Tên bài: Virtual Reality Making Progress as Depression Treatment
Laird Harrison, January 13, 2022
Thực tế ảo đang có những bước tiến tích cực trong nhiều lĩnh vực điều trị. Sử dụng điều này như 1 biện pháp hỗ trợ liệu pháp tâm lý giúp ai đó nhìn thấy tấm gương của 1 người đang đấu tranh với chứng trầm cảm có thể là 1 công cụ hữu ích, theo Larsson cùng đồng nghiệp Tiến sĩ Amaro J. Laria.
VRDTx sử dụng các kỹ thuật từ liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT). Khi đeo kính cận, người xem quan sát mọi người giải quyết các tình huống thường gặp đối với bệnh trầm cảm.
Một kỹ thuật thường được sử dụng trong CBT là lập 1 kế hoạch chi tiết. Ví dụ: người dùng VRDTx có thể xem 1 nhân vật có chứng trầm cảm đang vật lộn thoát khỏi giường nhưng quyết tâm đứng dậy ít nhất 10 phút 1 ngày, đi dạo vào ngày hôm sau, v.v. Thực tế ảo giúp bạn xem 1 người thực sự đang trải qua quá trình áp dụng can thiệp.
Theo cách này, chương trình có thể hoạt động giống như liệu pháp thôi miên hoặc liệu pháp tưởng tượng, trong đó bệnh nhân hình dung mình trong 1 tình huống có thể gây chứng trầm cảm và sau đó hình dung bản thân đang đương đầu với tình huống đó.
Larsson khuyên bạn nên sử dụng chương trình chủ yếu như 1 loại bài tập về nhà. Sử dụng điều này tăng cường mối quan hệ trị liệu là 1 cách sử dụng rất thích hợp. Việc triển khai thực tế ảo trong điều trị rối loạn tâm trạng không phải là mới.
Một chương trình thực tế ảo được sử dụng điều trị những người có chứng lo lắng khi nói trước đám đông. Chương trình mô tả người dùng nói trước khán giả và giúp người dùng thay đổi số lượng người trong khán giả và phản ứng của khán giả. Họ cảm thấy điều đó khuyến khích họ nói trước công chúng nhiều hơn trong thực tế.
Thực tế ảo có thể hoạt động theo cách tương tự đối với những người trầm cảm vì họ có xu hướng trầm trọng hóa các tình huống cụ thể. Thực tế ảo có thể tái tạo lại những cảnh đó và sau đó khiến mọi người phải đối mặt với nó mà không cần gắng sức quá mức.
Một bài báo đánh giá gần đây tìm thấy 1 số nghiên cứu sử dụng thực tế ảo như 1 phương pháp điều trị chứng lo âu. Trong khi chỉ có 1 số ít tập trung vào chứng trầm cảm, hầu hết đều có kết quả thuận lợi.
Việc sử dụng VR không gây các tác dụng phụ, chứng tỏ VR có thể được sử dụng t cách an toàn trong chữa bệnh trầm cảm.
Ở Mỹ, phần lớn những bệnh nhân trầm cảm nói lên cuộc sống cá nhân của họ, mối quan hệ thân thiết với người khác, quan hệ gia đình, bạn bè. Các nhà nghiên cứu cung cấp 1 danh sách toàn bộ các chủ đề sẽ phù hợp hơn với khán giả Hoa Kỳ.