.
- Phụ nữ đang cho con bú và trẻ dưới 18 tuổi.
7, Thận trọng khi sử dụng thuốc Mecosol
Khi sử dụng thuốc Mecosol, cần chú ý đặc biệt các đối tượng sau: người cao tuổi, trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú,..
Không nên dùng thuốc thời gian quá dài vì có thể gây teo dạ dày.
Thuốc Mecosol có thể che lấp các dấu hiệu của các bệnh lý ác tính. Vì vậy trước khi dùng Mecosol, cần chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ác tính ở dạ dày.
8, Tác dụng không mong muốn
Khi điều trị bằng Mecosol, có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn sau:
- Hay gặp nhất là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón,..
- Một số triệu chứng ít gặp hơn như khô miệng, choáng, nổi mày đay, ngứa, phát ban.
- Một số biểu hiện hiếm gặp như: tăng men gan, phù mạch,..
9, Cách xử lý quá liều- quên liều
Quên liều: Cần uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi gần với thời điểm uống thuốc lần tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều quên. Và tuyệt đối không uống gấp đôi liều ở lần uống tiếp theo.
Để tránh tình trạng quên liều, bạn nên uống cố định vào một giờ và có thể đặt nhắc nhở uống thuốc. Cần chú ý thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng thuốc và chỉ định của bác sĩ.
Quá liều:
Khi uống liều cao trên 2400mg, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, lơ mơ, nhầm lẫn, nhìn mờ,khô miệng,..
Hiện nay chưa có thuốc giải độc quá liều Mecosol. Trường hợp bệnh nhân bị quá liều, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
10, Ảnh hưởng của thuốc Mecosol tới phụ nữ có thai và cho con bú
Ảnh hưởng trên phụ nữ có thai: Nên thận trọng cho đối tượng này sử dụng thuốc Mecosol. Khi cần thiết, cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để kê đơn hợp lý.
Ảnh hưởng trên phụ nữ đang cho con bú: Không nên chỉ định Mecosol cho phụ nữ cho con bú. Trong trường hợp cần thiết nhất, có thể sử dụng chế phẩm khác có tác dụng điều trị tương tự.
11, Tương tác thuốc
Mecosol khi dùng phối hợp có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của một số thuốc.
Thuốc Mecosol làm giảm hấp thu của một số thuốc như itraconazole, ketoconazole,…
Khi phối hợp với thuốc Atazanavir, Mecosol làm giảm nồng độ trong máu và AUC của Atazanavir, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, không nên phối hợp hai thuốc này trong quá trình điều trị.
Esomeprazole ức chế CYP2C19. Do đó khi dùng kết hợp với một số thuốc được chuyển hóa bởi enzym này sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương và gây độc có cơ thể. Khi dùng Mecosol 40mg trên lâm sàng ở bệnh nhân đã dùng thuốc Warfarin, kết quả cho thấy thời gian đông máu vẫn nằm trong giới hạn.
Thuốc Mecosol khi dùng cùng một số kháng sinh như amoxicillin hoặc quinidine, Mecosol không làm thay đổi tác dụng cũng như dược động học của các thuốc trên.
12, Dược động học
Hấp thu: Esomeprazole hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 1-2 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Sinh khả dụng của thuốc tương đối cao 68- 89%.
Phân bố: Tỷ lệ thuốc liên kết với protein tương đối cao- đến 97%. Thuốc Mecosol phân bố nhanh vào các mô và tổ chức.
Chuyển hóa: Esomeprazole chuyển hóa qua gan hoàn toàn nhờ Cyt P450.
Thải trừ: Esomeprazole thải trừ chủ yếu qua thận với dạng chất chuyển hóa, phần còn lại thải trừ qua phân. Thời gian bán thải của thuốc là 1,3 giờ.
13, Thuốc Mecosol có giá bao nhiêu?
Thuốc Mecosol được đóng gói thành hộp 1 vỉ 10 viên có giá khoảng 180.000 đồng.
Tuy nhiên tùy từng cơ sở kinh doanh, phân phối thuốc mà giá cả có thể chênh lệch nhau.
14, Mua thuốc Mecosol ở đâu tại Hà Nội và thành phố HCM
Chế phẩm Mecosol được lưu hành trên thị trường và được phần lớn người tin tưởng sử dụng. Hiện nay, chế phẩm đang được phân phối và bày bán ở khắp các nhà thuốc, hiệu thuốc,..
15, Ưu- nhược điểm của thuốc Mecosol
Ưu điểm:
- Thuốc Mecosol có sinh khả dụng tương đối cao, hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa.
- Hiệu lực tác dụng cao, có tác dụng trên cả vi khuẩn HP ở dạ dày.
- Phân liều dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Không an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Giá bán của một hộp hơi cao.
Mọi thông tin về viên nang cứng Mecosol, chúng tôi đã trình bày đầy đủ và rõ ràng ở trên, kính mong quý bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về việc sử dụng thuốc hợp lí, an toàn và hiệu quả. Hiệu quả của thuốc Mecosol là khá tốt, tuy nhiên bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Xem thêm: