Phụ nữ mang thai có mức tiêu thụ caffeine từ thấp đến trung bình có thể có nguy cơ có bệnh tiểu đường thai kỳ thấp hơn, mức đường huyết thấp hơn và nguy cơ chuyển hóa tim mạch tốt hơn so với những phụ nữ tránh hoàn toàn caffeine.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra số liệu 2.802 phụ nữ mang thai không có bất kỳ bệnh kèm theo từ năm 2009 đến năm 2013. Tổng lượng caffein hàng ngày khi 10 đến 13 tuần và 16 đến 22 tuần của thai kỳ được tính toán dựa trên việc tự báo cáo việc tiêu thụ cà phê, trà, soda và nước tăng lực; phụ nữ cũng được cung cấp mẫu máu với đo lượng caffeine và paraxanthine khi thai 10 đến 13 tuần.
Trước đó khi mang thai, ở tuổi thai 10 đến 13 tuần, có 1.073 phụ nữ (41,5%) không tiêu thụ caffeine. Tổng cộng có 1.317 phụ nữ (51,0%) tiêu thụ từ 1mg đến 100mg mỗi ngày, trong khi 173 phụ nữ (6,7%) tiêu thụ 101mg đến 200 mg mỗi ngày, lượng tối đa được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai. 20 phụ nữ khác (0,8%) có hơn 200mg mỗi ngày.
Ở giai đoạn sau của thai kỳ, ở tuổi thai từ 16 đến 22 tuần, có 599 phụ nữ (23,6%) không dùng bất kỳ đồ uống có chứa caffein; 1734 (68,3%) có dùng 1 mg / ngày đến 100 mg / ngày, 186 (7,3%) lượng tiêu thụ là 101 mg / ngày đến 200 mg / ngày; và 20 (0,8%) tiêu thụ nhiều hơn 200 mg / ngày đồ uống có chứa caffein.
Tiêu thụ caffeine thấp từ 1mg đến 100mg mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ sớm hơn trong thai kỳ và sau đó trong thai kỳ.
Tiêu thụ caffeine vừa phải từ 101mg đến 200mg mỗi ngày cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ sau này trong thai kỳ (RR 0,54). Tuy nhiên, tiêu thụ caffeine cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ sớm hơn trong thai kỳ.
Theo Stefanie Hinklet, Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania, Philadelphia kết quả được báo cáo trên JAMA Network Open phù hợp với hướng dẫn hiện tại của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) với việc phụ nữ mang thai hạn chế tiêu thụ caffeine dưới 200 mg mỗi ngày.
Những phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu bản thân caffeine có liên quan đến việc cải thiện cân bằng năng lượng và giảm khối lượng chất béo.
Tuy nhiên, có thể kết quả có thể ảnh hưởng bởi các thành phần khác của cà phê và trà như chất phytochemical có thể tác động đến chứng viêm và kháng insulin, dẫn đến giảm nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân nên yên tâm với kết quả nghiên cứu các hướng dẫn hiện hành với việc mang thai và caffeine là hợp lý, nhưng kết quả này không khuyến khích phụ nữ bắt đầu uống đồ uống có chứa caffeine lần đầu tiên trong khi mang thai.
Những phát hiện này có thể cung cấp 1 số đảm bảo việc những phụ nữ đang tiêu thụ lượng caffeine từ thấp đến trung bình sẽ không làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tên bài:
Moderate Caffeine Intake in Pregnancy Tied to Reduced Cardiometabolic Risk
By Lisa Rapaport
November 09, 2021
Medscape.com
Link: https://www.medscape.com/viewarticle/962533