Thuốc Statripsine 4,2mg là gì?
Thuốc Statripsine 4,2mg là thuốc có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau để điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau khi mổ. Thuốc Statripsine thuộc nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid. Đây là loại thuốc được bán theo đơn, bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam. Thuốc đã được cấp phép lưu hành trên thị trường Việt Nam và được bày bán ở nhiều cơ sở y tế, nhà thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Statripsine có thành phần chính là hoạt chất Alpha – chymotrypsin với hàm lượng 4,2mg, lượng tá dược (aspartam, magnesi stearat, hương bạc hà,…) vừa đủ 1 viên nén.
Dạng bào chế của thuốc: Viên nén tròn, có màu trắng, hai mặt bằng, trơn.
Quy cách đóng gói: Thuốc được đóng gói trong hộp 2 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén hoặc hộp 5 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén.
Số đăng ký của thuốc Statripsine : VD-21117-14
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Kiểm tra thông tin chi tiết trên bao bì của sản phẩm
Tiêu chuẩn áp dụng: Dược điển Việt Nam IV.
Công dụng của thuốc Statripsine
Thuốc Statripsine có tác dụng trong việc làm giảm các phản ứng viêm. Viêm là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước, nguyên nhân gây ra đau thường gặp trong lâm sàng. Sự kích hoạt các protease đặc hiệu có thể dẫn đến sự phát triển của các phản ứng viêm.
Thuốc có khả năng kích thích quá trình chữa lành sinh lý, phục hồi cấu trúc và chức năng của các mô bị tổn thương hay có tác dụng giảm đau, giảm viêm, phù mô mềm do áp xe và loét
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trong nhãn khoa, đục thủy tinh thể, giúp làm giảm các chấn thương của mắt.
Thành phần Alpha – chymotrypsin của thuốc có tác dụng gì?
Thành phần chính của thuốc Statripsine là alpha – chymotrypsin. Chymotrypsin là một enzym phân giải protein chiết xuất từ tụy bò, đã được sử dụng trong lâm sàng từ những năm 1960. Nó có thể thúc đẩy phục hồi, tái tạo các mô nhanh hơn một số enzym hiện có trên thị trường.
Việc tái tạo các mô bị tổn thương là một vấn đề y tế phổ biến, cần được điều trị ở hàng triệu người trên thế giới. Các vết thương mãn tính được hình thành là nguồn gốc của nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Quá trình phục hồi các mô tổn thương có thể được chia thành bốn giai đoạn liên tục là cầm máu và đông máu, viêm, tăng sinh và tái tạo.
Chymotrypsin dùng ở dạng uống là phương pháp điều trị đầy hứa hẹn để chữa lành các vết thương do chấn thương. Nó còn thể hiện các tác dụng giảm đau và khả năng giảm đau liên quan đến việc chữa bệnh. Hiệu quả của chymotrypsin trong việc điều trị các chấn thương do tai nạn, chấn thương phẫu thuật, chỉnh hình đã được kiểm chứng qua nhiều thử nghiệm lâm sàng.
Chỉ định
Thuốc Statripsine 4,2mg được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị phù nề sau chấn thương hoặc chấn thương do tai nạn, chấn thương phẫu thuật, chỉnh hình, bỏng, bong gân, tan máu bầm, đau thần kinh tọa.
- Làm lỏng dịch tiết của niêm mạc khí quản, phế quản dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhầy ở các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm xoang, bệnh hen và các bệnh phổi.
- Hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm, nhiễm trùng.
- Một số phẫu thuật nhãn khoa.
Cách sử dụng thuốc
Liều dùng: Tùy thuộc vào từng đối tượng, độ tuổi, tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng liều cho từng bệnh nhân.
- Uống 2 viên/lần (21 microkatal), mỗi ngày 3 – 4 lần, không nhai.
- Ngậm dưới lưới 4 – 6 viên thuốc mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống, để viên nén tan dần trong miệng.
Cách dùng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống, cùng với một cốc nước lọc, không nhai nát mà uống nguyên viên.
- Khi dùng đường đặt dưới lưỡi phải để viên nén tan từ từ đến hết trong miệng.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Statripsine có dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú không?
Hiện chưa có những bằng chứng an toàn về việc sử dụng thuốc Statripsine đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, thuốc Statripsine không được khuyến cáo sử dụng trên những đối tượng này.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng thuốc để cân nhắc những lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải.
Thuốc Statripsine Alpha giá bao nhiêu?
Một hộp 2 vỉ x 10 viên thuốc Statripsine 4,2mg có giá bán khoảng 60,000 đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức giá mà tapchiyhocvietnam.com tham khảo được, giá của sản phẩm có thể khác nhau ở từng nhà thuốc ở các địa điểm, khu vực khác nhau.
Thuốc Statripsine có thể mua ở đâu?
Thuốc Statripsine được bày bán ở nhiều hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn nên tìm đến những hiệu thuốc uy tín để mua sản phẩm, đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Chống chỉ định
- Những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân bị thiếu hụt alpha-1 antitrypsin. Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu hụt alpha-1 antitrypsin như bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt khi phế thũng, và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư.
Tác dụng phụ
Nhìn chung thuốc có khả năng dung nạp tốt và không gây các tác dụng phụ đáng kể, nghiêm trọng.
- Các tác dụng phụ tạm thời có thể xảy ra như thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân. Tuy nhiên theo thời gian những hiện tượng trên sẽ giảm và hết nhanh khi ngưng điều trị và giảm liều.
- Các trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện như bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chán ăn, nặng bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc buồn nôn.
- Những bệnh nhân dùng thuốc với liều cao có thể bị mẩn ngứa, nổi ban đỏ ở trên da.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tự theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu có bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào khác thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành kiểm tra và điều trị kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng
- Chỉ sử dụng thuốc này khi được bác sĩ kê đơn.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu có di truyền (bệnh ưa chảy máu), bị rối loạn đông máu không di truyền, bệnh nhân đang dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, bị dị ứng với các protein. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý ở bệnh nhân được chỉ định chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Bệnh nhân cần thông báo tất cả các sản phẩm đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược với bác sĩ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi sử dụng.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Kiểm tra thuốc trước và trong quá trình sử dụng, không sử dụng thuốc có mùi, có màu sắc lạ hoặc bị sứt, mẻ cạnh.
- Hiện chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Tương tác thuốc
- Bác sĩ thường phối hợp thuốc với các enzym khác để tăng hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh và sử dụng vitamin, bổ sung muối khoáng để gia tăng hoạt tính của alpha – chymotrypsin.
- Một số loại thực phẩm có chứa nhiều loại protein làm ức chế hoạt tính của alpha – chymotrypsin có thể kể đến như hạt đậu jojoba (ở Mỹ), hạt đậu nành dại.
- Không nên dùng sử dụng alpha – chymotrypsin với acetylcystein, một loại thuốc được dùng để làm tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt, các bệnh lý hô hấp có đờm.
- Sử dụng thuốc Statripsine với các thuốc chống đông máu có thể làm gia tăng khả năng chống đông máu của thuốc.