Nghiên cứu mới nêu lên việc ngủ ngon suốt đêm có liên quan đến việc giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Trong một nghiên cứu dân số lớn với hơn 400.000 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện 1 kiểu ngủ lành mạnh có liên quan đến việc giảm nguy cơ rung nhĩ (AF) và loạn nhịp tim.
Một giấc ngủ ngon có liên quan đến việc giảm 29% nguy cơ có AF và giảm 35% nguy cơ loạn nhịp tim.
Kết quả được báo cáo trực tuyến ngày 13/9 trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ.
Bằng chứng nghiên cứu gần đây nêu lên các hành vi khi ngủ với nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhịp tim, theo tác giả cấp cao Lu Qi, MD, PhD, Đại học Tulane, New Orleans.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Xiang Li, MD, Tiến sĩ, Đại học Tulane, nghiên cứu mô hình giấc ngủ của 403.187 người trong cơ sở số liệu lớn tiềm năng Biobank của Vương quốc Anh, chứa thông tin di truyền và sức khỏe của nửa triệu người Anh.
Những người tham gia hoàn thành 1 bảng câu hỏi trên màn hình cảm ứng hành vi khi ngủ. Giấc ngủ lành mạnh được xác định theo thứ tự thời gian (buổi sáng hay buổi tối), thời lượng ngủ, mất ngủ, ngáy và buồn ngủ vào ban ngày.
Với mỗi yếu tố giấc ngủ được mã hóa là 1 nếu nó được coi là lành mạnh và 0 nếu nó không được coi là tốt. Tổng của 5 yếu tố giấc ngủ được sử dụng tính điểm chỉ số các kiểu ngủ.
Điểm 4 hoặc 5 thói quen ngủ khỏe mạnh, điểm 2 hoặc 3 nếu chế độ ngủ trung bình và điểm 1 hoặc 0 nếu chế độ ngủ kém.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ AF và loạn nhịp tim ngày càng cao hơn khi điểm số kiểu ngủ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Giấc ngủ lành mạnh có liên quan đáng kể đến nguy cơ AF hoặc cuồng nhĩ thấp hơn và nguy cơ loạn nhịp tim thấp hơn, nhưng không phải loạn nhịp thất (VA), so với kiểu ngủ kém.
Một số điều có thể gây rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như căng thẳng tâm lý, có thể gây rối loạn nhịp tim và sự hiện diện của rối loạn giấc ngủ có thể chỉ đơn giản là 1 hiện tượng biểu sinh.
Tên bài:
A Good Night’s Sleep Linked to Lower Arrhythmia Risk
Fran Lowry
September 14, 2021
Medscape.com
Link:http://www.medscape.com/viewarticle/958716