Bản chất khoa học của phương pháp “bỏ đói ung thư” trong điều trị

bỏ đói tế bào ung thư
Mạch máu ở tế bào ung thư tăng sinh

Hiện nay, việc chia sẻ trên mạng xã hội khá dễ dàng dẫn đến nhiều thông tin không chính xác về cách điều trị bệnh nhất là ung thư nhằm mục đích trục lợi hoặc do thiếu kiến thức chuyên môn. Có rất nhiều thông tin sai lệch về hướng “bỏ đói ung thư” như kiêng đường, kiêng đạm động vật, kiêng sữa sẽ làm giảm kích thước, điều trị dứt điểm ung thư. Vậy đâu là cách hiểu đúng đắn và hiệu quả của phương pháp “bỏ đói ung thư” dưới góc nhìn khoa học như thế nào?

Sự phát triển bất thường của tế bào ung thư
Tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào lành

“Bỏ đói ung thư” dưới bản chất khoa học như thế nào?

Tế bào ung thư khác tế bào thường ở chỗ nó có khả năng phân chia vô hạn, xâm lấn các mô xung quanh và cuối cùng là di căn đến các mô cơ quan xa vị trí khởi phát. Để phục vụ cho tăng trưởng nhanh, tế bào ung thư phải sử dụng một lượng lớn năng lượng được chuyển hóa từ các chất dinh dưỡng như glucose, amino acid và acid béo. Đây là các chất đơn giản đã được cơ thể phân cắt và hấp thụ từ nguồn thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Do đó, kiêng 1 loại chất dinh dưỡng nhất định (như đường hay đạm) không thể “bỏ đói” ung thư, vì cơ thể luôn có cơ chế chuyển hoá qua lại giữa đạm-đường-béo, hoặc giữa các chất trong cùng một nhóm chất như giữa các loại đường, các loại amino acid và acid béo với nhau.

Để sử dụng ba nhóm chất cơ bản này (đường, đạm, béo), tế bào nào cũng phải phân giải thành các thành phần nhỏ hơn nữa, và chúng cũng dễ dàng chuyển hoá qua lại với nhau, do đó nếu thiếu hụt hoặc mất 1 trong 3 loại chất trên thì nó cũng có cách tổng hợp lại hoặc sử dụng năng lượng từ việc phân giải nguồn khác.

Ví dụ, glutamine là một amino acid có trong hải sản, thịt đỏ, bắp cải tím và tế bào ung thư sử dụng glutamine cho tổng hợp nucleotide, có khả năng tạo năng lượng thông qua việc biến đổi thành glutamate và alpha-ketoglutarate để đi vào chu trình TCA tạo ATP (Hình minh họa 1). Các sản phẩm trung gian trong chu trình TCA có thể tham gia vào việc tổng hợp chất béo, protein hoặc các amino acid khác. Trong một số trường hợp, khi không có glucose, tế bào ung thư có thể sử dụng glutamine để phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển (7). Ở trường hợp này, ngay cả khi hạn chế đường trong lượng dinh dưỡng nạp vào thì tế bào ung thư vẫn có thể lấy glutamine làm nguồn năng lượng.

sự chuyển hóa của tế bào ung thư
Hình 1: Tế bào ung thư có thể sử dụng glutamine để tạo năng lượng và tổng hợp nucleotide phục vụ cho việc tăng trưởng và phát triển. (Mitochondrion: ti thể-, cytoplasm: tế bào chất, TCA cycle: chu trình TCA) (10)

Vì vậy, trong điều trị và phòng ngừa ung thư, không bao giờ cắt hẳn được một nguồn dinh dưỡng nào đó, vì không có thực phẩm nào không chứa đạm, đường hoặc béo. Việc kiêng cữ một cách cực đoan chỉ làm tăng các yếu tố nguy cơ, chậm quá trình hồi phục trong và sau điều trị do thiếu các chất thiết yếu khác mà cơ thể không tổng hợp được hoặc tổng hợp kém.

Vậy, “bỏ đói ung thư” thật sự là như thế nào?

Cùng với các phương pháp điều trị ung thư đã phổ biến như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật thì hiện nay phương pháp “bỏ đói ung thư” cũng cho thấy tín hiệu khả quan. “Bỏ đói ung thư” thực chất là ngăn sự cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tế bào ung thư thông qua:

  • Cắt giảm số lượng và kích thước các mạch máu tới nuôi khối u. Hoặc
  • Ức chế các kênh vận chuyển chất dinh dưỡng trên màng tế bào hoặc quá trình chuyển hoá dinh dưỡng mà các tế bào ung thư sử dụng khác với tế bào thường.

Chưa hề có phương pháp bỏ đói nào liên quan đến việc cắt khẩu phần ăn.

Các phương pháp “bỏ đói ung thư” mà khoa học đã chứng minh tính hữu hiệu

a/ Tấn công gián tiếp lên các “mạch máu” vận chuyển dinh dưỡng

Hình thành mạch máu mới là một trong các đặc điểm chính của khối u (1). Giống như các mô bình thường, các khối u cần có các chất dinh dưỡng và oxy cũng như khả năng loại bỏ các chất thải và CO2 trong quá trình chuyển hóa. Một trong các protein thúc đẩy sự hình thành mạch máu mới được biết đến sớm nhất là VEGF (vascular endothelial growth factor).. Đặc biệt, VEGF có thể được sinh ra ngay cả trong điều kiện thiếu oxy (1).
Gần đây, có nhiều tín hiệu khả quan của các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tiền lâm sàng (thí nghiệm lên động vật) và một số thuốc đã qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự ức chế hình thành mạch máu mới có khả năng ức chế khối u phát triển.
Có thể tham khảo bảng 1 (6) cho các thuốc đã được FDA chấp nhận theo hướng bỏ đói ung thư bằng cách ức chế VEGF.

Bảng 1: Các thuốc theo hướng bỏ đói ung thư bằng ức chế VEGF đã được FDA chấp nhận (6)

Cơ chế Thuốc Tên thương mại Chỉ định
kháng thể đơn dòng vô hiệu hóa VEGF (VEGF-A) Bevacizumab Avastin Ung thư đại trực tràng di căn, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư ống dẫn trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư phúc mạc nguyên phát, u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng.
Protein dung hợp tái tổ hợp (recombinant fusion BEGF protein)  VEGF (VEGF-A, VEGF-B, PLGF) aflibercept Zaltrap Ung thư đại trực tràng di căn
Kháng thể đơn dòng kháng VEGFR2 Ramucirumab Cyramza Ung thư đại trực tràng di căn, , ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư dạ dày
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFRs, RAF, KIT, FLT3, RET) sorafenib Nexavar Ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư tuyến giáp.
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFRs, FLT3, RET, CSF1R) Sunitinib Sutent Ung thư biểu mô tế bào thận, Pancreatic neuroendocrine tumors, u mô đệm đường tiêu hóa.
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFRs, FGFRs, TIE2, RAF, KIT, RET) regorafenib Stivarga U mô đệm đường tiêu hóa, Ung thư đại trực tràng di căn, ung thư biểu mô tế bào gan
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFRs, FGFR1-2, c-Kit) pazopanib Votrient Ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư mô mềm liên kết ( soft tissue sarcoma)
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFR, c-Met, AXL) axitinib Inlyta Ung thư biểu mô tế bào thận
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, EGFRs, RET) vandetanib Caprelsa Ung thư tuyến giáp thể tủy.
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, PDGFRa, FGFRs,RET, c-Kit) Lenvatinib Lenvima Ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư tuyến giáp.
kháng thể vô hiệu hóa nhiều loại thụ thể tyrosine kinase (VEGFRS, Tie2, c-Met, AXL) Cabozantinib Cometriq Ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư biểu mô tế bào thận.

Một ví dụ điển hình là: Năm 2005, Ferrara và cộng sự đã thiết kế một kháng thể đơn dòng tái tổ hợp đầu tiên có thể khóa protein VEGF-A, làm đói tế bào ung thư là bevacizumab (tên thương mại là Avastin) (Hình minh họa 2). Avastin đã được FDA chấp nhận và được ứng dụng trong chữa trị một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi không tế bào nhỏ, glioblastoma, ung thư biểu mô tế bào thận… Tiêm tĩnh mạch bevacizumab sẽ loại bỏ VEGF trong dòng máu và mạch máu, ức chế sự tương tác của VEGF và thụ thể của nó (2-5). Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy kết hợp hóa trị với bevacizumab làm tăng thời gian sống ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã di căn (metastatic colorectal cancer), ung thư cổ tử cung, ung thư phổi không tế bào nhỏ (9). Mặc dù vậy, bevacizumab đã thất bại trong việc kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân ung thư vú, melanoma, và ung thư tuyến tụy. (9).

avastatin chống lại tế bào ung thư
Hình 2: Hoạt động của Avastin. A: Khối u cần hình thành mạch máu mới để có các chất dinh dưỡng và oxy. VEGF thúc đẩy sự hình thành các mạch máu này. B & C: Avastin có thể “khoá” và vô hiệu hoá VEGF, dẫn đến khối u không thể hình thành mạch máu mới và bị “bỏ đói”. ( 11)

b/ Tấn công trực tiếp đến các chất mà tế bào ung thư hấp thu nhiều

Một chiến lược khác bên cạnh phương pháp ức chế sự hình thành mạch máu mới là sử dụng thuốc loại bỏ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào ung thư. Một số ít đã được FDA chấp thuận để chữa trị cho bệnh nhân ung thư, và nhiều thuốc đang còn đang trong quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng hoặc lâm sàng. Các thuốc đã được chấp nhận có thể kể đến như L- Asparaginase (Elspar) cho ung thư bạch cầu lympho ác tính, CB-839 kết hợp với cabozantinib trong điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận. Các tế bào bach cầu lympho ác tính không thể tự tổng hợp asparaginase như tế bào bình thường và L-aspaginase phân cắt asparagine dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Hơn nữa, quá trình Aspraraginase xúc tác việc chuyển đổi của L-asparagine thành aspartic acid và ammonia-một chất gây độc tế bào. Glutamine cũng là một chất thiết yếu cho tế bào ung thư, do đó chiến lược phát triển thuốc nhằm ức chế sự chuyển hóa hoặc kênh vận chuyển glutamine đang được đẩy mạnh nghiên cứu (xem bảng 2) (7).

Bảng 2: Chiến lược phát triển các thuốc hoặc hợp chất tác động lên việc chuyển hóa glutamine trong ung thư (7).

Phân loại Thuốc Tình trạng nghiên cứu
Glutamine mimic(Các phân tử thuốc được thiết kế có cấu trúc tương đối giống với glutamine) DONAzeserine

Acivicin

  • Tác động lên quá trình sinh tổng hợp nucleotide.
  • Hạn chế bởi mang độc tính
Loại bỏ glutamine L-Asparaginase
  •  Tác động lên quá trình chuyển đổi của glutamine thành glutamate.
  • Hạn chế bởi mang độc tính.
  • FDA đã chấp thuận trong điều trị ung thư bạch cầu lympho ác tính (ALL).
Chất ức chế GLS (Kidney-type glutaminase – Gluatminase thể thận) 968BPTES

CB-839

  • 968- Thử nghiệm tiền lâm sàng
  • BPTES- Thử nghiệm tiền lâm sàng
  • CB-839- Giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng.
Chất ức chế SLC1A5 BenzylserineGamma-FBP

GPNA

  • Thử nghiệm tiền lâm sàng
Chất ức chế GLUD EGCGR162
  • EGCG- Hợp chất
  • R162- Hợp chất đang thử nghiệm tiền lâm sàng
Chất ức chế aminotransferase AOA
  • Đã sử dụng trong lâm sàng để điều trị chứng ù tai (tinnitus)
  • Độc ở liều cao
Chất ức chế SLC7A11 hoặc hệ thống xCT SulfasalazineErastin
  • Sufasalazine: FDA chấp nhận trong điều trị viêm khớp.
  • Erastin: hợp chất- làm chết tế bào bởi ferroptosis ( cơ chế chết phụ thuộc sắt)

Ngoài ra việc kiểm soát các chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn, hạn chế lượng calorie, protein, amino acid nạp vào, ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh, trái cây và tăng cường hoạt động thể chất cũng mang lại hiệu quả điều trị, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư (8). Điều này cũng được khuyến khích ở các bệnh nhân tiểu đường hay béo phì (8).

Kết luận

Việc loại bỏ hoàn toàn các chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn là không thể vì tế bào thường hay ung thư đều có khả năng chuyển hóa qua lại giữa đường-béo-đạm, và vì thực phẩm nào cũng có đủ các loại chất cơ bản dù ít dù nhiều. Hơn thế nữa, việc kiêng khem quá mức các chất dinh dưỡng trong một thời gian dài cũng gây nên một số bệnh lí và giảm sức đề kháng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần hạn chế gì cả trong và sau điều trị. Những thực phẩm có các chất gây viêm (như N-glycolylneuraminic acid (Neu5Gc) trong thịt đỏ), hoặc các chất carcinogenic (như một số aldehyde mạch ngắn trong dầu ăn bị sốc nhiệt (chiên xào nướng) hay cồn trong rượu bia),… vẫn cần phải hạn chế. Điều này đúng cho cả việc phòng bệnh.

Tóm lại, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị, nhưng ở mặt giúp cơ thể phục hồi nhiều hơn là mặt điều trị (8).

http://ruybangtim.com

[spoiler title=’Tài liệu tham khảo’ style=’orange’ collapse_link=’false’]1. Douglas Hanahan and Robert A. Weinberg. Hallmarks of Cancer: The Next Generation .Cell 144, March 4, 2011.
2. Ferrara N, Hillan KJ, Novotny W: Bevacizumab (Avastin), a humanized anti-VEGF monoclonal antibody for cancer therapy. Biochem Biophys Res Commun 2005;333:328-335.
3. Ferrara N, Kerbel RS: Angiogenesis as a therapeutic target. Nature 2005;438:967-974.
4. Ferrara N, Gerber HP, LeCouter J: The biology of VEGF and its receptors. Nat Med 2003;9:669-676.
5. William Novotny et al.Discovery and development of bevacizumab, an anti-VEGF antibody for treating cancer. Nature Reviews Drug Discovery volume3, pages391–400 (2004).
6. Zirlik K, Duyster J. Anti-Angiogenics: Current Situation and Future Perspectives. Oncol Res Treat 2018;41:166-171. https://doi.org/10.1159/000488087.
7. Brian J. Altman, Zachary E. Stine & Chi V. Dang. Nature Reviews Cancer volume16, pages619–634 (2016).
8. Lawrence H. Kushi et al. ACS Guidelines on Nutrition and Physicial Activity for Cancer Prevention. CA CANCER J CLIN 2012;62:30–67.
9. Gordon C Jayson, Robert Kerbel, Lee M Ellis, Adrian L Harris,. Antiangiogenic therapy in oncology: current status and future directions,The Lancet,Volume 388, Issue 10043, 2016, Pages 518-529, ISSN 0140-6736, https://doi.org/10.1016/S0140-6736(15)01088-0.
10. Brian J. Altman, Zachary E. Stine & Chi V. Dang,. From Krebs to clinic: glutamine metabolism to cancer therapy, Nature Reviews Cancer 2016, 16, pages619–634 (2016). DOI: https://www.nature.com/articles/nrc.2016.71
11. S.K. Mukherji, American Journal of Neuroradiology February 2010, 31 (2) 235-236; DOI: https://doi.org/10.3174/ajnr.A1987[/spoiler]

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.