Viêm gan B – Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan là tình trạng gan bị viêm do một trong năm virus gây ra: A, B, C, D hoặc E. Viêm gan A và E thường xảy ra do uống nước hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bệnh, trong khi viêm gan B và C xảy ra khi tiếp xúc với những chất dịch của cơ thể người bệnh.

Không có liệu pháp điều trị đặc hiệu nào để điều trị viêm gan A hoặc E. Viêm gan B và C là những mối quan tâm trên toàn thế giới vì chúng thường dẫn đến bệnh gan mãn tính và thậm chí tử vong. Đã có nhiều nỗ lực được tiến hành để thanh toán toàn cầu những bệnh này thông qua việc giáo dục và tiêm chủng vacxin. Tuy nhiên, viêm gan virut là một mối quan ngại lớn về sức khoẻ cộng đồng. Viêm gan B và C đều có liên quan đến bệnh nặng và tử vong nên phương pháp trị liệu tùy theo từng loại virus và mỗi loại sẽ được thảo luận riêng.

Viêm gan B

Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh thống kê chỉ có 4.519 trường hợp mắc viêm gan B (HBV) trong năm 2007. Điều này cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với những năm đầu của thập kỷ 80 khi số trường hợp mắc HBV mỗi năm lớn hơn 25.000. Chiến lược tiêm chủng quốc gia được thành lập đầu những năm 90 có sự giảm lớn trường hợp mới nhiễm HBV. Tỷ lệ mắc HBV ở Mỹ thấp nhất là 1,5 ca / 100.000 người. HBV vẫn là mối quan tâm quan trọng của cộng đồng trên toàn thế giới, với ước tính mỗi năm 1 triệu người tử vong do nhiễm HBV.

bệnh viêm gan lây qua đường nào
Cấu trúc virus viêm gan B (HBV)

HBV là một vi rút DNA lây lan qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hay dịch cơ thể của người bị nhiễm. Theo đó, người tiêm chích ma tuý và những người hành nghề mại dâm có nguy cơ nhiễm HBV cao. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm bệnh HBV cũng có nguy cơ bị nhiễm HBV cao hơn. Nhiễm HBV mãn tính có thể gây tử vong do sự phát triển của xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma HCC). Trên thế giới, có khoảng 75% trường hợp HCC là do nhiễm HBV mãn tính.

bệnh viêm gan lây qua đường nào

Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán

Nhiễm HBV thường đặc trưng với triệu chứng viêm gan cấp, có khoảng 5% tiến triển sang bệnh mãn tính. Sự hiện diện của kháng nguyên trên bề mặt (HBsAg) cho thấy nhiễm HBV và sự xuất hiện  kháng thể  antiHBsAg cho thấy sự hồi phục. Kháng nguyên “e”viêm gan B (HBeAg) [một loại protein] tăng cao trong thời gian sự nhân lên của virus hoạt động, nhưng có thể không tìm thấy trong viêm gan mãn tính do xuất hiện đột biến DNA của virus gây viêm gan B. Trên thực tế, Bệnh viêm gan B mạn tính với HBeAg âm tính thường nguy hiểm hơn và đáp ứng hạn chế đối với điều trị kháng virus. Sự có mặt của anti-HBc (kháng thể kháng nhân) cho thấy đã nhiễm HBV vào một thời điểm nào đó, trái ngược ý nghĩa dương tính của kháng thể bề mặt HBV (antiHBsAg)  vì antiHBsAg dương tính có thể phản ánh đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và nhiều bệnh nhân có thể không có triệu chứng ban đầu.

Triệu chứng có thể không đặc hiệu và không phân biệt được HBV với các bệnh viêm gan cấp khác. Bệnh nhân có triệu chứng: sốt, mệt mỏi và đau bụng. Các phát hiện khác bao gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, nước tiểu sẫm màu, phân màu đen, đau khớp và vàng da.

bệnh viêm gan lây qua đường nào
Xơ gan – Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B

Điều trị

Mục đích điều trị HBV mạn tính là để ngăn chặn sự nhân lên của virus và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Đáp ứng điều trị có thể được chuẩn đoán bằng các chỉ số sinh hóa (alanine aminotransferase [ALT]), virus học (làm sạch HBV DNA), huyết thanh học (mất HBeAg, đảo ngược huyết thanh HBeAg) hoặc đánh dấu mô học. Tất cả các phương pháp điều trị có sẵn có những thuận lợi và bất lợi, việc lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc cần tính đến chi phí, hiệu quả, an toàn, nguy cơ kháng thuốc và phương pháp điều trị.

viêm gan siêu vi B
9 điều cần làm khi bị viêm gan siêu vi B

Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút

Đối với thiểu số bệnh nhân đã bị HBV mãn tính, hiện có 8 loại thuốc được FDA chấp thuận để điều trị viêm gan B mạn tính: interferon (IFN) alpha-2b, lamivudine, adefovir dipivoxil, pegylated interferon (pegIFN) alpha-2a, entecavir, telbivudine và tenofovir disoproxil fumarate. Thuốc kháng virut đầu tiên được sử dụng để điều trị HBV là IFN ở liều 10 triệu (IU), ba lần mỗi tuần hoặc 5 triệu IU mỗi ngày. IFN  cho thấy có hiệu quả đáp ứng về mặt vi rút, mô học và chỉ số men gan. Khoảng ở 21% đến 44% bệnh nhân gặp các phản ứng bất lợi mức độ nặng, thường gặp như: sốt, mệt mỏi, ức chế tủy xương và chứng rụng tóc. Vì vậy, pegIFNđã thay thế IFN alpha-2b do thời gian bán hủy dài và khả năng dung nạp tốt hơn. IFN alpha-2b được tiêm dưới da một tuần một lần trong thời gian 48 tuần.

Trong khi điều trị bằng IFN có đáp ứng kháng virut bền vững, các chất tương tự nucleoside / nucleotide đã trở thành phương thức điều trị chính cho HBV mãn tính nhờ ưu điểm dễ sử dụng và dễ dung nạp. Lamivudine (LAM) là thuốc dùng đường uống thuận lợi để điều trị HBV mạn tính với hiệu quả vừa phải và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, LAM có tỷ lệ kháng thuốc cao (lên đến 70% sau 5 năm) và tăng sự đột biến của virus, do vậy đây không phải là thuốc lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm gan B mạn tính. Ngược lại, LAM được dung nạp tốt và có thể được sử dụng trong một số trường hợp như đồng nhiễm HIV. Đối với những bệnh nhân nghi ngờ kháng thuốc hoặc những người đã được điều trị trong hơn 2 năm, các lựa chọn thay thế như: entecavir (ETV) và tenofovir disoproxil fumarate (TDF) đã chứng minh có hiệu quả.

ETV là một chất tương tự nucleoside có khả năng điều trị tốt, tỷ lệ kháng thuốc thấp cho những người mới bắt đầu điều trị. ETV đã được sử dụng thành công ở bệnh nhân  kháng LAM, tuy vậy hiệu quả ở bệnh nhân đã kháng LAM thấp hơn ở bệnh nhân chưa từng dùng thuốc tương tự  nucleosid do đó những bệnh nhân đòi hỏi dùng ETVliều cao hơn9. Giống như các chất tương tự nucleoside / nucleotide khác, ETV phải điều chỉnh liều khi rối loạn chức năng thận.

Telbivudine (LdT) có hiệu lực ức chế HBV mạnh hơn LAM, nhưng mức độ kháng chéo với LAM cao. Ngoài ra, sự đề kháng với LdT nhanh chóng khi điều trị vượt quá 1 năm. Mặc dù thuốc này dung nạp tốt, khi sử dụng có thể gặp các tác dụng liên quan tới cơ và bệnh lý thần kinh ngoại biên. Xét về sự an toàn và đề kháng với virut làm cho LdT không chắc chắn trong điều trị HBV đương tính.

Liệu pháp điều trị HBV mạn tính gần đây nhất là TDF. Khi so sánh với ADV, điều trị bằng TDF đã cho thấy một đáp ứng mô học lớn hơn và đưa chỉ số men gan  ALT về mức bình thường tốt hơn. TDF rất hiệu quả trong điều trị HBV kháng LAM. Rối loạn chức năng thận và giảm mật độ xương là những báo cáo hiếm gặp.

Nguồn: nhipcauduoclamsang

 

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị

Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.