Thuốc Ticagrelor có lợi ích lâm sàng sau đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua nguy cơ cao TIA.
Bằng chứng mới thấy lợi ích của ticagrelor lớn hơn nguy cơ khi được thêm vào aspirin trong 30 ngày sau 1 cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ mức độ nhẹ đến trung bình hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua nguy cơ cao (TIA) được báo cáo từ 1 phân tích thứ cấp của thử nghiệm THALES.
Phân tích mới được trình bày tại Hội nghị Tổ chức Đột quỵ Châu Âu (ESOC) gần đây và được báo cáo trực tuyến trên tạp chí Stroke vào ngày 3/9.
Thử nghiệm THALES được báo cáo vào năm ngoái, thấy ticagrelor cùng với aspirin làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc tử vong so với chỉ dùng aspirin với những bệnh nhân có biểu hiện cấp tính với đột quỵ hoặc TIA.
Điều tra viên chính Claiborne Johnston, MD, PhD, Trường Y khoa Dell, Đại học Texas, Austin, kết quả hiệu quả chính (đột quỵ hoặc tử vong) gồm đột quỵ xuất huyết và nguyên nhân tử vong do xuất huyết nhưng những biến cố này cũng được tính vào kết quả an toàn chính của chảy máu nặng, vì vậy có số lượng gấp 2 các biến cố này ở cả 2 bên.
Các nhà nghiên cứu tách rời các kết quả và xem xét tình trạng khuyết tật của bệnh xuất huyết và bệnh thiếu máu cục bộ và thấy sự khác biệt tuyệt đối.
Johnston báo cáo kết quả thử nghiệm ban đầu thấy giảm khoảng 1% tổng hợp đột quỵ và tử vong (kết quả hiệu quả chính) và tăng 0,4% chảy máu nặng GUSTO (kết quả an toàn chính).
Các nhà nghiên cứu giảm tuyệt đối 1,2% các biến cố thiếu máu cục bộ chính và tăng 0,3% các trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Đó là tỷ lệ 4: 1 giữa lợi ích và nguy cơ.
Bởi vì sự kiện thiếu máu cục bộ nghiêm trọng có thể không chính xác bằng 1 ca xuất huyết nặng mặt khuyết tật, các nhà điều tra cũng báo cáo phân tích các sự kiện này có tính đến các mức độ khuyết tật khác nhau liên quan đến chúng, và họ nhận thấy tỷ lệ lợi ích trên rủi ro vẫn như nhau ở khoảng 4 đến 1.
Tình trạng khuyết tật dựa trên điểm số Rankin Scale (mRS) sửa đổi là 2 hoặc lớn hơn, thì ticagrelor có liên quan đến việc giảm các biến cố thiếu máu cục bộ vô hiệu là 0,8% và tăng tỷ lệ chảy máu vô hiệu là 0,2%. Và nếu tình trạng khuyết tật với mRS từ 3 trở lên (do đó là khuyết tật từ trung bình đến nặng) thì tỷ lệ vẫn như trên, 0,7 so với 0,18.
Một nhóm nhỏ thấy xu hướng giảm lợi ích của ticagrelor là ở những người trên 75 tuổi. Nguy cơ xuất huyết cao hơn ở những bệnh nhân trên 75 tuổi mà không có sự gia tăng lợi ích tương tự.
Kết quả đầy đủ của phân tích mới thấy trong số 11.016 bệnh nhân trong thử nghiệm, 1 biến cố thiếu máu cục bộ lớn (tổng hợp của đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc tử vong không do xuất huyết) gặp ở 5,3% ở nhóm ticagrelor-aspirin và 6,5% ở nhóm dùng aspirin đơn độc giảm rủi ro tuyệt đối.
Xuất huyết nặng (gồm xuất huyết nội sọ (ICH) hoặc tử vong do xuất huyết) gặp ở 0,4% nhóm ticagrelor-aspirin và 0,1% nhóm dùng aspirin đơn thuần tăng nguy cơ tuyệt đối. Tác động lâm sàng nghiêng về ticagrelor-aspirin giảm nguy cơ tuyệt đối.
Chuyển sự khác biệt nguy cơ tuyệt đối thành số lượng bệnh nhân, điều trị 1000 bệnh nhân bằng ticagrelor-aspirin trong 30 ngày thay vì chỉ dùng aspirin được ước tính sẽ làm giảm 12 biến cố thiếu máu cục bộ chính (tổng hợp của đột quỵ do thiếu máu cục bộ và tử vong do xuất huyết) và tăng 3 trường hợp xuất huyết lớn (tổng hợp của ICH và chảy máu gây tử vong).
Tên bài:
Ticagrelor of Net Clinical Benefit After Stroke, TIA: THALES
Sue Hughes
September 17, 2021
Medscape.com
Link: http://www.medscape.com/viewarticle/959032