Tìm hiểu về Virus Á cúm

Virus Á cúm là gì?

Virus á cúm lưu hành khắp nơi và gây bệnh cảnh hô hấp thông thường cho mọi lứa tuổi. Chúng là những tác nhân chính gây bệnh đường hô hấp nặng ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi. Đối với trẻ em, chỉ có virus hô hấp hợp bào mới gây bệnh cảnh nhiễm đường hô hấp ở mức độ nặng. Virus á cúm có 4 týp, đó là các virus á cúm týp 1, 2, 3 và 4 – trong đó virus á cúm týp 1 còn gọi là virus cúm D hoặc virus cúm Sendai. Cả bốn týp virus á cúm đều có thể gây nhiễm cho người nhưng chỉ có ba týp đầu gây bệnh nặng.

Tính chất virus

Virus á cúm được Chanok phân lập năm 1956 ở những trẻ em mắc bệnh đường hô hấp cấp. Đây là những virus đa hình thái, có một số đặc điểm tương tự như virus cúm nhưng có kích thước lớn, từ 150-250nm, có khi tới 400nm. Virus á cúm mang một sợi âm RNA, mã hóa cho 6 protein cấu trúc là 2 protein bề mặt (hemagglutinin – H, neuraminidase – N), protein hòa màng (F), protein ở capsid (nucleocapsid protein – NC), protein màng (membrane-M) và protein lớn (large – L).

Virus Á cúm
Cấu tạo Virus Á cúm

Chức năng của các protein cấu trúc:

  • Cấu trúc H và N trên bề mặt virus á cúm: làm cho virus bám vào tế bào cảm thụ, thúc đẩy sự chín muồi của virus và sự giải phóng virus ra khỏi tế bào cảm thụ để giúp RNA virus xâm nhập vào bên trong tế bào cảm thụ.
  • Các cấu trúc H và N cùng protein F là kháng nguyên đặc hiệu, kích thích cơ thể sinh kháng thể kháng
  • Kháng thể H, N xuất hiện trong cơ thể giúp chẩn đoán bệnh á cúm được dễ dàng.
  • Kháng nguyên H, N có khả năng ngưng kết hồng cầu động vật, do đó kháng thể H và N sẽ ức chế hiện tượng ngưng kết hồng cầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kháng thể kháng á cúm có khả năng phản ứng chéo với quai bị.

Sau khi nhân lên trong tế bào cảm thụ, virus á cúm sẽ được phóng thích bằng phương thức nẩy chồi trên màng tế bào. Như vậy, giai đoạn chín muồi của virus á cúm có lấy một phần màng tế bào cảm thụ để thực hiện việc sắp xếp tạo hạt virus hoàn chỉnh.

Sinh bệnh học và bệnh học

Các virus á cúm lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc qua các giọt khí dung lớn. Thời kỳ ủ bệnh ở trẻ em không rõ nhưng kéo dài từ 2-6 ngày ở người tình nguyện. Virus phát tán liên tục trong khoảng một tuần, đôi khi kéo dài hơn. Virus chỉ nhân lên ở biểu mô hô hấp, rất hiếm khi nhiễm virus huyết. Có thể chỉ nhiễm ở mũi và họng, gây ra hội chứng “cảm lạnh” nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm có thể lan rộng (đặc biệt với týp 1 và 2) đến phần trên khí quản và họng, gây viêm tắc thanh quản (croup). Đặc điểm của viêm tắc thanh quản là có tắc nghẽn hô hấp do phù nề thanh quản và các cấu trúc lân cận. Tình trạng nhiễm có thể lan xuống dưới khí quản và phế quản, cuối cùng gây viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản hoặc cả hai, đặc biệt là với týp 3. Hơn nửa số trường hợp khởi nhiễm với virus cúm týp 1-3 đều có sốt. Khoảng 25% số ca nhiễm týp 1 bị viêm phế quản, nhưng chỉ 2-3% phát triển thành viêm tắc thanh quản.

Chưa rõ các yếu tố quyết định độ nặng của bệnh do virus á cúm. Tuy nhiên, các yếu tố này liên quan đến các đặc điểm của cả ký chủ và virus, như tính nhạy cảm của protein Fo với sự phân cắt bằng các men protease khác nhau. Việc tạo ra một men protease thích hợp phụ thuộc vào tế bào ký chủ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân và sự nhạy cảm với không khí trong môi trường sống (airway hyperreactivity).

Các men protease ở tế bào ký chủ phân cắt và hoạt hóa protein hòa màng của một virus á cúm xâm nhập, giúp virus nhân lên nhanh chóng và phát tán khắp đường hô hấp.

Có giả thuyết cho rằng kháng thể IgE đặc hiệu cho virus được tạo ra nhanh và nhiều làm phóng thích histamine vào khí quản, có thể gây ra các triệu chứng viêm tắc thanh quản.

Lâm sàng

Khả năng gây bệnh đường hô hấp của virus á cúm và một số virus khác cho những lứa tuổi khác nhau được trình bày ở bảng dưới đây :

Tác nhân virus gây bệnh đường hô hấp
Tác nhân virus gây bệnh đường hô hấp.

Tính miễn dịch

Hầu như mọi trẻ em đều có kháng thể từ mẹ chống virus á cúm trong huyết thanh, nhưng kháng thể này không ngăn được virus xâm nhập và bệnh nhân vẫn có biểu hiện bệnh lý khi nhiễm virus, vẫn có tái nhiễm ở trẻ em và người lớn đã có kháng thể do nhiễm virus á cúm trước đó. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ làm thay đổi quá trình bệnh lý, thường chỉ có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp trên nhưng không sốt (có các triệu chứng như cảm lạnh).

Nhiễm tự nhiên kích thích tạo kháng thể IgA trong chất tiết mũi và chống lại sự tái nhiễm. Kháng thể tiết IgA có vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ chống tái nhiễm nhưng lại biến mất trong vài tháng. Vì vậy, sự tái nhiễm sẽ xảy ra thường xuyên, kể cả ở người lớn.

Khi bị tái nhiễm liên tục, đáp ứng kháng thể sẽ kém đặc hiệu vì virus á cúm có các quyết định kháng nguyên chung cho cả virus á cúm và virus sởi, gây khó khăn cho chẩn đoán virus Paramyxo đặc hiệu bằng các thử nghiệm huyết thanh học.

Vai trò kháng thể huyết thanh chống protein bề mặt virus (HN và F) trong sự đề kháng virus vẫn chưa được rõ. Có lẽ kháng thể F quan trọng hơn vì vừa trung hòa tính nhiễm virus, vừa ngăn cản phát tán virus con cháu từ tế bào này sang tế bào khác bằng cách hòa màng tế bào trong khi kháng thể HN chi trung hòa tính lây nhiễm.

Trẻ em tạo kháng thể IgA tại chỗ trung hòa virus không hiệu quả và có đáp ứng kháng thể F kém. Sự phối hợp hai yếu tố trên giải thích sự tái nhiễm virus á cúm thường xuyên ở trẻ nhỏ.

Người ta vẫn chưa rõ vai trò của interferon trong sự bình phục sau nhiễm virus á cúm. Chỉ khoảng 1/3 số bệnh nhi có đáp ứng với interferon

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Đáp ứng miễn dịch với virus á cúm nhiễm lần đầu là đặc hiệu týp. Tuy nhiên, khi tái nhiễm sự đáp ứng kém đặc hiệu hơn và gây phản ứng chéo với virus quai bị. Sự đáp ứng khác loài gây khó khăn cho chẩn đoán đặc hiệu bằng thử nghiệm huyết thanh học; do đó chẩn đoán xác định dựa trên sự phân lập virus từ những bệnh phẩm thích hợp.

Phân lập và định danh virus

Thường tiến hành định danh trực tiếp kháng nguyên virus trong bệnh phẩm. Có thể phát hiện kháng nguyên trong tế bào tróc của mũi họng bằng phản ứng ELISA hoặc miễn dịch huỳnh quang. Các phương pháp này nhanh nhưng kém nhạy hơn phân lập virus. Muốn định danh serotyp đặc hiệu cần phải có thuốc thử miễn dịch với độ đặc hiệu cao.

Bệnh phẩm để phân lập virus là phết mũi, họng và nước rửa mũi. Các tế bào nhạy cảm nhất để phân lập virus á cúm là tế bào thận khỉ và tế bào bào thai người. Tuy nhiên, khó có được các loại tế bào này và các tế bào thận khỉ có thể bị nhiễm với một virus Paramyxo của loài khỉ là SV5. Có thể thay thế bằng một dòng tế bào thận khỉ liên tục, LLC-MK2. Phải ủ ngay bệnh phẩm vào canh cấy tế bào để phân lập virus vì nếu lưu trữ thì bệnh phẩm dễ bị nhiễm virus.

Để chẩn đoán nhanh, phải ủ bệnh phẩm lên tế bào đang được nuôi cấy trên tấm lam trong ống nuôi cấy tế bào, ly tâm (30 phút/700xg) và ủ canh cấy. Sau 24-72 giờ, các tế bào sẽ cố định và được thử nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn dòng. Nếu muốn, có thể dùng nhóm kháng thể để phát hiện virus hô hấp, sau đó định týp đặc hiệu các màu dương tính với các kháng thể riêng biệt.

Virus á cúm tăng trưởng chậm và tạo rất ít CPE. Một cách khác để phát hiện sự hiện diện của virus là tiến hành phản ứng hấp phụ hồng cầu với hồng cầu chuột guinea. Tùy theo số lượng virus, có thể phải ủ 10 ngày hoặc hơn trước khi cấy để có phản ứng hấp phụ hồng cầu dương tính.

Huyết thanh học

Chẩn đoán huyết thanh học phải dựa trên xét nghiệm huyết thanh kép. Có thể xác định hiệu giá kháng thể bằng các thử nghiệm trung hòa, HI hoặc ELISA. Nếu có sự gia tăng hiệu giá bốn lần là có nhiễm virus á cúm. Tuy nhiên, do có kháng nguyên chung nên có thể có phản ứng chéo giữa các týp virus á cúm khác nhau.

Dịch tễ học

Virus á cúm có trong các hạt nước mũi, họng bị nhiễm. Virus lây lan trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp, từ thời kỳ ủ bệnh đến khi hết triệu chứng lâm sàng.

Virus á cúm đứng hàng thứ hai sau virus hô hấp hợp bào gây bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Các virus á cúm phân bố rộng rãi theo địa lý. Týp 3 thường gặp nhất, gây bệnh cho Vi số trẻ em bị nhiễm vào năm đầu cuộc sống; đến 6 tuổi 95% trẻ có kháng thể với týp 3.

Týp 3 gây dịch cao điểm vào mùa xuân, trong khi đó týp 1 và 2 có khuynh hướng gây dịch thấp hoặc vào mùa đông, thường theo chu kỳ 2 năm.

Týp 1 và 2 gây viêm tắc thanh quản ở trẻ em. Trong một nghiên cứu, có 20% bệnh nhi bị viêm tắc thanh quản do virus á cúm týp 1. Týp 3 thường gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sự tái nhiễm gây bệnh đường hô hấp dưới thể nhẹ, thường xảy ra trong suốt thời kỳ tuổi trẻ và cả ở người trưởng thành.

Các virus á cúm thường nhiễm vào một nhóm trẻ trước tuổi đến trường và lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Đặc biệt virus týp 3 sẽ gây nhiễm tất cả cá nhân cảm thụ trong một dân số nửa khép kín, như ở một gia đình hoặc ở một nhà trẻ trong một thời gian ngắn. Những nơi có nguy cơ nhiễm virus á cúm là bệnh viện nhi, trung tâm chăm sóc ban ngày và trường học.

Điều trị và phòng ngừa 

Thuốc kháng virus Ribavirin, Tamiflu có nhiều hứa hẹn khi được dùng bằng các hạt khí dung nhỏ, giống như điều trị nhiễm virus hô hấp hợp bào.

Đã có vaccin virus chết trên thực nghiệm để tạo ra kháng thể trung hòa trong huyết thanh nhưng vaccin virus á cúm hiện nay không ngăn cản virus xâm nhập do vẫn chưa tạo được kháng thể lớp IgA (kháng thể này mới có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm virus). Vì vậy, đề phòng ngừa bệnh, cần lưu ý cách ly bệnh nhân và xử lý chất thải của họ.

 

Copy ghi nguồn: https://tapchiyhocvietnam.com/

 

 

 

 

 

 

Kim Chi Nguyễn Thị
Lời nói đầu, Thân gửi các bạn độc giả của bs Chi. Mình muốn tâm sự một chút suy tư của một bác sĩ nghèo nhưng lại mang trong mình một nỗi lòng đau đáu của một người mẹ, một người phụ nữ lương thiện, muốn giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Cách đây hơn 3 năm, trước khi đại dịch covid xảy ra. Mình có lập 1 trang fb với tên Dr. Nguyễn Thị Kim Chi. Trang chuyên dịch những bài viết hay về thông tin y học trên Medscape, một tờ báo uy tín. Những bài viết là những tiến bộ khoa học nhân loại được chuyển thể từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Với mục đích đem thông tin y học mới nhất, đem những thành tựu y học tiên tiến nhất tiếp cận với những bệnh nhân, người mà cũng đang khao khát tìm đến những hy vọng tiến bộ y học trên con đường chạy chữa bệnh của bản thân, người thân, gia đình mình. Với mục đích đó, mình thực hiện cũng được hơn 3 năm. Trộm vía, được sự ủng hộ giúp đỡ của bạn đọc, may mắn công việc đó cũng vẫn trôi chảy. Với việc đem thông tin y học chuyển tải qua tiếng Việt, mình cũng được rất nhiều bạn đọc tìm hiểu, đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh, cách chữa trị của người thân, con cái, hay những phương pháp tiên tiến nhất. Cảm ơn tình cảm của bạn đọc đã ủng hộ bs cũng như trang fb Dr.Nguyễn Thị Kim Chi. Nay trang fb được đổi tên thành Fb Nguyễn Thị Kim Chi. Xuất phát từ việc khao khát muốn làm thiện nguyện, mình đã mạnh dạnh lập nên trang fb này. Với mục đích kêu gọi từ thiện từ những bạn đọc gần xa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Trao đi là còn mãi! Mình mong muốn làm từ thiện thì từ rất lâu rùi. Mình cũng đi tìm hiểu rất nhiều hội nhóm với mong muốn có thể hành động, hoặc làm bất kì những việc gì đó, dù là nhỏ nhất có thể giúp đỡ được người khó khăn hơn mình. Chính vì khao khát mong muốn trao đi những tình cảm tốt đẹp, vượt qua cái ngại ngần của bản thân, và ước mơ thiện nguyện thành sự thật nên mình, bs Chi lập trang fb Thiện nguyện - Charity. Trang này sẽ là lưu giữ những thông tin vs những tấm lòng thiện nguyện của bạn đọc trang bs Chi. Hãy chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Dù là nhỏ nhất cũng rất đáng trân trọng. Mình xin đóng góp quỹ của trang Thiện nguyện - Charity trước 1000k. Số tiền này tuy nhỏ, nhưng mong muốn trang sẽ giúp đỡ được nhiều người khó khăn hơn. Bạn đừng ngần ngại trao đi, dù là 20k hay 50k. Nếu bạn thấy thoả đáng thì điều đó đã là thiện nguyện rùi. Hãy để mình giúp bạn 1 phần nhỏ trên con đường thiện nguyện, để chúng ta có chung bạn thiện thành. Nếu bạn đọc bài, thấy bài hay xin like vs chia sẻ miễn phí. Nếu bạn muốn làm từ thiện, hãy chuyển tấm lòng của bạn tới số tài khoản của bs Chi. Mình sẽ giúp bạn gửi tới những người có hoàn cảnh khó khăn vs tấm lòng chân thành nhất. Tài khoản mang tên Nguyễn Thị Kim Chi Số tài khoản: 26702461 Ngân hàng: Vp bank (Vì Việt Nam thịnh vượng) Chuyển khoản ghi: TC tên người chuyển khoản Số tiền được cộng vào đủ từ 1000k-5000k sẽ được trao đến các địa chỉ công khai. Đến đây mình, bs Chi xin cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng mình trong thời gian qua vs trong thời gian tới. Chúc các bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt.