Đột quỵ não là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ não?

Đột quỵ não là một tình trạng nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này là gì, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào, hãy cùng tapchiyhocvietnam.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đột quỵ não là gì?

Định nghĩa: đột quỵ não hay còn được gọi với tên khác là tai biến mạch máu não là tình trạng giảm giặc mất đột ngột lượng máu tới nuôi dưỡng não. Tình trạng này có thể do hai con đường chính là mất lượng máu tới não hoặc chảy máu trong não.
Các con đường này đều gây thiếu máu nuôi dưỡng các tổ chức não, làm chết dần tổ chức não. Từ đó gây nên nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhiều chức năng sống như: chức năng ngôn ngữ, vận động, cảm giác, …
Phân loại: đột quỵ não được chia làm hai loại chính với hai cơ chế khác nhau như sau:
• Nhồi máu não: nhồi máu thường gặp do nguyên nhân mạch máu não tại một vùng nào đó bị hẹp, bị tắc làm cho lượng máu tới nuôi dưỡng vùng đó bị thiếu, nếu thiếu quá nhiều sẽ làm tổn thương nặng nề tổ chức não gây đột quỵ não. Nhồi máu não có thể do cục máu đông làm tắc mạch máu não hoặc cục máu đông từ các vị trí khác của cơ thể nhưng được tim co bóp đẩy lên não gây tắc.
• Xuất huyết não: xuất huyết não hay còn được gọi là chảy máu não là tình trạng chảy máu ở các vị trí tại não gây thiếu máu nuôi dưỡng tổ chức não, gây đột quỵ não.
Trước kia đột quỵ não thường gặp ở người lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Nhưng trong những năm gần đây bệnh lại đang có xu hướng trẻ hóa, kể cả những người có tiền sử khỏe mạnh. Do đó việc nâng cao hiểu biết về bệnh này là vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người.
Tiên lượng của bệnh đột quỵ não phụ thuộc rất nhiều và thời gian phát hiện bệnh. Do đó mọi người nên có hiểu biết về các dấu hiệu của bệnh để phát hiện và can thiệp sớm. Tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não là gì?

Nguyên nhân gây đột quỵ não

Tùy theo từng thể đột quỵ cũng sẽ có các nguyên nhân khác nhau như:
Nguyên nhân gây nhồi máu não:
• Do huyết khối: thường là bắt nguồn từ những tổn thương mạch máu trước đó như mạch máu có mảng xơ vữa, mạch máu bị viêm tổn thương, bất thường đông cầm máu, các thành phần trong máu bất thường (hồng cầu dị dạng, tăng tiểu cầu). Các yếu tố này theo thời gian sẽ lớn dần và bong ra tạo thành huyết khối trong thành mạch. Huyết khối đủ lớn sẽ gây tắc mạch và cuối cùng là gây nhồi máu não.
• Do tắc mạch: về cơ bản tắc mạch cũng do cách thành phần tạo nên huyết khối. Nhưng trong nhóm tắc mạch thì cách thành phần đó không nằm tại não mà ở các vị trí khác trong cơ thể như tim, phổi.

Theo hoạt động của hệ tuần hoàn thì máu đưa đến não có thể chứa các thành phần đó. Mà mạch máu ở não thường là những mạch nhỏ hơn ở tim và phổi nên nguy cơ gây tắc mạch não rất cao. Một khi mạch máu não bị tắc do huyết khối thì sẽ gây nhồi máu não.
Nguyên nhân gây xuất huyết não:
Nguyên nhân chính gây xuất huyết não là do dị dạng các mạch máu não. Các dị dạng đó có thể là phình mạch não bẩm sinh, mạch máu não mỏng, teo mạch máu não, … những mạch máu như vậy sẽ rất dễ bị tổn thương khi gặp một tác động nhỏ nào đó gây xuất huyết não.
Nguồn chảy máu não gây xuất huyết não có thể bắt nguồn từ chính nhu mô não (chấn thương gây dập não, phù não, …), ở các màng não (màng cứng, màng nhện)
Trong nhiều trường hợp mạch máu não bình thường nhưng bị thay đổi trạng thái đột ngột vùng đầu cũng có nguy cơ làm cho mạch máu bị vỡ gây xuất huyết não.

Nguyên nhân gây đột quỵ não
Nguyên nhân gây đột quỵ não

Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ não

Với hai thể nhồi máu não và xuất huyết não cũng có những biểu hiện khác nhau. Do đó mọi người có thể nhận biết và phân biệt theo các nhóm triệu chứng sau:
Triệu chứng của nhồi máu não: trong nhồi máu não thường chỉ có tổn thương tại một vùng nào đó ở não. Do đó tùy vào vùng bị tổn thương mà sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nhưng đa số các trường hợp đều có một số dấu hiệu chung như sau:
• Rối loạn ý thức: bệnh nhân có thể rối loạn ý thức nhiều dạng khác nhau từ kích thích, vật vã cho tới li bì, hôn mê.
• Đau nhức đầu: tình trạng thiếu máu càng nhiều thì bệnh nhân càng đau nhức đầu nhiều. Bệnh nhân cảm giác nặng nề và không có tư thế giảm đau.
• Nôn: vì khi nhồi máu sẽ gây làm tăng áp lực nội sọ, kích thích trung tâm nôn làm cho bệnh nhân cảm giác buồn nôn và nôn nhiều. Nhiều khi nôn vọt thành từng tia, trong trường hợp khác lại có thể nôn khan.
• Rối loạn tiểu tiện: trong nhồi máu não, bệnh nhân có rối loạn cơ tròn tại bàng quang hay trực tràng gây tiểu tiện không tự chủ, bí đái hoặc táo bón kéo dài.
• Rối loạn thần kinh thực vật: bệnh nhân có biểu hiện vã mồ hôi, mạch nhanh, thay đổi thân nhiệt, thay đổi huyết áp, …
• Triệu chứng của xuất huyết não: khác với nhồi máu não, xuất huyết não thường gây tổn thương với diện tích rộng hơn. Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp là:
• Rối loạn ý thức: bệnh nhân cũng có thể biểu hiện kích thích, li bì, hôn mê. Triệu chứng rối loạn ý thức thường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp nhanh và nhiều. Huyết áp bệnh nhân có thể tăng cao tới 180- 200 trong giai đoạn đầu của xuất huyết não sau đó mới giảm dần.
• Tổn thương thân não gây liệt nửa người đối bên (hội chứng giao bên). Liệt nửa người là triệu chứng rất hay gặp và thường để lại di chứng yếu nửa người về sau ở bệnh nhân xuất huyết não.
• Chảy máu não gây tổn thương các dây thần kinh sọ não gây các triệu chứng như: liệt mặt, tổn thương thính giác, khứu giác, thị giác, …
• Rối loạn cơ tròn gây bí đại tiểu tiện. Tình trạng kéo dài sẽ làm cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề chức năng đại tiểu tiện sau này.
• Rối loạn cảm giác: cùng với tổn thương giảm vận động nửa người đối bên thì cũng xuất hiện rối loạn mất hoặc giảm cảm giác cùng bên với bên bị liệt.
• Một số triệu chứng khác như rối loạn thần kinh thực vật, giãn đồng tử đối bên, tăng áp lực nội sọ, …

Dấu hiệu của đột quỵ não.
Dấu hiệu của đột quỵ não.

Những đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ não

Đột quỵ não hiện nay không có đối tượng cố định nào hay gặp. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng nguy cơ đột quỵ cao hơn như sau:
• Những người có tiền sử đột quỵ trước đó thì sẽ có nguy cơ tái phát khs cao. Những người mà gia đình có nhiều người bị đột quỵ cũng có khả năng bị đột quỵ.
• Những người có các bệnh lý nền như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường, …
• Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, …
• Những người có chế độ sống và sinh hoạt không khoa học, lao lực nhiều mà chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không tốt.

Chẩn đoán đột quỵ não như thế nào?

Việc chẩn đoán đột quỵ não không khó, nhưng phải chẩn đoán toàn diện tổn thương, tránh bỏ sót và để điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Chẩn đoán đột quỵ não dựa vào các dấu hiệu lâm sàng đã kể trên kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu như:
• Phim chụp cắt lớp vi tính (chụp CT scanner): loại phim này rất có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân gây đột quỵ não.
• Nếu là xuất huyết não thì hình ảnh trên phim CT thường là hình ảnh tăng tỷ trọng so với nhu mô não, chèn ép và đè đẩy các rãnh cuộn não. Tổn thương lan tỏa nhiều nơi trong não.
• Nếu là nhồi máu não thì thường thấy được hình ảnh tổn thương dị dạng mạch máu trên phim CT. Tổn Thương có thể là hình ảnh giảm tỷ trọng không đồng nhất xen kẽ với tăng tỷ trọng, trong nhồi máu, tổn thương thường khu trú hơn so với xuất huyết não.
• Xét nghiệm dịch não tủy: cũng tùy thuộc vào thể nhồi máu hay xuất huyết não mà màu sắc của dịch não tủy cũng khác nhau: trong xuất huyết não dịch não tủy sau khi chọc ra thường có màu đỏ của máu, không đông. Còn trong nhồi máu não thì dịch não tủy thường trong suốt.

Chuẩn đoán đột quỵ não như thế nào?
Chuẩn đoán đột quỵ não như thế nào?

Cách sơ cứu đột quỵ não

Đột quỵ não là một bệnh lý nguy hiểm và diễn biến nặng rất nhanh. Do đó khi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng của đột quỵ não, việc sơ cứu đó vai trò vô cùng quan trọng. Sơ cứu ban đầu tốt sẽ giúp cho tình trạng của bệnh nhân tốt hơn và điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Sau đâu là một số bước sơ cứu khi có người nhà nghi ngờ đang bị đột quỵ não:
Bước 1: gọi ngày cơ sở y tế hoặc trung tâm cấp cứu để yêu cầu phương tiện đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất có thể.
Bước 2: trong thời gian đợi xe cấp cứu, người nhà hoặc những người xung quanh có thể cho bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, thông khí. Nếu bệnh nhân có dị vật hay đờm dãi nhiều thì dùng bông hoặc gạc sạch lấy hết đờm dãi, dị vật cho bệnh nhân. Không được cho bệnh nhân ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì.
Trong trường hợp nặng bệnh nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.

Điều trị đột quỵ não như thế nào?

 

Đột quỵ não được coi là một cấp cứu ngoại khoa cần xử lý sớm và tích cực. Mục tiêu chính của việc điều trị là làm giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân, thu hẹp vùng tổn thương cũng như giải quyết các nguyên nhân gây đột quỵ.
• Tư thế cho bệnh nhân: đối với bệnh nhân đột quỵ não được chỉ định cho nằm đầu cao khoảng 30 độ so với mặt giường, tránh kích thích bệnh nhân bằng tiếng động, âm thanh, ánh sáng,…
• Điều trị tích cực cho bệnh nhân bằng: thuốc chống phù não, thở oxy qua mặt nạ hoặc đặt nội khí quản. Trong trường hợp khẩn cấp phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu để giải phóng vùng não tổn thương, tái tưới máu não để cứu sống những tế bào não đang có nguy cơ bị chết đi.
• Thuốc chống phù não: có thể sử dụng các nhóm thuốc khác nhau trong điều trị phù chống phù não như:
• Manitol 20%: liều dùng 1g/kg/ lần. Truyền tĩnh mạch trong 15-20 phút . nếu tình trạng không cải thiện có thể dùng nhắc lại sau 2- 6 giờ với liều thấp hơn 0,25- 0,5g/ kg/ lần.
• Thuốc lợi tiểu: hay dùng nhất là lợi tiểu mạnh Furosemid. Thuốc lợi tiểu thường được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch liên quan. Khi sử dụng Furosemid cần theo dõi sát chỉ số Kali của bệnh nhân vì thuốc lợi tiểu mạnh thường gây hạ kali máu với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
• Glycerol 40%: thuốc này thường được dùng từng đợt cách nhau 4-6 giờ trong vòng 24- 48 giờ. Liều sử dụng của Glycerol là 0,25- 1g/kg/ lần.
• Điều chỉnh huyết áp cho bệnh nhân: vấn đề huyết áp luôn phải đặt lên hàng đầu như những chỉ định bắt buộc cần kiểm soát cho bệnh nhân đột quỵ não. Tùy vào tình trạng tăng hay giảm huyết áp của bệnh nhân mà có các hướng xử trí khác nhau.
• Với bệnh nhân có huyết áp cao: nên sử dụng các loại thuốc hạ áp cho bệnh nhân. Tuy nhiên ở bệnh nhân đột quỵ não huyết áp không ổn định nên khi sử dụng thuốc hạ áp cần dùng với liều thấp nhất có thể, chỉ cần đưa huyết áp về mức tương đối không cần thiết phải là huyết áp lí tưởng.
• Với bệnh nhân đột quỵ não có huyết áp thấp: có thể nguyên nhân chính là do những loại thuốc kiểm soát huyết áp mà bệnh nhân đang dùng. Nên đầu tiên phải chỉ định dừng sử dụng các loại thuốc đang dùng. Tùy theo điều trị tại viện mà có chỉ định những loại thuốc khác thích hợp hơn. Huyết áp bệnh nhân nếu giảm quá mức rất dễ gây trụy mạch, do đó phải bù đủ khối lượng dịch để duy trì thể tích tuần hoàn cho bệnh nhân.
• Kiểm soát tốt đường máu cho bệnh nhân: lượng đường máu bình thường của một người trưởng thành bình thường là 3,9- 6,4 mmol/l. Đối với bệnh nhân đột quỵ não thì lượng đường máu nên được kiểm soát ở mức 5,0- 7,5 mmol/l. Nếu để lượng đường quá cao cũng rất dễ gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân.
• Dùng các loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân như: thuốc chống huyết khối, chống ngưng tập tiểu cầu (đối với những bệnh nhân nhồi máu não) hoặc dùng thuốc cầm máu đối với những bệnh nhân bị xuất huyết não.

 

Cách điều trị đột quỵ não là gì?
Cách điều trị đột quỵ não là gì?

Cách chăm sóc sau hồi phục cho bệnh nhân đột quỵ não

Những bệnh nhân bị đột quỵ não đã được điều trị tích cực rất cần được chăm sóc thật tốt để hồi phục sau đột quỵ. Nếu không được chăm sóc tốt, bệnh nhân thường sẽ có những di chứng nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của bệnh nhân.
Dưới đây là một số những lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ não sau khi đã được điều trị ổn định:
• Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân: di chứng hay gặp nhất của các bệnh nhân sau khi bị đột quỵ não chính là liệt nửa người. Chức năng vận động của nửa người đó có được hồi phục tốt không phụ thuộc rất nhiều vào việc có cho bệnh nhân luyện tập sớm hay không.
Trong thời gian đầu sau điều trị có thể thường xuyên trở người thụ động cho bệnh nhân, thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân 2 giờ một lần. Sau đó khi bệnh nhân có sức hơn thì cho bệnh nhân chủ động tập trở người, tập ngồi, tập đứng và khi ổn định thì cho bệnh nhân tập đi lại. Giai đoạn đầu có thể cần có sự trợ giúp của người khác hoặc các loại dụng cụ hỗ trợ, sau đó bệnh nhân có thể tự tập không cần hỗ trợ.
• Hồi phục chức năng tâm thần cho bệnh nhân: tâm lí của bệnh nhân thường bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi bị đột quỵ. Do vậy việc thường xuyên trò chuyện, động viên sẽ giúp cho bệnh nhân giải tỏa được những căng thẳng, xúc động, tránh gây nên những biến chứng u uất ảnh hưởng tới tình trạng tâm thần của bệnh nhân.
• Tạo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân: chế độ ăn của bệnh nhân sau đột quỵ cần phải tăng lượng Calo lên nhiều hơn so với bình thường. Chế độ ăn phải đầy đủ các chất đạm, lipid, glucid, chất khoáng, rau củ quả, … giai đoạn mới hồi phục tốt nhất nên cho bệnh nhân ăn lỏng, thức ăn loãng để việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tránh cho bệnh nhân ăn cơm ngày vì khi bệnh nhân nằm nhiều chức năng nhu động ruột cũng giảm nên việc tiêu hóa thức ăn khó khăn, làm cho bệnh nhân dễ bị táo bón.
• Bệnh nhân nên được khám định kỳ 3 tháng một lần để kiểm soát các bệnh lý nền nếu có, và kiểm tra tổng thể tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ đột quỵ để có cách phòng tránh phù hợp. Đối với những người có nhiều bệnh lý trước đó thì phải điều trị thường xuyên, ổn định bệnh, tránh để bệnh nặng thêm sẽ ảnh hưởng tới nhiều chức năng cơ quan khác.
Cách phòng tránh đột quỵ não hiệu quả
Theo khuyến cáo có một số cách phòng tránh tình trạng đột quỵ não hiệu quả như:
• Thiết lập thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý: tránh sử dụng chất kích thích, vận động vừa sức, tránh lao lực, tránh xúc động nhiều.
• Kiểm soát tốt các bệnh lý nền nếu có để các bệnh lý đó không gây biến chứng đột quỵ não.
• Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe thật tốt, tránh nguy cơ mắc bệnh nói chung và đột quỵ não nói riêng.
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người mắc bệnh lý mạn tính để theo dõi và kiểm soát những bất thường về mạch máu nếu có.
• Trên đây là một số thông tin về bệnh đột quỵ não. Đột quỵ não không phải là một bệnh ở đâu quá xa vời mà nó vẫn đang hiện hữu ngay bên cạnh chúng ta. Vì vậy mỗi người hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức của riêng để không ai gặp phải tình trạng này.

Xem thêm:

Bệnh đau nửa đầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Có nguy hiểm không?

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.