Một vài con số
- 92,4% phụ nữ có thai (PNCT) sử dụng ít nhất một loại thuốc (thuốc kê đơn, OTC, thảo dược).
- 83% PNCT sử dụng các thuốc để điều trị các bệnh lý thường gặp (đã loại trừ các trường hợp chỉ bổ sung sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất).
- Những thuốc được sử dụng nhiều nhất: thuốc giảm đau (chiếm 1/3) và paracetamol được sử dụng nhiều nhất.
Chế phẩm bổ sung sắt (33%), acid folic (21,9%), vitamin và chất khoáng khác (17,4%), antacid (23%), kháng sinh (8% trong thời kì đầu, 5,8% từ tuần 32).
Các bệnh lý thường gặp ở PNCT
Một số bệnh lý liên quan đến thai kỳ
- Tiêu hóa: Táo bón, Trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn và nôn.
- Đau đầu, đau lưng.
- Biến chứng trong thai kỳ: tăng huyết áp/tiền sản giật, đái tháo đường.
Một số bệnh lý cấp tính
- Nhiễm trùng tiểu.
- Bệnh lây truyền qua đường TD: viêm âm đạo, hạ cam, giang mai,
lậu, Chlamydia, Trichomonas.
Một số bệnh lý mạn tính trong thai kỳ
- HIV.
- Động kinh.
- Hen phế quản.
- Trầm cảm.
Ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi
Có lợi
- Flecainid, digoxin, chẹn beta, amiodaron dùng cho mẹ điều trị loạn nhịp tim cho thai.
- Corticoid dùng cho sản phụ có nguy cơ sinh non để ngăn ngừa suy hô hấp, tử vong sơ sinh, xuất huyết não ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Magie sulfat dùng cho sản phụ có nguy cơ sinh non có tác dụng bảo vệ thần kinh và phòng bại não cho trẻ sơ sinh.
Có hại
- Gây tác động bất lợi với thai nhi ( VD:Thuốc hạ áp làm thai thiếu oxy; Coticoid gây suy thượng thận;…)
- Thuốc gây dị tật (quái thai).
ĐỘC TÍNH CỦA MỘT SỐ THUỐC LÊN THAI NHI
Thuốc | Tác dụng bất lợi trên thai nhi | Thời gian nguy cơ |
ACE inhibitors | Thiểu năng thận, ít dịch ối và chậm phát triển | 3 tháng giữa, 3 tháng cuối |
Chống trầm cảm 3 vòng và SSRI | Phản ứng ngừng thuốc | Sử dụng kéo dài Hoặc gần lúc sinh |
DC Benzodiazepin | Phản ứng ngừng thuốc | Sử dụng thường xuyên 3 tháng cuối |
Corticoid | Ức chế thượng thận | Phụ thuộc liều và thời gian điều trị |
NSAID | Đóng sớm ống động mạch, suy thận | Sau tuần thứ 28 |
Opioid | Phản ứng ngừng thuốc | Sử dụng kéo dài gần lúc sinh |
Một số thuốc gây quái thai
Thuốc | Tác dụng gây quái thai |
Carbamazepin | Dị tật mặt, ống thần kinh |
Phenytoin | dị tật mặt, chậm phát triển tâm thần |
Valproat | Nứt đốt sống ở thắt lưng, dị tật mặt |
Trimethadion | Dị tật mặt, thai chết lưu, tử vong chu sinh |
Coumadin | Giảm sản mũi, teo mắt, dị tật ở não |
Alcohol | Dị tật ở mặt, chậm phát triển thai, chậm phát triển tâm thần |
Diethylstilbestrol | U tuyến ở âm đạo, tử cung, ung thư âm đạo |
Androgens | Nam hóa thai nhi nữ |
ACE inhibitors | Thiểu ổi, giảm sản phổi, suy thận sau sinh |
Methotrexate | Sảy thai,chậm phát triển thai, đầu nhỏ, giảm sản xương trán |
Isotretinoin | Bất thường ở CNS, bao gồm dây TK mắt, tim mạch, tuyến giáp |
lod hữu cơ | Bướu giáp ở thai |
Tetracycline | Lắng đọng ở xương, mất màu men răng |
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC DÙNG CHO PNCT ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH – PHƠI NHIỄM GẦN LÚC SINH
Thuốc/PN trước sinh | Tác dụng bẩt lợi trên trẻ sơ sinh |
Thuốc chẹn beta | Hạ glucose máu, chậm nhịp tim |
Các benzodiazepin | Phản ứng ngừng thuốc |
Rifampicin | Chảy máu giảm tiểu cầu |
Sulfonamid | Thiếu máu tan huyết |
Chloramphenicol | Hội chứng xám |
Phân loại độ an toàn của thuốc cho thai nhi
Hệ thống phân loại của Mỹ: A, B, C, D, X
(các chế phẩm có 2 hoạt chất trở lên được xếp loại theo hoạt chất có nguy cơ cao hơn)
Phân loại | Nghiên cứu trên người (PNCT) | Nghiên cứu trên Động vật |
A
Không có nguy cơ |
Dữ liệu đủ lớn cho thấy không táng nguy cơ bất thường trên thai nhi trong suốt thai kì (acid folic, vitamin B6) | |
B
Không có bằng chứng nguy cơ |
Dữ liệu đủ lớn không chứng minh được nguy cơ | Có nguy cơ |
Chưa đủ dữ liệu chứng minh an toan (paracetamol, amoxicilin, cephalosporins) | Không có nguy cơ | |
C
Có nguy trên bào thai |
Chưa đủ dữ liệu chứng minh an toàn | Có nguy cơ |
Chưa đủ dữ liệu (fluconazol, quinolons) | Chưa đủ dữ liệu | |
D
Chắc chắn có nguy cơ |
Chắc chắc có nguy cơ
Lợi ích > nguy cơ (trường hợp đe dọa tính mạng hoặc bệnh nghiêm trọng mà các thuốc an toàn hơn không có tác dụng) (thuốc ung thư, NSAID ở 3 tháng cuối thai kì) |
|
X
Chống chi định |
Chắc chắn có nguy cơ Lợi ích < nguy cơ (isotretinoin) |
Hệ thống phân loại của Úc: A, B1, B2, B3, C, D, X
(các chế phẩm có 2 hoạt chất trở lên được xếp loại theo hoạt chất có nguy cơ cao hơn)
Phân loại | Nghiên cứu trên người | Nghiên cứu trên ĐV |
A | Dữ liệu đầy đủ cho thấy không làm tăng tỷ lệ dị tật hay tác dụng có hại cho thai | |
B1 | Không tăng tỷ lệ dị tật hay tác dụng có lợi khác nhưng dữ liệu trên người chưa đầy đủ | Không có bằng chứng về tác dụng gây hủy hoại với thai |
B2 | Không có bằng chứng gây hủy hoại nhưng dữ liệu không đủ | |
B3 | Có bằng chứng về tác dụng gây hủy hoại với thai | |
C | Không tăng tỷ lệ dị tật nhưng có thể gây tác dụng có hại khác (có thể hồi phục) | |
D | Tăng tỷ lệ dị tật hay tác dụng có hại không hồi phục.
Tham khảo thêm thông tin khi sử dụng |
|
X | Nguy cơ cao gây hủy hoại vĩnh viễn với thai.
Chống chỉ định cho PNCT hoặc dự định có thai |
Phân loại một số thuốc
Thuốc sử dụng | Australia | United States |
Acetaminophen (paracetamol) | A | B |
Aspirin | C | D |
Amoxicilin | A | B |
Amoxicilin + Clavulanic acid | B1 | B |
Cefotaxim | B1 | B |
Diclofenac | C | C |
Isotretinoin | X | X |
Leflunomid | X | X |
Loperamid | B3 | B |
Paroxetine | C | D |
Phenytoin | D | D |
Rifampicin | C | C |
Thalidomide | X | X |
Theophylin | A | C |
Tetracycline | D | D |
Triamcinolone | A | C |
Lưu ý về dùng thuốc ở phụ nữ dự định mang thai
Hạn chế tối đa các dị tật bẩm sinh
- Lưu ý các thuốc có khả năng gây quái thai. Vd: Isotretinoin
- Bổ sung acid folic để hạn chế nguy cơ thiếu ống thần kinh.
- Lưu ý tiêm vaccin để hạn chế bệnh lý do virus. VD nhiễm rubella
Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính
- Tham khảo trước các thầy thuốc chuyên khoa các bệnh lý mạn tính đang mắc như hen, động kinh, tăng huyết áp.
- Lưu ý các thuốc an toàn hơn trong phác đồ điều trị các bệnh mạn tính.
- Cần giám sát điều trị chặt chẽ tránh BN tự ý bỏ thuốc và giảm liều.
Điều trị một số bệnh lý cho phụ nữ có thai
Điều trị THA thai kỳ
- Thuốc được lựa chọn ưu tiên nhất: Methyldopa ,Chẹn β (labetalol, propranolol, metopranolol) do đã có các nghiên cứu dài hạn về an toàn của thuốc.
- Chống chỉ định: ACE inhibitors, (thiểu ối, giảm sản, suy thận sau sinh), thuốc lợi tiểu (giảm thể tích tuần hoàn mẹ).
Bệnh về tiêu hóa: Hội chứng Gerd, buồn nôn
Các biện pháp không dùng thuốc
- Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ.
- Kê cao đầu 10-15 cm.
- Tránh các thức ăn dễ làm xuất hiện triệu chứng (chất béo, chocolate, trà, gia vị cay nóng, bạc hà…).
- Tránh các thuốc làm xuất hiện triệu chứng (kháng cholinergic, kháng dopamin, chẹn kênh calci, NSAIDs, chẹn beta, sát, theophylin).
- Bắt đầu chương trình bỏ thuốc lá.
- Tránh nhai kẹo.
Lựa chọn thuốc điều trị Hội chứng Gerd
- Các Antacid và Sulcralfat: Rất an toàn và có thể dùng trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ => lựa chọn đầu tay.
- Kháng H2: Lựa chọn khi thất bại với antacid, ưu tiên Ranitidin hơn do Cimetidin có tính kháng androgen.
- Chỉ sử dụng PPI khi thực sự cần thiết: Omeprazol là lựa chọn tốt nhất trong nhóm PPI.
Lựa chọn thuốc chống nôn
Lựa chọn đầu tay: Pyridoxine 25-50 mg, lên đến 4 lần mỗi ngày (200 mg/ngày cho thấy an toàn). Ngoài ra, một số thuốc như Metclopramid (loại B theo FDA), Doxylamine (loại A theo Úc) cũng là những lựa chọn tốt cho PNCT.
Điều trị hen cho PNCT
Salbutamol và Terbutaline an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Theo bảng phân loại về nguy cơ trong thai kỳ của Úc, hai thuốc này được phân loại A.
Các Coticoid dạng hít: Budesonide (loại A )được hướng dẫn của Úc và quốc tế khuyến cáo nên được ưu tiên hơn so với các Corticoid dạng hít khác như Fluticasone, Eformoterol, Salmeterol (loại B3).
Lựa chọn kháng sinh an toàn
- Các nhóm kháng sinh an toàn với PNCT: Nhóm β-lactam (Penicillin, Cephalosporin), nhóm Macrolid (trừ Clarithromycin).
- Các nhóm kháng sinh CCĐ: Phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), Tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).
- Các kháng sinh cần thận trọng khi sử dụng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).
Một số chỉ định kháng sinh cho phụ nữ có thai
Chỉ định | Lựa chọn 1 | Thuốc thay thế |
Nhiễm khuẩn tiết niệu không triệu chứng và / hoặc viêm bàng quang | Cephalexin 250-500mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày | Trimethoprim 320 mg và sulfamethoxazole 1600 mg uống 2 lần/ngày.
Bổ sung acid folic 0.4 mg/ngày uống trong 3 ngày Nitrofurantoin 100 mg uống 4 lãn /ngày) trong 7 ngày |
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục và âm đạo | ||
Nhiễm chlamydia | Azithromycin 1g uống, 1 lần/ngày | Amoxicillin 500 mg uống 3 lần/ ngày trong 7 ngày |
Lậu | Ceftriaxone 250mg tiêm bắp, 1 lần/ngày | Azithromycin 2 g uống 1 lần/ngày |
Nhiễm trùng roi | Metronidazole 2 g uống 1 lần/ngày | Không |
Giang mai | Benzathine Penicillin G 2,4 triệu đơn vị, IM, 1 lần/ngày | Không |