Thuốc Sagofene: Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

Thuốc Sagofene là gì?

Thuốc Sagofene thuộc nhóm thuốc da liễu, thường được sử dụng trong các liệu trình điều trị da liễu tại bệnh viện hiện nay. Sagofene có tác dụng điều trị các bệnh lý ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, chàm, viêm da dị ứng, dị ứng da do tác nhân từ bên ngoài. Trong một số trường hợp đặc biệt, Sagofene cũng được sử dụng để giải độc các chất hóa học độc hại đối với cơ thể người.

Sagofene là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Sài Gòn (SAGOPHAR) – Việt Nam. Trải qua nhiều quá trình kiểm định nghiêm ngặt, được đánh giá theo tiêu chuẩn GMP của WHO, Sagofene được chứng nhận đảm bảo an toàn và chất lượng trong sử dụng điều trị. Hiện nay, thuốc Sagofene đã có mặt trên thị trường thuốc Việt Nam.

Hình ảnh hộp thuốc bôi Sagofene
Hình ảnh hộp thuốc bôi Sagofene

Số đăng ký thuốc Sagofene lưu hành trên thị trường: VD- 5849- 08

Thành phần chính: Hoạt chất Natri thiosulfate

Dạng bào chế: Thuốc Sagofene được bào chế dạng viên bao tan trong ruột.

Quy cách đóng gói: Hiện nay trên thị trường có hai loại Sagofene:

  • Dạng hộp: Một hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên bao tan trong ruột
  • Dạng lọ: Một lọ gồm 100 viên bao tan trong ruột.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thành phần của thuốc Sagofene có tác dụng gì?

Thành phần chính của thuốc Sagofene là hoạt chất Natri thiosulfate, có thể sử dụng đơn độc trong điều trị hoặc kết hợp với các thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Natri thiosulfate có tác dụng khắc phục các triệu chứng của bệnh ngoài da (như mẩn đỏ, ngứa, mề đay, chàm), điều trị nấm da, lang ben, giải độc trong trường hợp nhiễm độc cyanid hay arsen, giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư.

Công dụng của thuốc Sagofene

Thuốc Sagofene với công dụng khắc phục các triệu chứng bệnh lý ngoài da, thường được chỉ định sử dụng trong một số các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân gặp các triệu chứng ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, mẩn đỏ, chàm da.
  • Đối tượng đang trong liệu trình điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi mạn tính.
  • Bệnh nhân đang tham gia điều trị táo bón, gặp tình trạng dị ứng tiêu hóa, bị rối loạn tiêu hóa. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, bị nhiễm độc cyanid hoặc nhiễm độc asen.

Cách sử dụng thuốc Sagofene

Liều dùng

Liều dùng Sagofene tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người cũng như độ tuổi, cơ địa hấp thu. Hiện nay Sagofene không được khuyến khích dùng trong điều trị cho trẻ em.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần sử dụng thuốc tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc. Điều chỉnh liều thuốc không đúng sẽ làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính của thuốc trên cơ thể.

Liều điều trị cho người lớn: Mỗi ngày sử dụng từ 4 đến 8 viên Sagofene, chia đều uống thành 2 đến 3 lần trong ngày. Uống thuốc ngay trong bữa ăn, thời gian điều trị tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Sagofene điều trị bệnh da liễu
Sagofene điều trị bệnh da liễu

Cách dùng

Thuốc Sagofene bào chế dạng viên bao tan trong ruột, sử dụng đường uống cho sinh khả dụng thuốc cao nhất. Một số điểm cần chú ý khi uống thuốc:

  • Uống thuốc nguyên viên, không nhai vỡ hoặc nghiền nát viên thuốc. Phá hủy cấu trúc viên thuốc khiến viên thuốc mất đi lớp màng bao tan, khiến hoạt chất bị phân hủy tại dạ dày trước khi tới ruột để phát huy tác dụng, làm mất tác dụng điều trị của thuốc.
  • Uống thuốc cùng một cốc nước khoảng 200mL. Để hạn chế tương tác thuốc- thức ăn bất lợi, không sử dụng chung Sagofene cùng sữa, nước trái cây, nước soda.
  • Sự có mặt của thức ăn trong dạ dày giúp quá trình hấp thu của Sagofene đạt hiệu quả tối ưu. Khuyến khích sử dụng Sagofene trong bữa ăn.
  • Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn trong suốt liệu trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Sagofene có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ:

Hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về hoạt chất Natri thiosulfate trên phụ nữ mang thai, mức độ an toàn chưa được xác lập. Chỉ sử dụng Sagofene khi thực sự cần thiết và lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.

Đối với phụ nữ đang cho con bú:

Hiện nay chưa có đủ bằng chứng chứng minh an toàn khi sử dụng Sagofene cho phụ nữ đang cho con bú. Thận trọng khi sử dụng Sagofene cho nhóm đối tượng này, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc Sagofene giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Sagofene có giá khoảng 55.000 đồng/ hộp 30 viên. Mức giá này là mức giá tham khảo trên thị trường. Mức giá tại các nhà thuốc và khu vực khác nhau có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thuốc Sagofene có thể mua ở đâu ở Hà Nội, TPHCM?

Sau khi được cấp giấy phép đăng ký, Sagofene được bày bán và phân phối rộng rãi trên thị trường, có mặt tại nhiều hệ thống nhà thuốc khác nhau. Khách hàng có nhu cầu sử dụng Sagofene có thể dễ dàng tìm mua.

Khuyến khích khách hàng mua thuốc tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vừa không có hiệu quả điều trị, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng, khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline nhà thuốc hoặc truy cập website của nhà thuốc.

Hình ảnh vỉ thuốc Sagofene
Hình ảnh vỉ thuốc Sagofene

Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng Sagofene cho đối tượng có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.

Tác dụng phụ của thuốc Sagofene

Trong quá trình sử dụng thuốc Sagofene, bệnh nhân có thể nhận thấy một số tác dụng không mong muốn mà thuốc đem lại. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở tần suất thấp và mức độ không nghiêm trọng, biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc mà không cần can thiệp điều trị. Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận như:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, buồn ngủ, ù tai.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, khô miệng, chán ăn).
  • Một số các tác dụng phụ khác: suy giảm thị lực, nhức mỏi cơ xương khớp.
  • Trong trường hợp các triệu chứng liệt kê trên trở nên nghiêm trọng, hoặc bệnh nhân nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác thì nên thông báo sớm với bác sĩ điều trị để được khắc phục kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Sagofene:

  • Không khuyến khích sử dụng Sagofene trong điều trị cho trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Hiệu chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân người cao tuổi.
  • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, cần xem xét mức độ bệnh lý để điều chỉnh liều phù hợp.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Sagofene cho phụ nữ đang trong thai kỳ và đang cho con bú.
  • Thuốc gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh (ví dụ như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu), không sử dụng cho người đang lái xe hoặc vận hàng máy móc nặng.
  • Không sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn khi uống thuốc như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Để thuốc cách xa tầm tay trẻ em. Trẻ nhỏ uống nhầm có thể gây các vấn đề về tiêu hóa.
  • Điều kiện bảo quản thuốc: Điều kiện khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá 30 độ C; không để thuốc ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời; không để thuốc ở nơi ẩm ướt, có độ ẩm trên 80%.
  • Người dùng nên chú ý viên thuốc trước khi sử dụng. Với những viên thuốc có dấu hiệu hỏng do hở bao bì hoặc hết hạn sử dụng như mốc, đổi màu,… thì không được tiếp tục sử dụng. Người dùng nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng.

Dược động học

  • Quá trình hấp thu: Hoạt chất Natri thiosulfate hấp thu kém qua đường tiêu hóa. Việc có mặt của thức ăn trong dạ dày giúp cải thiện sinh khả dụng của quá trình hấp thu.
  • Quá trình phân bố: Thể tích phân bố của hoạt chất Natri thiosulfate trong cơ thể khoảng 0.15 L/kg.
  • Quá trình chuyển hóa: Natri thiosulfate chuyển hóa chủ yếu tại gan, qua quá trình oxy hóa thành hợp chất sulfat.
  • Quá trình thải trừ: Natri thiosulfate thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán thải của Natri thiosulfate khoảng 80 phút.

Tương tác của thuốc Sagofene với các thuốc khác

Sử dụng đồng thời thuốc Sagofene với các chế phẩm thuốc khác có thể gây ra các tương tác thuốc bất lợi, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc hoặc tăng tác dụng không mong muốn của chính thuốc đó. Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ điều trị về các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, vitamin, thuốc có nguồn gốc thảo dược để hạn chế tối đa các tương tác thuốc bất lợi.

Tuy nhiên, có thể kết hợp sử dụng thuốc Sagofene cùng các thuốc đặc trị bệnh da liễu dùng ngoài da khác để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Sagofene sản xuất bởi Công ty Sagophar
Sagofene sản xuất bởi Công ty Sagophar

 

Xử trí quá liều, quên liều thuốc

Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Sagofene bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng tương tự tác dụng không mong muốn nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới tiêu hóa.

Bệnh nhân sẽ bị đau bụng dữ dội và liên tục nôn mửa. Trong trường hợp này nên đưa bệnh nhân tới cấp cứu càng sớm càng tốt để các y bác sĩ có thể loại bỏ lượng thuốc dư thừa khỏi cơ thể người bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng để loại thuốc khỏi cơ thể như gây nôn, cho bệnh nhân uống than hoạt, rửa dạ dày. Các biện pháp này được thực hiện càng sớm càng tốt.

Quên liều:

Nếu thời điểm phát hiện quên liều cách xa lần sử dụng tiếp theo, bổ sung liều đã quên càng sớm càng tốt.

Nếu thời điểm phát hiện quên liều gần với lần sử dụng tiếp theo, bỏ qua liều đã quên, sử dụng liều tiếp theo với liều dùng như bình thường.

Trong một liệu trình điều trị nếu bạn quên thuốc nhiều lần có thể làm giảm hiệu quả của cả quá trình và kéo dài thời gian điều trị hơn so dự định ban đầu.

Xem thêm:

Thuốc Tadaritin: Công dụng, Liều dùng, SĐK, Tác dụng phụ, Giá bán

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.