Theo Erin Wamsley, tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Furman ở Greenville, SC, những gì bạn trải qua trong giấc mơ có thể cảm thấy ngẫu nhiên và rời rạc, hoặc không theo trật tự trong khi ngủ có thể phục vụ 1 chức năng cơ quan trong cơ thể. Trên thực tế, bằng chứng được Wamsley cùng nhóm nghiên cứu ghi nhận những giấc mơ có thể giúp tâm trí trong những tình huống mà có thể người đó sẽ gặp phải trong tương lai.
Các nghiên cứu trước đây với bằng chứng nêu lên những giấc mơ sử dụng những mảnh vụn của kinh nghiệm trong quá khứ. Trong khi nghiên cứu những giấc mơ, tâm trí đang sử dụng 1 số mảnh vụn của kinh nghiệm trong quá khứ trong qua trình xử trí sự kiện đã biết sắp tới.
Nghiên cứu được báo cáo tại SLEEP 2021 trực tuyến. Nghiên cứu nêu lên bằng chứng mới thấy những giấc mơ phản ánh 1 chức năng xử lý bộ nhớ.
Một số người có thành tích cao đã sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ vượt trội trong các sự kiện trong tương lai. Ví dụ, Michael Phelps, vận động viên bơi lội nổi tiếng nhất Olympic, với 28 huy chương, sẽ luyện tập tinh thần với các bài bơi của mình tới 2 giờ mỗi ngày, theo huấn luyện viên nêu lên.
Allison Brager, Tiến sĩ, chuyển động mắt nhanh, hay còn gọi là REM, có thể giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Theo giả thuyết, những giấc mơ đẹp hơn có nghĩa là giấc ngủ ngon hơn và điều đó đồng nghĩa với hiệu suất tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu Wamsley kết nối 48 sinh viên với 1 máy đa ký sinh học đo chu kỳ giấc ngủ và tần suất họ ở trong giấc ngủ REM sâu. Các sinh viên tham gia nghiên cứu ngủ 24 giờ trong phòng thí nghiệm.
Các sinh viên sẽ được đánh thức nhiều lần trong đêm và được yêu cầu ghi lại những giấc mơ.
Vào buổi sáng, họ được nhận báo cáo của mình và được yêu cầu xác định các đặc điểm quen thuộc hoặc các nguồn tiềm năng đối với những giấc mơ cụ thể. Hơn 1/2 giấc mơ gắn liền với 1 kỷ niệm mà học sinh nhớ lại. 1/4 các giấc mơ liên quan đến các sự kiện cụ thể sắp tới mà các học sinh được ghi nhận. Và khoảng 40% những giấc mơ có sự kiện trong tương lai cũng gồm những kỷ niệm những trải nghiệm trong quá khứ. Các nhà khoa học ghi nhận điều này càng phổ biến khi học sinh mơ lâu hơn.
Và điều này cũng phổ biến hơn vào ban đêm, có thể vì người mơ gần thức giấc hơn và sự kiện dự đoán đang đến gần.
Nghiên cứu giấc mơ là 1 công việc khó khăn, chủ quan và không phải được coi trọng như các khía cạnh khác của giấc ngủ và khoa học thần kinh vì nó liên quan đến các câu hỏi về ý thức của con người, theo Erik Hoel, Tiến sĩ, Đại học Tufts ở Medford, MA.
Trong 1 báo cáo gần đây được xuất bản trên tạp chí Patterns, những giấc mơ kỳ lạ nhất của chúng ta sẽ giúp não bộ xử lý những trải nghiệm hàng ngày của chúng ta theo cách cho phép học tập sâu hơn.
Trong nghiên cứu của Wamsley, đánh thức mọi người sau giấc ngủ sâu và yêu cầu họ nhớ lại nội dung giấc mơ của họ sẽ chỉ giúp bạn có được 1 phần của trải nghiệm vì nó biến mất quá nhanh. Giá trị của việc kết nối những như 1 kết quả có thể có ý nghĩa. Những người tham gia nghiên cứu có thể được hỏi liệu sự kiện trong tương lai có theo kế hoạch hay không và liệu kết quả có liên quan những giấc mơ của mình.
Ngay cả khi đó, giấc vẫn sẽ là 1 phân tích chủ quan. Nhưng đi theo những hướng đó có thể dẫn đến việc đào tạo mới có ý nghĩa.
Và việc rèn luyện bản thân chỉ nhớ lại những ký ức ngay trước khi ngủ có thể giúp bạn có tâm trí 1 cách tập trung vào các sự kiện nhất định, từ thuyết trình đến nói chuyện khó khăn với ai đó, hoặc có thể giành chiến thắng tại Thế vận hội.
Tên bài:
How Dreams Might Prepare You for What’s Next
Elizabeth Millard
June 16, 2021
Medscape.com